NHỮNG TẤM HÌNH
TÀI LIỆU RẤT QUÝ VỀ
VIỆT NAM XƯA
VIỆT NAM XƯA
Việt Nam bây giờ đã thay đổi quá nhiều, nhưng hình ảnh
về một Việt Nam ngày xưa khi còn là thuộc địa của Pháp thì lại là những tư liệu
quý hiếm.
Mời các bạn xem tư liệu sưu tầm của Vanquyen.
Mời các bạn xem tư liệu sưu tầm của Vanquyen.
Năm
1884, Charles-Edouard Hocquard theo đoàn lính viễn chinh Pháp tới xâm chiếm Việt
Nam với tính cách là bác sĩ quân y, nhưng ông cũng là một nhà nhiếp ảnh đại tài.
Những tấm hình này có một giá trị lịch sử rất lớn. Đây là lúc Pháp sắp
sửa chiếm hết Việt Nam, và đây cũng là những hình ảnh duy nhất còn sót lại mà
chúng ta thấy được những thành trì khi xưa.
Sau khi chiếm thành Hà Nội
lần thứ hai vào năm 1882 (Tổng Đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết), quân Pháp tiến về biên
giới phía bắc, vì lúc bấy giờ, triều đình Huế đã âm thầm yêu cầu “Giặc Cờ Đen”
(và sau đó là quân đội Trung Quốc) giúp Việt Nam đánh Pháp. Lúc ấy, Trung
Quốc vẫn coi Việt Nam như là “thuộc quốc” cuả mình, nên được dịp họ tràn qua
chiếm nhiều tỉnh phía bắc vùng biên giới.
Để phản công, Pháp tung hai
cánh quân đánh chiếm được những đảo Pescadores và Formose (Đài Loan) của Trung
Quốc, nhưng Pháp không đủ quân để đánh với một nước 400 triệu dân, nên tìm cách
giảng hòa trong hiệp ước ký tại Thiên Tân ngày 9 tháng 6 năm 1885, trong đó
Trung Quốc chấp nhận không còn coi Việt Nam là “thuộc quốc” của mình nưã, và hứa
sẽ tôn trọng lãnh thổ Việt Nam, mà các đường biên giới sẽ được hai nước Pháp và
Trung Quốc xác định sau. Lúc đó coi như Pháp đã hoàn toàn thôn tính được nước
ta.
Ngày 5 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi kêu gọi toàn dân nổi dậy chống
Pháp. Phong trào Cần Vương ra đời.
Lúc này, bác sĩ Hocquard trở về
Pháp, nhường chỗ cho bác sĩ Neis, đại diện Bộ Ngoại Giao Pháp tới Việt Nam, để
tham dự phái đoàn về đường biên giới với Trung Quốc. Bác sĩ Neis cũng viết hồi
ký kể lại chuyến công tác này, mà các bạn có thể đọc ở một trang mạng bằng tiếng
Pháp… Đây cũng là một biến cố quan trọng cho lịch sử Việt Nam, vì đây là lần đầu
tiên mà Việt Nam (do Pháp đại diện) đã ký kết với Trung Quốc trên giấy trắng mực
đen về những đường ranh giới, trước đó chỉ là thỏa thuận ngầm.
Luật Pháp
(1884-1885)
Trong quyển hồi ký, bác sĩ Hocquard nói, người Pháp gọi những
người chống Pháp là “giặc cướp” (pirates). Ông cũng nói, ông rất phục những người
này, vì sự can đảm phi thường của họ. Ông có dịp chứng kiến một người “giặc
cướp” ung dung ra pháp trường, không một chút sợ hãi, như những hình dưới đây.
Le mandarin de la justice (Quan pháp luật)
Un jugement de pirates (Một vụ xử “giặc cướp”)
Mandarin Phu de Phu Doan (Quan Phủ Doãn)
Trois condamnés à mort (Ba người bị xử tử hình)
Condamné à mort (Kẻ tử tội)
Forgerons (Thợ lò rèn)
Métier de tisser le coton (Nghề dệt vải)
Métier de dévider la soie (Nghề kéo sợi)
Une troupe des comédiens (Một gánh hát)
Orchestre tonkinois (Ban nhạc xứ “Bắc kỳ”)
Théatre annamite (Nhà hát của dân “a-nam”)
Danseuses annamites (Những nữ vũ công người a-nam)
Quatre danseuses (Bốn nữ vũ công)
Fumeurs d’opium (Người hút thuốc phiện)
Hanoi type de la rue (Người đường phố Hà nội)
École de la mission catholique de Nam Dinh (Trường nhà dòng công giáo Nam Định)
Un déjeuner sur herbe (Bữa ăn trên bãi cỏ)
Repas des catéchistes de Nam Dinh (Bữa ăn của chủng sinh ở Nam Định)
La décapitation (Xử trảm)
Un village catholique (Một làng công giáo)
Types de coolies (Phu khuân vác, dân cu li)
Sarcleuses de thé (Dân hái chè)
Petit moulin (Xay giã gạo)
Un annamite conduisant le buffle (Trẻ a-nam chăn trâu)
Vu Van Chuong
Phan Cao Tri
Anh Hà chuyển
Thêm 1 số hình ảnh xưa đã được xếp đặt rất công phu theo từng đề mục
http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/ http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện
******************************************************************************
Thêm 1 số hình ảnh xưa đã được xếp đặt rất công phu theo từng đề mục
http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/ http://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện
Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. 20 năm sau, một trạm tàu điện đã được xây dựng tại khu vực này.
Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 trông khá thô sơ. Trong lịch sử tồn tại, cây cầu này đã nhiều lần bị gãy do quá tải và được dựng lại.
Đình Trấn Ba, một công trình thanh thoát trong đền Ngọc Sơn, 1896.
Tháp Rùa năm 1896, nhìn kĩ sẽ thấy trên đỉnh tháp có một bức tượng Nữ thần Tự do phiên bản thu nhỏ.
Ngôi đền phía Bắc trong quần thể đền Ngọc Sơn là nơi thờ danh tướng Trần Hưng Đạo, 1896.
Mặt tiền của đền Quán Thánh cạnh Hồ Tây, Hà Nội năm 1896.
Bờ Hồ Tây, phía trước đền Quán Thánh, ngày nay là nơi đường Thanh Niên chạy qua.
Bốn trụ cột ở lối vào Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 1896. Người Pháp gọi công trình này là "chùa Quạ", vì có rất nhiều quạ làm tổ ở đây.
Hồ nước đối diện Khuê Văn Các trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khuê Văn Các nằm ở bên phải bức ảnh.
Đôi hạc ở hai bên bàn thờ trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Chùa Một Cột năm 1896.
Khung cảnh nhìn từ trên cầu thang của chùa Một Cột, năm 1896.
Chùa Một Cột năm 1898, trông khá tàn tạ so với bức ảnh chụp 2 năm trước đó.
Nghệ nhân thêu Phan Van Khoan vẽ hình Chùa Một cột để thêu, Hà Nội 1898.
Thợ thêu Phan Văn Khoan tại nhà mình ở Hà Nội trong ngày Tết, 1898.
Chân dung chụp năm 1896 của chàng trai 17 tuổi Vi Văn Định - con trai của Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý. Sau này ông Vi Văn Định trở thành Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937) và tỉnh Hà Đông (1937-1941).
Ông Vi Văn Định cũng là bố vợ của hai người nổi tiếng, đó là Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và GS Hồ Đắc Di - Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội.
Ba người con khác của Tổng đốc Lạng Sơn (ngồi và đứng trên ghế).
Tam quan của đền Kiếp Bạc, Hải Dương năm 1904.
Đàm đông tụ tập nghe xướng danh người trúng tuyển trong kỳ thi Hương Nam Định năm 1897. Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng, người thi đỗ năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi Ðình.
Công bố tên người trúng tuyển kỳ thi Hương, Nam Định năm 1897. Người có nhiệm vụ xướng danh các sĩ tử đỗ đạt sẽ cầm một chiếc loa, đứng trên cao và đọc to họ tên, quê quán của từng người.
Thí sinh trúng tuyển diễu hành qua các giám khảo, Nam Định năm 1897.
Ông Cao Xuân Dục, Tổng đốc Nam Định có mặt trong buổi lễ vinh danh những người đỗ đạt, 1897.
Nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn năm 1895.
Tòa nhà bưu điện Sài Gòn, 1895.
Tòa nhà pháp đình ở Sài Gòn năm 1896
Dinh Toàn quyền ở Sài Gòn, 1896. Công trình này bị hai phi công ném bom phá hủy năm 1962, được xây dựng lại và khánh thành năm 1966 (lúc này gọi là Dinh Độc Lập), sau năm 1975 thì đổi tên thành Hội trường Thống Nhất.
Đại lộ Norodo ở Sài Gòn năm 1896. Phía xa là bức tượng Gambetta.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn, 1895.
Một khách sạn ở Sài Gòn, 1895.
Rạch Bến Nghé, Sài Gòn năm 1904.
Trên sông Sài Gòn, 1904.
Cảng Sài Gòn, 1954.
Phong cảnh Vũng Tàu, 1904.
Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles (1860-1929) thực hiện.
******************************************************************************
Những hình ảnh cổ về Việt Nam thập niên 1890
Bờ hồ Hoàn Kiếm, gần lối vào đền Ngọc Sơn, Hà Nội 1896. Một trạm
tàu điện đã được xây
dựng tại khu vực này năm 1916. Hình ảnh do nhiếp ảnh gia Pháp Firmin André Salles
(1860-1929) thực hiện, được giới thiệu trong bộ sưu tập của thành viên Manhhai trên trang Flickr.com.
Cầu Thê Húc trên hồ Hoàn Kiếm năm 1896 là một cây cầu gỗ khá thô sơ. Trong lịch sử tồn tại,
cây cầu này đã nhiều lần bị gãy và được dựng lại.
Bốn trụ cột ở lối vào Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 1896. Người Pháp gọi công trình này là “chùa Quạ”,
vì có rất nhiều quạ làm tổ ở đây.
Chân dung chụp năm 1896 của chàng trai 17 tuổi Vi Văn Định – con trai của Tổng đốc Lạng Sơn Vi Văn Lý.
Sau này ông Vi Văn Định trở thành Tổng đốc tỉnh Thái Bình (1929-1937) và tỉnh Hà Đông (1937-1941).
Đàm đông tụ tập nghe xướng danh người trúng tuyển trong kỳ thi Hương Nam Định năm 1897.
Dưới triều Nguyễn, cứ 3 năm triều đình lại mở khóa thi Hương ở các tỉnh lớn dành cho mọi đối tượng,
người thi đỗ năm sau sẽ lên kinh đô để thi Hội và thi Ðình.
Công bố tên người trúng tuyển kỳ thi Hương, Nam Định năm 1897. Người có nhiệm vụ xướng danh
các sĩ tử đỗ đạt sẽ cầm một chiếc loa, đứng trên cao và đọc to họ tên, quê quán của từng người.
Dinh Toàn quyền ở Sài Gòn, 1896. Công trình này đã bị hai phi công ném bom phá hủy năm 1962,
được xây dựng lại và khánh thành năm 1966 gọi là Dinh Độc Lập.
Rạch Bến Nghé, Sài Gòn
---------------------------------------------------------------------------------------------
ĐLV chuyển
Xưởng đóng tàu ở Sài Gòn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giới thiệu một kho ảnh Việt Nam (1920-1930)
**************************************************************************************************************************
phi trường Gia Lâm
---------------------------------------------------------------------------------------------
ĐLV chuyển
SÀI GÒN 1920
Những hình ảnh tuyệt vời về
Sài Gòn 1920
Những hình do
nhiếp ảnh gia Pháp Ludovic Crespin thực hiện vào đầu thập niên 1920 ở Sài Gòn sẽ
khiến người xem ngỡ ngàng…
Quảng trường
phía trước nhà hát.
Xưởng đóng tàu ở Sài Gòn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Giới thiệu một kho ảnh Việt Nam (1920-1930)
**************************************************************************************************************************
Hà Nội 1954
sau Hiệp định Genève chuẩn bị di cư vào Nam
bán đồ đạc chuẩn bị di cư vào nam sau khi Hiệp định Genève được công bố
những ngày cuối cùng ở Hà Nội
Việt Minh và Pháp bàn giao bót Hàng Trống
bộ đội tiến vào tiếp thu bót Hàng Trống, lúc này đang là Ty Cảnh Sát TP Hà Nội
tiếp thu bót Hàng Trống
tiếp thu bót Hàng Trống
lễ hạ cờ Tây lần cuối cùng trong thành Hà Nội, phía trước Đoan Môn, chấm dứt hơn 70 năm chiếm đóng thành Hà Nội từ năm 1883 của quân Pháp.
