Lễ Phục Sinh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tuần Thánh), được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 30–33 CN. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.
Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo.
Người Kitô hữu tin rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn
thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người
khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban.
Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước
không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất
hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc
miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.
Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật
vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể
rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày
14 Nisan không là một ngày Chủ nhật. Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh,
được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua).
Mục lục
Ngày của lễ Phục Sinh
Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, 2000–2020 |
2000: 23 tháng 4 (Tây phương); 30 tháng 4 (Đông phương) 2001: 15 tháng 4 2002: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương) 2003: 20 tháng 4 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương) 2004: 11 tháng 4 2005: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương) 2006: 16 tháng 4 (Tây phương); 23 tháng 4 (Đông phương) 2007: 8 tháng 4 2008: 23 tháng 3 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương) 2009: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương) 2010: 4 tháng 4 2011: 24 tháng 4 2012: 8 tháng 4 (Tây phương); 15 tháng 4 (Đông phương) 2013: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương) 2014: 20 tháng 4 2015: 5 tháng 4 (Tây phương); 12 tháng 4 (Đông phương) 2016: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương) 2017: 16 tháng 4 2018: 1 tháng 4 (Tây phương); 8 tháng 4 (Đông phương) 2019: 21 tháng 4 (Tây phương); 28 tháng 4 (Đông phương) 2020: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương) |
Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.
Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregory hay lịch Julius (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.
Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội,
nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không
may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng).
Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria,
một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ
chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của
tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne,
và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các
giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các
giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới
đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính
toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt
giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị
áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.
Vị trí trong năm phụng vụ
Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước
không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất
hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc
miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.
Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule
(Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu
sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan
của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một
ngày Chủ nhật.
Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục sinh chứng giám việc cử hành
phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác
biệt về lễ Phục sinh. Khi mừng lễ Phục sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo
hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu
trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh
vào sự sống lại của ông.
Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Giáo hoàng Victor quyết định ra vạ tuyệt thông các Giáo hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và giáo hoàng này đã rút lại vạ tuyệt thông.
Tại Công đồng Nicêa năm 325 do hoàng đế Constantin triệu tập, các
Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt qua Do thái giáo và lễ Phục
sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa
nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày Phân xuân.
Kitô giáo Tây phương
Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh.
Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo gọi là Tuần Thánh: Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, và ba ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân), Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành) và Thứ bảy Tuần Thánh
(Thứ bảy Yên Tĩnh). Chúa nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần
Thánh tập chú và việc tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ sáu Tuần Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh
(hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày,
với ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ
Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua.
Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống
vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất
cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ
Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia
có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ,
ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những
năm 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ
di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian
(là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó
nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do
Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh
luận.Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định
tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có
phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm
thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn
ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria,
một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ
chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của
tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ,
cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ nhật
đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo
hội Công giáo Rome dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế
kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius
bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến
thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rome cuối
thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng
Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách
tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ
cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây
phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính
thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria
năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp
tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn
trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương
và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng
cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.Ngoài những truyền thống
tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus,
người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục
sinh, thường được làm từ chocolate.
Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào
buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy
sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một
chuyến giã ngoại cho cả gia đình.
Kitô giáo Đông phương
Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus.
Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng
vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chúa Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu.
Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào
sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm
bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này
trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ.
Phong tục và lễ nghi
Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu,
mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng
với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau
khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.
Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ
hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ
Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi
vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm cuộc khổ nạn của
Chúa.
Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày
Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau
các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ
trứng xuất hiện lên sự sống.
Xem thêm
Tham khảo
Phương tiện liên quan tới Easter tại Wikimedia Commons
Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh | |||
Chúa nhật Lễ Lá | Thứ hai Tuần Thánh | Thứ ba Tuần Thánh | Thứ tư Tuần Thánh Thứ năm Tuần Thánh | Thứ sáu Tuần Thánh | Thứ bảy Tuần Thánh |
Ngày hôm trước
Thứ bảy Tuần Thánh (Canh thức Vượt Qua) |
Những ngày lễ Công giáo Chúa Nhật Phục Sinh | Ngày hôm sau
Thứ Hai trong Tuần Bát Nhật Phục sinh
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire