vendredi 21 mai 2021

HƯỚNG DẪN CỦA THÁNH LINH

 

HƯỚNG DẪN CỦA THÁNH LINH




 

Một phi công trẻ tuổi vừa bay qua điểm "không thể trở lại" thì thời tiết bỗng thay đổi. Ðộ nhìn thấy rõ tụt xuống chỉ còn vài thước khi sương mù bắt đầu tràn xuống mặt đất.

Ðặt hết niềm tin vào dụng cụ trong phòng máy là một kinh nghiệm mới đối với chàng. Chàng chỉ còn có khả năng bay nhờ dụng cụ điều khiển tự động. Ðáp xuống làm cho chàng lo hơn cả. Nơi đến của chàng là một phi trường đô thị đông đảo mà chàng chưa quen. Trong vài phút nữa chàng sẽ liên lạc máy với tháp điều khiển bay. Cho đến lúc đó thì chàng một mình với tư duy.

Người huấn luyện viên đã ép chàng phải học thuộc lòng cuốn sách luật lệ bay. Lúc ấy chàng không thích nhưng bây giờ chàng cảm thấy biết ơn người thầy đó.

Sau cùng chàng nghe tiếng người kiểm soát không lưu: "Tôi sẽ để anh vào vị thế chờ nhé".

- "Tốt!" Chàng phi công suy nghĩ.

Nhưng chàng biết việc đáp xuống hoàn toàn nằm trong tay người kiểm soát. Chàng phải rút ra tất cả những lời dạy từ trước, và tin cậy tiếng nói của người kiểm soát, dù rằng không nhìn thấy người đó. Biết đây không phải là lúc khoe tài, nên chàng báo cho người kiểm soát:

- Tôi chưa quen bay trong thời tiết này, xin anh vui lòng chỉ dẫn cho tôi, cám ơn.

- "Cứ yên trí". Người kiểm soát nói.

Trong suốt 45 phút sau đó, người kiểm soát nhẹ nhàng chỉ dẫn chàng phi công trẻ tuổi qua làn sương dày đặc. Hướng bay và độ cao được chỉ bảo điều chỉnh từng hồi từng lúc. Chàng phi công nhận thấy rằng mình được căn dặn tránh nhiều vật cản và khỏi bị va chạm vào các máy bay khác. Nhờ lời dạy trong sách và tiếng nói nhẹ nhàng của người kiểm soát, không lâu chàng đáp xuống sân bay an toàn.

***

Thánh Linh dẫn dắt chúng ta qua cung mê của cuộc đời cũng y như người kiểm soát không lưu vậy. Người ấy cho rằng chàng phi công đã hiểu mọi lời giáo huấn của tập cẩm nang hướng dẫn bay, vì người ấy chỉ căn cứ vào đó mà hướng dẫn.

Ðó cũng y hệt như việc Thánh Linh làm. Ngài có thể hướng dẫn chúng ta, nếu chúng ta hiểu biết Lời Thánh Kinh, và nếu chúng ta quyết tâm muốn đi theo ý muốn của Thiên Chúa.

***


Lạy Chúa Thánh Thần,

xin ban sức sống cho chúng con.

Xin cho cuộc đời kitô hữu của chúng con

đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn,

vào những lối mòn quen thuộc,

nhưng xin canh tân

và tái tạo chúng con mỗi ngày.

 

Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới,

cho chúng con khám phá ra

những chiều sâu khôn dò của Ðức Kitô

và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.

 

Lạy Chúa Thánh Thần là Ðấng ban sự sống,

thế giới hôm nay luôn bị đe dọa

bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh ;

mạng sống con người bị coi rẻ.

 

Xin cho chúng con biết say mê sự sống,

và gieo vãi sự sống khắp nơi.

 

Ước gì Chúa ban cho nhân loại

một lễ Hiện Xuống mới

để con người có thể hiểu nhau hơn

và đón nhận nhau trong yêu thương

 

Amen

~

Ngọc Nga sưu tầm


Zone contenant des pièces jointes

jeudi 20 mai 2021

Nơi chuyên nuôi vịt đẻ trứng 2 lòng đỏ, thành món ăn trứ danh

 Nơi chuyên nuôi vịt đẻ trứng 2 lòng đỏ, thành món ăn trứ danh

Những con vịt ở đây đã được chọn lọc nhân tạo để chuyên đẻ ra những quả trứng 2 lòng đỏ phục vụ món trứng vịt muối trứ danh.
Nơi chuyên nuôi vịt đẻ trứng 2 lòng đỏ, thành món ăn trứ danh
Đặc trưng sông nước giúp khu vực Gaoyou phát triển nghề nuôi vịt.

Trong một chuyến du lịch đến Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, tôi ghé vào một quán ăn nhỏ để ăn sáng. Tôi gọi cháo và rau muối.
Người đầu bếp hỏi: “Anh có muốn ăn cùng trứng vịt muối không?”.
Trước khi tôi kịp trả lời, anh ta đã biến mất trong căn bếp của mình, rồi quay lại tay cầm một quả trứng màu xanh xám.
“Chắc chắn rồi” - tôi gật đầu.
Theo những gì tôi biết, hương vị đặc trưng của trứng vịt muối là lòng trắng mặn và lòng đỏ béo ngậy vì đã được ngâm trong nước muối.
Khi suất ăn được mang ra, tôi cắt đôi quả trứng và vô cùng ngạc nhiên khi bên trong có tận 2 lòng đỏ. Tôi vẫy đầu bếp lại để cho anh ta thấy điều hiếm có này. Nhưng anh cười khúc khích rồi giải thích rằng hầu hết trứng vịt muối trong bếp của họ đều có 2 lòng đỏ. Chúng có nguồn gốc từ một địa phương ở Dương Châu, được gọi là Gaoyou. Ở đó, thứ mà hầu hết các nơi đều coi là hiếm thì nơi đây lại có rất nhiều, đó là món trứng vịt muối 2 lòng đỏ.
“Khi nói đến trứng 2 lòng đỏ, chúng tôi nghĩ đến Gaoyou” – David Yan, hướng dẫn viên du lịch, cũng là một người dân bản xứ cho hay. “Nơi đây nổi tiếng nổi tiếng với loại trứng này”.

Nơi chuyên nuôi vịt đẻ trứng 2 lòng đỏ, thành món ăn trứ danh
Món trứng vịt muối 2 lòng đỏ là một đặc sản ẩm thực của Gaoyou.

Hoá ra vị trí địa lý của Gaoyou đã giúp ích cho họ rất nhiều trong việc sản xuất trứng vịt muối.
Quận này nằm trong một khu vực có nhiều sông hồ, ví dụ như hồ Gaoyou – hồ nước ngọt lớn thứ 3 của tỉnh. Trong nhiều thế kỷ, Gaoyou đã nổi tiếng với việc nuôi vịt.
Thêm nữa, muối cũng là một gia vị cần thiết cho món trứng vịt muối và có rất nhiều ở đây.
Các đầm muối ở phía bắc tỉnh Giang Tô hiện là một phần của khu dự trữ sinh quyển, nơi du khách có thể ngắm chim và đi bộ đường dài. Trước đây, khu vực này cũng được biết đến là nguồn cung cấp muối chủ yếu của Trung Quốc.
Những thuận lợi từ tự nhiên ấy giúp Gaoyou trở thành nơi sản xuất món trứng vịt muối nổi tiếng cả nước.
Meng Wen, người đầu bếp đầu tiên giới thiệu cho tôi về món trứng vịt muối 2 lòng đỏ ở Dương Châu, cho biết: “Những người nuôi vịt ở Gaoyou đã nhận ra rằng, sẽ tốt hơn cho việc kinh doanh nếu nuôi được những con vịt đẻ được trứng có nhiều lòng đỏ”.
Những người nông dân thích việc người ta coi lòng đỏ đôi là biểu tượng của sự may mắn vì chúng rất hiếm gặp. Hơn nữa, 2 lòng đỏ cũng có nghĩa là hàm lượng chất dinh dưỡng gấp đôi.
Để tăng tần suất vịt đẻ trứng 2 lòng đỏ, những người lai tạo đã chọn lọc nhân tạo những con vịt có dị tật di truyền.
Trong một bài báo khoa học năm 2011 sau khi kiểm tra những quả trứng 2 lòng đỏ ở Gaoyou, các nhà nghiên cứu viết: “Thông thường, một quả trứng 2 lòng đỏ thậm chí sẽ không thể sống sót để có thể nở ra vịt con. Nếu nó nở, những con vịt tội nghiệp sẽ bị biến dạng nghiêm trọng, dính liền với nhau… Tuy nhiên, vì những con vịt này đã phải chịu sự chọn lọc nhân tạo chứ không phải chọn lọc tự nhiên trong nhiều thế hệ nên khuyết tật này đã lan rộng trong quần thể”.
Cũng theo nghiên cứu này, hiện tượng trứng 2 lòng đỏ xảy ra ở khoảng 2-10% số trứng vịt ở Gaoyou.

Nơi chuyên nuôi vịt đẻ trứng 2 lòng đỏ, thành món ăn trứ danh
Người nông dân chọn ra trứng vịt 2 lòng đỏ bằng cách đặt quả trứng dưới ánh đèn.

Ông Hu Ruixi, đồng sáng lập công ty du lịch ẩm thực Lost Plate, giải thích: “Họ đặt tất cả trứng vịt trong một căn phòng, sau đó soi dưới ánh đèn để xem đó là trứng 1 lòng đỏ hay 2 lòng đỏ trước khi họ muối trứng”.
Hiện nay, trứng muối 2 lòng đỏ mang thương hiệu Gaoyou đã được bán rộng rãi ở khắp mọi nơi và thường được bán với giá cao hơn nhiều lần so với trứng 1 lòng đỏ.
Yan giải thích rằng, một số người không ăn nhiều phần lòng trắng vì nó mặn, trong khi lòng đỏ thực sự mịn như kem.
Nhưng cách thưởng thức món trứng vịt muối 2 lòng đỏ đúng cách phải là ăn cả hai bởi vì nếu không, hương vị sẽ không hoàn chỉnh. Và việc ăn trứng 2 lòng đỏ thay vì ăn 2 quả trứng 1 lòng đỏ sẽ giúp người nông dân phát triển ngành công nghiệp đặc biệt này.


Thanh Phước chuyển 

Mắt bionic đầu tiên trên thế giới

 

Mắt bionic đầu tiên trên thế giới phục hồi hoàn toàn thị lực ở người mù được phát triển bởi Đại học Úc

Thế giới đã và đang thực hiện các thí nghiệm để tìm ra giải pháp cho những người bị mù lòa. Một số lựa chọn bionic vẫn chưa được phát triển để hỗ trợ người mù ở quy mô rộng hơn. Nhóm nghiên cứu của Đại học Monash nói rằng họ đã phát triển một thiết bị cho phép người mù được nhìn thấy lại. Theo họ, đây là con mắt bionic đầu tiên trên thế giới. Con mắt bionic được gọi là 'Gennaris Bionic Vision System' đã được phát triển trong hơn một thập kỷ. Nó hoạt động bằng cách bỏ qua các dây thần kinh thị giác bị suy yếu để cho phép các tín hiệu được gửi từ võng mạc đến trung tâm thị giác của não.
Khách hàng sẽ phải đeo được cá nhân hóa với webcam và máy phát không dây được gắn vào. Một loạt các gạch 9 mm được chèn vào não thu thập tín hiệu từ máy thu.

Trong thiết bị này, có một hy vọng cho những người đã mất thị lực và sẽ có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận một cái gì đó với mắt bionic. Các nhà nghiên cứu đã thấy kết quả tốt ở cừu với tác dụng phụ hạn chế khi chúng đã được tiêm thành công vào não. Họ đã có kế hoạch chuyển nó sang giai đoạn tiếp theo với thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của con người, dự kiến sẽ diễn ra tại Melbourne.

Nguyễn Thái Sơn

Kim Hạnh sưu tầm 

mercredi 19 mai 2021

Xíu Mại Đà Lạt

 Xíu mại Đà Lạt




Xíu Mại Đà Lạt

5
851
688k



Xíu mại Đà Lạt là món ăn sáng cực kỳ nổi tiếng của xứ sở sương mù. Bên cạnh sữa đậu nành và sữa chua phô mai thì món xíu mại Đà Lạt ngon đặc trưng với nước súp thanh ngọt, rất cuốn hút. Nếu không có dịp đến Đà Lạt để thưởng thức bánh mì xíu mại Đà Lạt thì bạn có thể học ngay cách làm xíu mại Đà Lạt thơm ngon chuẩn vị này nhé.

Thành phần
Khẩu phần: 6 người
Thịt nạc dăm240 Gr
Mỡ heo80 Gr
Tỏi băm15 Gr
Hành tím băm15 Gr
Đường trắng30 Gr
Muối5 Gr
Hạt nêm10 Gr
Tiêu10 Gr
Nước mắm20 ml
Dầu điều2 Muỗng canh
Hành tây100 Gr
Da heo100 Gr
Hạt nêm30 Gr
Đường phèn30 Gr
Muối5 Gr
Hướng dẫn thực hiện

1.Cách làm xíu mại Đà Lạt: 

Xay nhuyễn 240gr thịt nạc dăm và 80gr mỡ heo. Cho thịt xay ra tô, thêm các loại gia vị: 15gr tỏi băm, 15gr hành tím băm, 30gr đường, 20ml nước mắm, 10gr hạt nêm, 10gr tiêu, 5gr muối vào rồi dùng tay quết thật đều. Vo thịt thành những viên xíu mại nhỏ, với công thức xíu mại Đà Lạt này Cooky vo được 30 viên. Để 30 phút trước khi nấu cho xíu mại ngấm gia vị.








2.Làm nóng 2 muỗng canh dầu điều, cho 100gr hành tây cắt múi cau vào nồi. Xào đến khi hành tây chuyển trong thì thêm 100gr da heo cắt miếng vừa. Xào cho da heo vừa săn thì thêm vào nồi 1.5 lít nước lọc, nấu sôi.





3.Tiếp theo cho hết xíu mại vào nồi nước lèo, nấu đến khi xíu mại Đà Lạt chín (xíu mại nổi lên mặt) thì nêm nếm gia vị: 30gr hạt nêm, 30gr đường phèn, 5gr muối. Nấu thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp và múc ra thưởng thức thôi.





4.Những viên xíu mại Đà Lạt được quết kỹ có độ dai vừa đủ, hương vị ngọt thanh nhẹ nhàng của nước lèo thêm một lớp nước béo bên trên kết hợp lại với nhau tạo nên sự hoà quyện, làm cho món ăn trở nên lôi cuốn lại kỳ. Múc xíu mại Đà Lạt ra chén, thêm nước lèo và đừng quên da heo nhé. Gắp thêm rau sống để tăng thêm hương vị, ai thích ăn cay thì cho thêm ớt sa tế, thích đậm đà thì xịt thêm miếng nước tương. Và rồi bẻ một miếng bánh mì nhỏ chấm vào, trộn đều cho rau sống thấm nước lèo, múc một cục xíu mại kèm rau sống và da heo, trời ơi ngon ngất ngây đúng không?




5.Xíu mại Đà Lạt ăn chung với một ít da heo (bì). Thịt viên khá mềm và chắc thịt. Món xíu mại Đà Lạt ngon nhất là phần gia vị nước lèo, nó có vị ngọt thanh vừa phải. Khi ăn xíu mại thường ăn kèm với bánh mì đặc ruột. Vừa chấm bánh mì vừa ăn thịt viên khá thú vị. Cách làm xíu mại Đà Lạt thì vô cùng đơn giản đúng không nè, sẽ là món ăn sáng tuyệt vời và ngon không cưỡng cho cả gia đình đó.




mercredi 12 mai 2021

ĐÔI BẠN CHÂN TÌNH

 ĐÔI BẠN CHÂN TÌNH


Không dễ gì kiếm được một người bạn.  Người bạn đem lại nguồn an ủi, cơ hội và niềm vui lớn lao.  Tình bạn có thể chia sẻ và hi sinh tất cả cho nhau.  Thử tưởng tượng thế giới sẽ ra sao nếu vắng hẳn tình bạn.  Về một phương diện, tình bạn còn quan trọng hơn mọi thứ tình yêu khác.  Vả lại, thường tình yêu cũng bắt đầu bằng tình bạn và lớn lên trong tình bạn.  Tình bạn đẹp đến nỗi Đức Giêsu cũng muốn nói lên một sự thật: Anh em là bạn hữu của Thầy (Ga 15:14).

 

TRI ÂM

 

Đức Giêsu muốn yêu thương con người bằng một tình bạn thắm thiết.  Người không muốn có một cách biệt quá xa như chủ tớ, mặc dù giữa Người và nhân loại khoảng cách còn xa hơn ngàn lần.  Nhưng tương quan phải thật gần gũi mới cảm thấu được tình yêu sâu đậm dành cho nhau.  Người như quên tất cả địa vị của mình.  Làm sao một tạo vật như chúng ta có thể dám mơ ước trở thành người bạn tri âm của Thiên Chúa?  Nhưng Người từng tâm sự: Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm.  Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu (Ga 15:15).  Như thế, con người đã được nâng lên hàng bạn thân của Chúa.  Nếu cứ để nhân loại trong hàng nô lệ hay tôi tớ, làm sao Thiên Chúa bắc nổi nhịp cầu tri âm?  Một khi đã coi các môn đệ là tri âm, Đức Giêsu đã chia sẻ cho họ sự hiểu biết về Chúa Cha (Ga 14:20).  Như thế Người đã làm cho họ mãn nguyện.  Người đã có thể tâm sự sâu xa với họ về cái chết của Người cho toàn thể nhân loại.  Vì yêu thương, Người đã săn sóc họ tận tình, đến nỗi đã quì xuống rửa và hôn chân họ.  Đó là một bài học nhưng cũng là dấu chỉ báo trước sự hi sinh cực kỳ sâu xa.  Cúi xuống thật sâu để nâng họ lên ngang hàng với mình.  Một khi đã được nâng lên, họ hoàn toàn được tin tưởng và ủy thác tất cả sứ mạng cứu độ muôn dân.  Chính trong tình yêu, Thầy đã cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái và hoa trái của anh em tồn tại (Ga 15:16).

 

Muốn thế, trước tiên các môn đệ phải được giải thoát khỏi ách nô lệ tội lỗi.  Đó là một hồng ân cao cả, là điều kiện tối thiểu để có thể đi sâu vào tình yêu Thiên Chúa.  Chỉ vì yêu thương, Thiên Chúa đã ban tặng một giá trị và địa vị tuyệt vời cho nhân loại.  Trong tương quan này, Thiên Chúa đã trao hiến một cách vô thường.  Không thể tìm đâu một sự trao hiến kỳ diệu hơn thế.  Quả thực, nơi thập giá, Đức Giêsu cho thấy không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15:13).  Họ đáng hưởng tình yêu cao cả đó, vì đã được nâng lên hàng tri âm của Chúa.  Những bạn hữu của Đức Giêsu là những người có quan hệ gắn chặt với Chúa (Ga 13:23 tt; 19:26; 11:3).  Mình với ta tuy hai mà một.”  Họ sung sướng vì được trở nên đồng thừa kế với Đức Kitô (Rm 8:17).  Như thế, họ là những người đặc biệt đón nhận mạc khải về Chúa Cha và được kết hiệp bằng những mối ràng buộc trong 'nhà' Thiên Chúa (Ga 14:20).  Họ có thể đi lại tự nhiên và hưởng dùng mọi thứ trong ngôi nhà đó, vì từ đây tất cả những gì của Cha là của con (Lc 15:31).

 

Hạnh phúc đó vượt quá lòng mong đợi của các môn đệ.  Chính nhờ hạnh phúc đó mà "niềm vui của anh em được nên trọn vẹn" (Ga 15:11).  Muốn niềm vui trọn vẹn, phải ở lại trong tình thương của Thầy (Ga 15:9).  Nếu không, sự chia cắt sẽ gây nên nhức nhối.  Cả Thầy lẫn môn đệ đều không vui.  Chính Đức Giêsu cũng chỉ giữ được niềm vui trọn vẹn với Chúa Cha, nếu ở lại trong tình thương của Người (Ga 15:10).  Tình yêu là giây nối kết bền vững giữa Chúa Cha và Đức Giêsu, giữa Đức Giêsu và các môn đệ.  Tình yêu đó không phải là một thứ lượm ngoài đường, nhưng phải là kết quả của mồ hôi nước mắt khi nỗ lực giữ các điều răn của Thầy (Ga 15:10).  Điều răn của Thầy không phức tạp và khó khăn như luật lệ Do thái hay dân ngoại.  Rất đơn giản.  Đây là giới răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 15:12).  Nghĩa là, thực tế Thầy yêu thương anh em đến nỗi thí mạng vì anh em.  Đến lượt anh em cũng phải thí mạng cho nhau.”  Đó là mức hi sinh lớn lao do tình yêu đòi hỏi.  Không hi sinh, chắc chắn không thể có tình yêu.  Đó là mức đo tình yêu Đức Giêsu đối với Chúa Cha, và tình yêu môn đệ đối với Đức Giêsu.

 

Trong tình yêu, Thiên Chúa luôn đưa ra sáng kiến trước.  Ngươi làm tất cả để chiếm đoạt trái tim con người.  Người muốn gần gũi như bạn tri âm, để nói cho biết về lòng hăng say hăm hở lùng kiếm tình yêu như thế nào.  Nhưng trong rừng người trước mặt, tại sao chỉ có một số được tuyển chọn?  Lọt vào mắt xanh của Chúa, quả thực là một đại phúc.  Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em (Ga 15:16).  Họ không được tuyển chọn để sống một mình, nhưng để sống thành cộng đoàn.  Ơn gọi và sứ mệnh Kitô hữu luôn đòi phải sống trong tương quan với người khác.  Đó là lý do tại sao Đức Giêsu phải lên tiếng: Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau (Ga 15:17).

 

SỨC MẠNH TRI ÂM

 

Đức Giêsu đã xác định rõ tương quan bằng hữu giữa Người và các môn đệ.  Kitô hữu có nghĩa là người bạn của Chúa Kitô.  Một khi đã tâm đầu ý hợp, tình tri âm này sẽ biến thành một sức mạnh vạn năng, đến nỗi tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em (Ga 15:16).  Từ đầu, nhờ nên một với Đức Giêsu, Giáo hội đã cầu xin Chúa Cha ban Thánh Linh mở rộng sứ mạng truyền giáo cho Dân Ngoại.  Chúa Cha đã nhận lời.  Thánh Linh chính là tình yêu, một tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa (1 Ga 4:7).  Hơn nữa, Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4:8).  Do đó, tình yêu không biết đến bất cứ ranh giới nào.  Tình yêu đã được thể hiện một cách vô cùng mãnh liệt khi Thiên Chúa sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta (1 Ga 4:10).  Thiên Chúa cũng không ra khỏi định luật đòi hỏi của tình yêu: HI SINH.

 

Chính vì hi sinh lớn lao đó, Giáo hội mới có khả năng đến với muôn dân.  Trên bước đường đến với muôn dân, Giáo hội luôn bị cám dỗ co cụm lại chính mình.  Trong Giáo Hội tiên khởi, những tín hữu thuộc giới cắt bì đã trở thành kỳ đà cản mũi.  Nếu Thánh Linh không can thiệp, chắc chắn không ai có thể dẹp nổi những não trạng cục bộ đó.  Thực tế, những tín hữu thuộc giới cắt bì đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban Thánh Thần xuống trên cả các dân ngoại nữa (Cv 10:45).  Giáo Hội đã có đà phóng tới.  Cái nhìn Giáo Hội đã mở rộng đến nỗi thánh Phêrô có thể cả quyết: Hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì bất cứ họ thuộc dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận (Cv 10:35).  Không phải tới công đồng Vatican II, Giáo Hội mới khám phá ra các thánh ngoại giáo.  Ngay từ đầu, Thánh Linh đã cho thấy những khuôn mặt hết sức dễ thương trong cộng đồng dân ngoại.

 

Tuy thế, tới nay cám dỗ vẫn còn đó.  Giáo Hội vẫn luôn luôn phải đương đầu với những thứ kỳ đà cản mũi.  Ngay trong cộng đồng dòng tu, vẫn có những cơ cấu hay con người bảo vệ một thứ quyền lợi riêng tư nào đó.  Chẳng hạn, có những tỉnh dòng Đa Minh chỉ nhận những người gốc Ái Nhĩ Lan.  Có những tranh chấp lớn nhỏ giữa triều và dòng khắp nơi trong Giáo Hội.  Tại sao Giáo Hội lại đánh mất tính phổ quát ngay chính nơi cần phải làm chứng đặc tính Công giáo hơn bất cứ nơi nào?  Một tình yêu đánh mất chiều kích vô biên, có còn phát xuất từ Thiên Chúa không?  Nếu không phát xuất từ Thiên Chúa, tình yêu đó làm chứng cho cái gì?

 

Thế nên, Giáo Hội vẫn cần đến Thánh Linh để canh tân chính mình hầu xứng đáng là bạn tri âm của Chúa.  Chỉ trong tình tri âm với Chúa, Giáo Hội mới có thể nghe được tất cả mạc khải về tình yêu và nói về tình yêu cho người khác.  Giáo Hội đang mất thế đứng tại nhiều nơi trên thế giới vì đã bị những quyến rũ của quyền bính kéo Giáo Hội xa lìa mối tình tri âm đó.  Hơn lúc nào, cần phải cầu nguyện cho Giáo Hội, một người bạn tình của Chúa!

 

Như Hạ, OP

mardi 11 mai 2021

Premier chercheur de l’UdeS à devenir Fellow de la Royal Society: Prof Louis Taillefer

 Premier chercheur de l’UdeS à devenir Fellow de la Royal Society:Pr Louis Taillefer



Une reconnaissance scientifique majeure pour le professeur Louis Taillefer

Professeur Louis Taillefer
Professeur Louis Taillefer
Photo : Michel Caron - UdeS

La Royal Society of London est l’une des plus anciennes sociétés savantes au monde. Fondée en 1660, elle compte parmi ses membres des centaines de scientifiques de renom, incluant Isaac Newton, Charles Darwin, Albert Einstein, Stephen Hawkins et, plus récemment, Tim Berners-Lee, Jennifer Doudna ainsi que Yoshua Benjio. Depuis le 6 mai, Louis Taillefer, professeur au Département de physique, figure parmi les nouveaux membres de ce panthéon scientifique.

Les membres de la Royal Society œuvrent dans les domaines des sciences, de l’ingénierie et des technologies. La plupart proviennent du Royaume-Uni et des pays du Commonwealth, bien que quelques personnes d’autres pays soient également nommées chaque année. Les « Fellows » sont nommés à vie, à la suite d’un processus de nomination par les pairs basé sur l’excellence en recherche.

Environ 1700 membres, incluant près de 75 prix Nobel, composent cette société. Chaque année, jusqu’à 62 personnes sont invitées à rejoindre les rangs de la société parmi les quelque 800 candidatures proposées par les membres en place.

C’est un grand honneur pour moi d’être nommé membre de la Royal Society. Ça me touche en particulier, car c’est au Royaume-Uni, lors de mon doctorat à l’Université de Cambridge, que j’ai découvert ma passion pour la recherche expérimentale. En tant que Fellow, j’espère pouvoir assister le Royal Society dans sa promotion de la collaboration internationale en science.

Professeur Louis Taillefer

Louis Taillefer est le premier chercheur de l’Université de Sherbrooke à devenir Fellow de la Royal Society. Parmi les personnes ayant suggéré sa nomination se trouve le professeur Anthony Leggett. Il explique l’importance des recherches de Louis Taillefer :

Le Professeur Taillefer est un physicien expérimental dont la plupart des recherches portent sur ce que plusieurs considèrent comme le problème le plus urgent en physique de la matière condensée, soit l’origine de l’apparition de la supraconductivité dans une classe de cuprates à des températures approchant la température ambiante. Sa contribution la plus novatrice a été la mesure de leurs propriétés lorsqu’exposés à des champs magnétiques très élevés.

Professeur Anthony Leggett, University of Illinois, Nobel de physique 2003

La science se bâtit sur les connaissances des personnes qui sont passées devant nous. La nomination de Louis Taillefer en tant que membre de la Royal Society le lie à une lignée de grandes et de grands scientifiques. Cet honneur souligne son apport à la physique et aux sciences quantiques en particulier. Si ce domaine est un fer de lance de l’Université de Sherbrooke, c’est grâce à des contributions comme celles de Louis Taillefer.

Professeur Jean-Pierre Perreault, vice-recteur à la recherche et aux études supérieures

La pandémie a démontré l’importance constante de la pensée scientifique et de la collaboration à travers les frontières. Chaque Fellow et membre externe apporte son domaine d’expertise scientifique. Combinées, ces expertises soutiennent l’utilisation de la science au bénéfice de l’humanité. Nos nouveaux Fellows et membres externes sont à l’avant-garde dans leurs champs d’expertise, de la génétique moléculaire à la recherche sur le cancer, des écosystèmes tropicaux à la technologie radar. C’est un immense plaisir et un honneur de les compter parmi nous.

Sir Adrian Smith, président de la Royal Society


À propos de Louis Taillefer

Louis Taillefer est professeur au Département de physique de l’Université de Sherbrooke et membre de l’Institut quantique. Il est le titulaire de la Chaire de recherche du Canada en matériaux quantiques, et il dirige une équipe de recherche spécialisée dans les supraconducteurs et les électrons corrélés à très basse température et à champs magnétiques intenses.