những ngày cuối cùng của Hà Nội, bệnh viện Yersin
những ngày cuối cùng của Hà Nội, bệnh viện Yersin
Jul 1954, dân chúng đọc Viet-Nam Presse
Bộ đội Việt Minh tiến vào tiếp quản Hà Nội
Bộ đội Việt Minh tiến vào Hà Nội
di cư vào nam
đi tìm tự do
Chuẩn bị lên tầu vào nam
Chuẩn bị lên tầu vào nam
mẹ và hai con, tay xách nách mang, trên đường vào miền Nam
tìm đường vào miền Nam
ra phi trường Gia Lâm vào Nam
ra phi trường Gia Lâm
ra phi trường Gia Lâm
phi trường Gia Lâm
Hải Phòng
lên tầu vào Nam
di cư vào Nam
lên tầu vào Nam
lên tầu vào Nam
lên tầu vào Nam
Hải Phòng 1954
Operation Passage to Freedom, October 1954 đi tìm tự do
người ở lại
Hải Phòng 1954
Hải Phòng 1954
USS Bayfield di cư vào Nam 3 September 1954
người
công giáo bỏ đi khỏi vùng do CS kiểm soát giữa đêm đen nở nụ cười khi
thuyền của họ cặp được vào tàu đổ bộ của Pháp mà sẽ đưa họ đến nơi tự
do. Khoảng năm 1954.
các
thủy thủ Pháp giúp người tỵ nạn VN kéo thuyền của họ vào tàu đổ bộ của
Hải quân ở Vạn Lý. Mặc cho những cảnh báo và hạn chế bởi công an của
Việt Minh, hàng ngàn người công giáo trong vùng do CS kiểm soát đã lũ
lượt di cư vào miền Nam để tái định cư ở các vùng không theo chế độ Cộng
sản.
Man looking at posters of new leaders shortly before Communist takeover of city from the French. Oct 1954
Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève. Xin làm nô lệ cho Nga, Tầu
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt. (thơ Tố Hữu)
Hà Nội 1954 sau Hiệp định Genève. Xin làm nô lệ cho Nga, Tầu
Thờ Mao chủ tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt. (thơ Tố Hữu)
Mỹ Trang chuyển
***************************************************************
Những hình ảnh quý (Mạnh Hải)
https://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/
Những hình ảnh quý (Mạnh Hải)
https://www.flickr.com/photos/13476480%40N07/sets/
**************************************
Những hình ảnh hiếm về con người Việt Nam những năm 1900 đã được các nhiếp ảnh gia người Pháp ghi lại và lưu giữ tới hôm nay. Dù trong thời nào, lao động vẫn là những giá trị căn bản của cuộc sống.
Ces images rares de la population du Vietnam au début des années 1900 était le photographe français d'enregistrer et de stocker jusqu'à aujourd'hui. Que ce soit dans le public, le travail reste les valeurs fondamentales de la vie.
Muôn kế sinh nhai của người Việt cách đây hơn một thế kỷ đã được khắc họa khá rõ nét và tập hợp trong bộ ảnh "Bắc Bộ 1900". Vào thời gian đó, bộ ảnh được triển lãm tại chính Paris để người Pháp có cái nhìn đầy đủ về đời sống người Việt. Cách đây không lâu, bộ ảnh lại một lần nữa được đăng tải trên một tạp chí Pháp. Bộ ảnh là tập hợp những ảnh của các nhiếp ảnh gia người Pháp trong các chuyến tham quan Bắc Bộ đầu thế kỉ 20.
Hãy cùng Depplus tìm hiểu, 114 năm về trước, người Việt sinh tồn bằng những nghề nghiệp gì.
Subsistance
Muon du peuple vietnamien pour plus d'un siècle a été très clairement
représenté dans l'image et réglez "1900 du Nord". A cette époque, la
photo a été exposé à Paris pour que les Français ont une visibilité
complète de la vie vietnamienne. Il n'ya pas longtemps, à nouveau la
photo publiée dans un magazine français. L'album photo est une
collection de photographies du photographe français dans le Nord Le tour
du 20ème siècle.
Apprenons Depplus, il ya 114 années, le peuple vietnamien dans le travail survivre à n'importe quoi.
Chiếc xe cút kít một bánh là công cụ kiếm sống của những người làm nghề cửu vạn.Roue de brouette est un outil de ceux qui gagnent leur vie en travaillant comme porteurs.
Phút nghỉ ngơi của những người làm nghề cửu vạn bên các công cụ làm việc.Minutes de repos des porteurs qui ont travaillé le travail des outils.
Xe kéo tay là nghề phổ biến của không kể đàn ông, phụ nữ, những người nghèo thời thuộc địa.Rickshaw est occupations ordinaires, en excluant les hommes, les femmes, la période coloniale pauvres.
Quầy đồ gốmBoutique poterie
Nghề lấy ráy tai dạo.Carrières prennent un cérumen de marche.