Il a reçu de nombreux prix et distinctions, incluant le Simon Memorial Prize (2017), un prix international prestigieux en recherche pour la physique à basse température ainsi que le prix Kamerlingh Onnes en supraconductivité (2018) pour ses études fondamentales dans les supraconducteurs à fermions lourds et les cuprates par mesure de transport sous champ magnétique.

En tant que directeur (de 1998 à 2019) puis codirecteur (depuis 2019) du programme de Matériaux quantiques de l’Institut canadien de recherches avancées (CIFAR), Louis Taillefer encourage la recherche collaborative à l’international. Ce programme donne lieu à un réseau interactif rassemblant des chercheuses et chercheurs du Canada, de l’Asie, de l’Europe et des États-Unis afin d’explorer et de comprendre des phénomènes à la frontière des sciences quantiques – comme la supraconductivité à haute température, la protection topologique, le magnétisme frustré et la dissipation planckienne.

Nấu Phở Bằng Nồi Instant Pot

Chiêm ngưỡng những dòng sông đẹp nhất thế giới

 Chiêm ngưỡng những dòng sông đẹp nhất thế giới

06/05/21 16:21 GMT+7Gốc
Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho những dòng sông này một vẻ đẹp riêng đầy mê hoặc mà bất cứ ai cũng muốn đến chiêm ngưỡng một lần trong đời.

Sông Odeleite chảy qua Bồ Đào Nha, bắt nguồn từ dãy núi Serra de Caldeirao. Với dòng chảy uốn lượn đẹp mắt, dòng sông còn được ví von là Blue Dragon - rồng xanh.

Trải dài 83 km từ Quế Lâm tới Dương Sóc, sông Li là một thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc với các chuyến du ngoạn trên thuyền. Đây là địa điểm du lịch thu hút lượng khách du lịch lớn nhất trong khu vực Quảng Tây và cả Trung Quốc.

Sông Canõ Cristales, thuộc công viên quốc gia Serrania de la Macarena ở miền Trung Colombia, được biết đến như một trong những dòng sông đẹp nhất thế giới với dòng chảy có màu sắc sặc sỡ biến đổi theo mùa. Vào những tháng nhất định trong năm, nó sẽ mang những màu sắc khác nhau, tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp.

Sông Alatna được mệnh danh là một trong những con sông đẹp nhất ở Mỹ, bắt nguồn từ trung tâm Brooks Range chảy qua dãy núi Endicott, đi qua hồ Circle, Peaks Arrigetch và hồ Takahula trước khi vào Hills Helpmejack.

SôngSoča, Slovenia, Italy có màu xanh ngọc bích hấp dẫn. Sông có độ dốc cao, thu hút những người đam mê chèo thuyền kayak.

Mỗi năm, hơn 2 triệu người tơítham quan sông Zambezi để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của thác Victoria, thác nước lớn nhất trên thế giới - biên giới tự nhiên giữa Zambia và Zimbabwe

Sông Dương Tử là con sông dài nhất Trung Quốc và châu Á. Đây cũng là con sông dài thứ 3 trên thế giới.

Sông trái tim ởBắc Dakota, Hoa Kỳ là một nhánh củasông Missouri có hình dáng vô cùng quyến rũ.

Sông Colorado, Hồ “Móng ngựa” thuộc khu giải trí quốc gia Glen Canyon, Hoa Kỳ bao quanh một tảng đá lớn tạo thành một móng ngựa tự nhiên khổng lồ.

Sông Amazon ở Nam Mỹ là một trong những lưu vực sông đẹp nhất thế giới.

Sông Lena nằm ở miền đông Siberi, Nga là con sông dài thứ 10 trên thế giới, đứng thứ 7 khi tính theo diện tích lưu vực và là con sông dài nhất thế giới hoàn toàn chảy trong vùng băng giá vĩnh cửu.

SôngFutaleufúvới nước màu ngọc lam màu tuyệt đẹp chảy qua lãnh thổ Argentina và Chile, thu hút những người yêu thích chèo thuyền từ khắp nơi trên thế giới.

Sông Hudson chảy qua bang New York, Mỹ được đặt tên sau khi Henry Hudson phát hiện ra nó vào năm 1690.

Sông Danube chảy qua 10 quốc gia châu Âu.Đây là mạch nước chính của liên minh châu Âu và đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nhân vật văn hóa châu Âu.

Sông Mississipichảy qua mười tiểu bang của Hoa Kỳ và là hệ thống thoát nước lớn nhất trên lục địa Bắc Mỹ

Theo Hà Phương/VOV