Sản xuất và bán dép cao su ngay tại xưởng.Fabrique et vend des sandales en caoutchouc dans la maison.
Quầy chiếu cói bên vệ đường của một ông lão.
Wet carex bord de la route d'un vieil homme.
Thanh niên trẻ bên những thúng khoai chất cao.Jeune homme à l'intérieur du panier de haute qualité des pommes de terre.
Xe cút kít còn dùng chở lợn ra chợ bán.Brouettes sont utilisés pour le transport de porcs sur le marché.
Năm 1900, làm ô lọng thủ công vẫn còn là một nghề được trọng dụng.1900, parasols profanes fait à la main reste une utilisation importante.
Nghề khảm trai mỹ nghệ đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ.Perle artisanat d'art nécessite méticuleux, pointilleux.
Một nghệ nhân thêu cờ phướnUn artisan brodé bannière drapeau.
Xưởng thuộc da trâu bò với những tấm da lớn được căng rộng.Bovins de tannerie avec de grandes peaux sont tendues large.
Quầy nước kiêm quầy hàng gia dụng thủ công.Wet embarcation cum étals ménage.
Một cô ả đào hút tẩu trong lúc rảnh rỗi.Une demoiselle fumait une pipe à l'eau dans son temps libre.
Ngựa là phương tiện di chuyển và chuyên chở của một số người.Les chevaux sont les moyens de transport et pour transporter de certaines personnes.
Một gánh tuồng thời bấy giờ.Des troupes d'opéra que de temps.
Dạy
nghề điêu
khắc.
Sculpture professionnelle.
Hồng Công chuyển
**************************************************
Loạt ảnh để đời của người Pháp về Hà Nội thời thuộc địa
**************************************************
Hình ảnh đoc đáo do phóng viên tạp chí Life chụp ở Đông Dương năm 1948.
Xe bò kéo chạy qua tòa nhà sau này trở thành thương xá Tax ở Sài Gòn.
Nơi để xe đạp trên vỉa hè đại lộ Charner,
nay là đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn.
Băng-rôn quảng cáo phim treo đầy
trên một đường phố ở trung tâm Sài Gòn.
Hai thầy tu người Pháp đi dạo trên phố Catinat,
nay là đường Đồng Khởi.
Cảnh buôn bán trên đường phố Sài Gòn.
Người lính Việt Nam phục vụ chính quyền Pháp tên Trần Đăng Mẫn
thực hiện một nghi thức nhà binh.
Tàu vận tải Pháp đậu gần những con thuyền lụp xụp
của người Việt trên sông Sài Gòn.
Chân dung Bảy Viễn, một tướng cướp lừng danh trước năm 1945, về sau tham gia tổ chức lực lượng vũ trang chống Pháp,
sau ly khai trở về hợp tác với chính quyền Bảo Đại. Bảy Viễn cũng là thủ lĩnh của lực lượng Bình Xuyên
chống đối và bị Ngô Đình Diệm dẹp tan vào năm 1955.
Một nhóm lính Pháp tại căn cứ hải quân ở Sài Gòn.
Cảnh bếp núc trong một trại lính người Việt
của chính quyền thuộc địa.
Binh lính trên một tháp canh
tại một trục đường giao thông quan trọng.
Cảnh họp chợ tại một vùng quê.
Đài tưởng niệm quân Pháp chết trận tại Đông Dương
trong Chiến tranh thế giới II ở Hải Phòng.
Nghĩa trang chôn 600 quân Pháp bị lính Nhật giết hại trong xung đột ở Đông Dương
thời gian Chiến tranh thế giới II.
Lính Pháp tán gẫu trong một quán cà phê vỉa hè.
Người Pháp thư giãn tại hồ bơi ở Sài Gòn.
Các nhân viên thuộc địa chơi tennis tại CLB thể thao
cạnh công viên Tao Đàn.
Cạu bé bán báo ngủ gục bên quầy bán báo tiếng Pháp ở Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà, Sài Gòn.
Xe điện chạy trên đường phố Sài Gòn.
Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại và Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân của chính quyền thân Pháp
ở miền Nam Việt Nam được treo trên cổng chợ Bến Thành.
Cầu quay Khánh Hội, Sài Gòn.
Ba người phụ nữ tạo dáng chụp ảnh trong công viên ở Sài Gòn.
Các sĩ quan Pháp xem đua ngựa tại trường đua Phú Thọ, Sài Gòn.
Công nhân người Việt xây dựng các ụ súng bên bờ sông Sài Gòn.
Sửa đường ven bờ hồ Hoàn Kiếm, gần nhà Thủy Tạ, Hà Nội.
Người dân khấn vái tại một miếu thờ nhỏ ở Hà Nội.
Người phụ nữ thắp hương tại một am thờ, Hà Nội.
Cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Một ngôi làng ở miền Bắc Việt Nam.
Những ngôi nhà bị phá hủy do giao tranh vũ trang.
Đoàn xe quân sự của Pháp dừng lại nghỉ trên hành trình của mình.
Binh lính người Việt canh gác
tại một đồn điền cao su của Pháp.
Một người phụ nữ tát nước trên thửa ruộng của mình.
Nông dân người Hoa quay trở về Trung Quốc
trên một con đường ở Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Trung tâm thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn.
Nữ dân quân của giáo phái Hòa Hảo
tập trận trong một cánh rừng ở miền Nam Việt Nam.
Nữ dân quân Hòa Hảo trong hàng ngũ.Theo KIẾN THỨC
Loạt ảnh để đời của người Pháp về Hà Nội thời thuộc địa
- Hình ảnh lịch sử
- Đăng ngày Thứ tư, 15 Tháng 2 2017 21:18
Ga Hà Nội năm 1898, chợ Đồng Xuân 1931, Hồ Hoàn Kiếm 1938... là loạt ảnh tư liệu quý về Hà Nội thời thuộc địa của các nhiếp ảnh gia Pháp.
Hình ảnh nằm trong loạt không ảnh Hà Nội thời thuộc địa do trang mạng Hiệp hội bằng hữu Huế xưa của Pháp (Aavh.org) đăng tải.Chợ Đồng Xuân năm 1931.Ga xe lửa Trung tâm (ga Hà Nội), 1931.Ga Hà Nội khoảng năm 1898-1901.Đại học Đông Dương trên đại lộ Bobillot năm 1931, nay Đại học Tổng hợp Hà Nội trên phố Lê Thánh Tông.Nhà thờ Thánh Giuse hay Nhà thờ Lớn Hà Nội, 1931.Phố Jean Dupuis, nay là Phố Hàng Chiếu, 1931.Cửa ô Quan Chưởng trên Phố Hàng Chiếu, 1931.Phố Hàng Đường, 1931.Phố Hàng Buồm, 1931.Phố Hàng Bạc, 1931.Phố Hàng Thiếc, 1931.Phố Hàng Hòm, 1931.Phố Bát Đàn, 1931.Phố Hàng Đồng, 1931.Họp chợ ngoài trời ở khu phố cổ Hà Nội, 1931.Hồ Hoàn Kiếm năm 1938.Hồ Hoàn Kiếm năm 1930.Bảo tàng Maurice Long - viện bảo tàng kinh tế đầu tiên và lớn nhất của Đông Dương, còn gọi là Nhà Đấu xảo, năm 1930. Công trình này bị bom Mỹ phá hủy khi Nhật chiếm đóng Hà Nội (1945), đến thập niên 1980 trở thành nơi xây Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô.Khu vực Yên Phụ, nơi có nhà máy thuốc lá và nhà máy nước, 1937.Một góc ảnh khác về khu vực Yên Phụ, phía Bắc Hà Nội năm 1930. Cầu Long Biên nằm ở góc phải phía trên.Các dinh thự ở khu người Âu, 1930. Trục đường bên phải là đại lộ Rollandes, nay là đường Hai Bà Trưng.Toàn cảnh Trường Trung học Albert Sarraut (nay là trường PTTH Trần Phú - Hoàn Kiếm) năm 1938.Khu vực bệnh viện Saint Paul (Xanh Pôn) năm 1930. Các trục đường ngang theo thứ tự từ dưới lên ngày nay là Nguyễn Thái Học, Trần Phú, Lê Hồng Phong. Hai trục đường dọc từ trái sang phải nay là đường Hùng Vương và Chu Văn An. Khu nhà chính giữa bức ảnh là trụ sở Bộ Tư pháp hiện tại.Cầu Paul Doumer hay cầu Long Biên năm 1932.Sân bay Bạch Mai và khu vực lân cận năm 1932.Một góc nhìn khác về sân bay Bạch Mai, 1932.Các khu nhà của sân bay Bạch Mai.Cầu Long Biên thập niên 1950.Hồ Hoàn Kiếm thập niên 1950.Theo KIẾN THỨC
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire