Từ Warnemunde đến Berlin bằng xe lửa
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức
gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà
Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội
địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh
và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua
bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm
trong khoảng từ 86 đến 200 người.
Phần còn lại của bức tường Berlin bên phía Đông Đức
được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật
được trang trí bằng các tác phẩm nghệ thuật
Checkpoint Charlie, là cửa biên giới giữa 2 miền Đông và Tây Đức
Ghé ăn trưa món ăn VN
Ai dụ được chú vậy? chắc là AT !
nhớ lại thời chiến tranh
Tour guide người Đông Đức đang giải thích sự khác biệt ở cổng thành biên giới này xưa và nay
Có cờ của Québec
Kỷ niệm đến cổng thành Brandenburg
Vịn cổng thành Brandenburg
Tour guide đang trình bày về Parliament của Đức
Trước Parliament
Ngôi nhà vàng là nhà riêng của bà Thủ tướng Đức Angela Merkel
Philharmonie
Đài chiến thắng(Victory Column)
Nhà Thờ Tưởng Niệm Hoàng Đế Wilhelm
(Kaiser Wilhelm Memorial Church)
(Kaiser Wilhelm Memorial Church)
Cổng vào Thảo cầm viên |
Shopping 1 tý
Tụ họp ở Hotel Hilton để lấy xe về Warnemunde
**************************
Bức tường Berlin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bức tường Berlin | |
---|---|
(tiếng Đức) Berliner Mauer | |
Một phần của Bức tường Berlin ở Bethaniendamm, nhìn từ phía Tây Đức (1986) |
|
Thông tin chung | |
Thành phố | Berlin |
Quốc gia | Đức |
Xây dựng | |
Khởi công | 13 tháng 8 năm 1961 |
Phá dỡ | 10 tháng 11 năm 1989 |
Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức
gọi là "Tường thành bảo vệ chống phát xít" và bị người dân Cộng Hoà
Liên Bang Đức gọi là "Bức tường ô nhục" là một phần của biên giới nội
địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh
và của việc chia cắt nước Đức. Khoảng 5000 người đã tìm cách vượt qua
bức tường để sang Tây Berlin. Số người bị thiệt mạng khi vượt tường nằm
trong khoảng từ 86 đến 200 người.
Mục lục
Lịch sử
Bối cảnh
Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Đức bị chia thành bốn vùng chiếm đóng theo Hội nghị Yalta, do các nước Đồng Minh (Mỹ, Liên Xô, Anh và Pháp) kiểm soát và quản lý. Berlin từng là thủ đô của Đế chế Đức,
cũng bị chia làm bốn khu vực tương tự như nước Đức. Cùng lúc đó cuộc
Chiến tranh Lạnh giữa Đông và Tây cũng đã bắt đầu trên nhiều phương diện
khác nhau. Berlin trở thành trung tâm của cuộc chiến giữa các cơ quan
tình báo của cả hai phe. Trong năm 1948 Cuộc phong tỏa Berlin của Liên bang Xô Viết là một trong những cuộc khủng hoảng lớn đầu tiên trong Chiến tranh Lạnh.
Trong năm 1949,
khi nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) được thành lập trong ba vùng
chiếm đóng ở phía tây và ngay sau đó là nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông
Đức) được thành lập trong vùng chiếm đóng của Liên bang Xô Viết, biên
giới bắt đầu được cả hai bên tăng cường củng cố và canh phòng. Hai quốc
gia được thành lập đã tạo nền tảng cho việc chia cắt nước Đức về chính
trị. Đầu tiên, chỉ có cảnh sát biên phòng và lực lượng quân đội biên
phòng được giao nhiệm vụ canh gác giữa Đông Đức và Tây Đức, sau đó Đông
Đức bắt đầu xây dựng nhiều rào chắn. Về mặt hình thức, Berlin mang thể
chế của một thành phố bao gồm bốn khu vực và là thành phố phi quân sự
đối với quân đội Đức, đồng thời cũng là một thành phố độc lập so với cả
hai quốc gia Đức – những điều này thật ra không còn giá trị trong thực
tế. Trên nhiều phương diện, Tây Berlin gần như mang thể chế của một tiểu
bang, thí dụ như việc có đại diện (nhưng không có quyền bỏ phiếu) trong
Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag). Đi ngược lại hiệp định đã được ký kết, Đông Berlin trở thành thủ đô của nước Đông Đức.
Khi cuộc Chiến tranh Lạnh leo thang dẫn đến nhiều việc như cấm vận kỹ thuật cao COCOM cho khối Đông Âu,
chiến tranh ngoại giao liên tục và đe dọa về quân sự, phía Đông đã tăng
cường đóng kín biên giới. Vì thế biên giới này không đơn thuần là biên
giới giữa hai phần nước Đức mà đã trở thành biên giới giữa Hội đồng Tương trợ Kinh tế và Cộng đồng châu Âu, giữa khối NATO và khối Warszawa, tức là giữa khối Tư bản Chủ nghĩa và khối Xã hội Chủ Nghĩa.
Từ khi Đông Đức được thành lập, người Đông Đức chạy sang Tây Đức ngày càng nhiều. Bắt đầu từ năm 1952
biên giới giữa hai nước Đức được bảo vệ bằng hàng rào và có lực lượng
canh phòng. Một khu vực cấm dọc theo biên giới có chiều ngang 5 km được
thành lập, người dân chỉ được phép đi vào khi có giấy phép đặc biệt –
thông thường là chỉ cho những người dân cư trong vùng. Về hướng biên
giới là một giải đất bảo vệ rộng 500 m và tiếp theo ngay sau đó, trực
tiếp cạnh biên giới, là một giải đất canh phòng có chiều ngang 10 m.
Ngược lại, ranh giới của các khu vực chiếm đóng giữa Tây Berlin và Đông
Berlin lại vẫn còn bỏ ngỏ, vì thế mà gần như không thể kiểm soát được và
trở thành một lỗ hổng để người dân chạy qua Tây Berlin. Từ 1949 cho đến 1961
khoảng 2,6 triệu người đã rời bỏ Đông Đức và Đông Berlin, trong số đó
vẫn còn 47.433 người chạy trốn chỉ riêng trong hai tuần đầu của tháng 8
năm 1961. Ngoài ra Tây Berlin cũng là cửa ngỏ đi đến phương Tây cho
nhiều người Ba Lan và Tiệp Khắc.
Vì những người này thường là những người trẻ tuổi và được đào tạo tốt
nên việc di dân này là mối đe dọa cho sức mạnh kinh tế của Đông Đức và
cuối cùng là cho sự tồn tại của quốc gia này.
Thêm vào đó khoảng 50.000[cần dẫn nguồn]
người dân Đông Berlin tuy hằng ngày làm việc ở Tây Berlin nhưng lại
sinh sống và cư ngụ dưới những điều kiện rẻ tiền hơn ở Đông Berlin hay ở
những vùng ngoại thành Berlin. Vào ngày 4 tháng 8
năm 1961 Hội đồng thành phố Berlin (Đông) ban quy định bắt buộc những
người này phải đăng ký và phải trả tiền nhà cũng như những phí tổn phụ
(điện, nước) bằng tiền Deutsche Mark
của Tây Đức. Trước khi bức tường được xây dựng, lực lượng Công an Nhân
dân của Đông Đức trong Đông Berlin cũng đã kiểm soát nghiêm ngặt các con
đường và phương tiện giao thông đi qua phần phía tây của thành phố để
ngăn chặn những người "chạy trốn cộng hòa" và "buôn lậu". Ngoài ra,
nhiều người ở Tây Berlin và người Đông Berlin nhưng làm việc tại Tây
Berlin đã dùng tiền Mark Đông Đức được đổi với giá rẻ trên thị trường
ngoại tệ chợ đen – tỷ giá hối đoái thời điểm đấy là 1:4 – để mua lương
thực thực phẩm tương đối rẻ và các hàng hóa tiêu dùng cao cấp ít ỏi ở
Đông Berlin. Qua đó hệ thống kinh tế theo chế độ kinh tế kế hoạch của
Đông Đức lại càng suy yếu đi. Bức tường được xây dựng để phục vụ cho ý
định của những người cầm quyền Đông Đức, đóng kín cửa biên giới để chấm
dứt cái được gọi một cách bình dân là "bỏ phiếu bằng chân" – rời bỏ
"quốc gia công nông xã hội chủ nghĩa".
Xây dựng bức tường
Bức tường được xây dựng theo chỉ thị của lãnh đạo Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức (Sozialistische Einheitspartei Deutschlands
- SED), dưới sự bảo vệ và canh phòng của lực lượng Công an Nhân dân và
Quân đội Nhân dân Quốc gia – trái với những lời cam đoan của Chủ tịch
Hội đồng Nhà nước của Đông Đức, Walter Ulbricht, người trong một cuộc họp báo quốc tế tại Đông Berlin vào ngày 15 tháng 6 năm 1961 đã trả lời câu hỏi của nữ nhà báo Tây Đức Annamarie Doherr:
- "Tôi hiểu câu hỏi của bà là có những người ở Tây Đức muốn chúng tôi huy động công nhân xây dựng của thủ đô nước Đông Đức để lập nên một bức tường. Tôi không biết có một ý định như thế vì những người công nhân xây dựng của thủ đô đã dốc toàn lực của họ để xây chủ yếu là nhà dân cư. Không một ai có ý định dựng lên một bức tường cả!"[cần dẫn nguồn]
Vì thế mà Ulbricht chính là người đầu tiên sử dụng khái niệm bức
tường trong việc này – hai tháng trước khi bức tường được dựng lên.
Tuy quân đội Đồng Minh
phía Tây đã có thông tin về kế hoạch của "những biện pháp cứng rắn"
nhằm để phong tỏa Tây Berlin thông qua những người tin cậy, nhưng họ vẫn
ngạc nhiên về thời điểm cụ thể và quy mô của rào cản này. Do quyền ra
vào Tây Berlin không bị cắn xén nên phương Tây đã không can thiệp bằng
quân sự. Cơ quan tình báo Liên bang Đức (Bundesnachrichtendienst - BND) cũng đã nhận được nhiều thông tin tương tự ngay từ giữa tháng 7. Sau khi Ulbricht viếng thăm Nikita Sergeyevich Khrushchyov trong thời gian của cuộc họp cấp cao các nước trong khối Warszawa tại Moskva từ 3 tháng 8 đến 5 tháng 8, báo cáo hằng tuần của BND vào ngày 9 tháng 8 đã ghi lại:
- "Thông tin cho thấy chế độ Pankow đang cố gắng đạt được sự đồng ý của Mátxcơva để tiến hành nhiều biện pháp ngăn cản có hiệu quả hơn – thuộc vào trong số đó đặc biệt là việc thắt chặt biên giới của các khu vực chiếm đóng ở Berlin và làm gián đoạn giao thông tàu điện ngầm và tàu nhanh ở Berlin. [...] còn phải chờ xem liệu Ulbricht [...] ở Moskva [...] có khả năng đạt được các yêu cầu về việc này hay không và đạt được đến đâu."[cần dẫn nguồn]
Trong tuyên bố của các quốc gia thành viên trong hội nghị của khối
Warszawa đã có lời đề nghị "phải chặn đứng các hoạt động phá hoại ngấm
ngầm chống lại các nước phe xã hội chủ nghĩa tại biên giới Tây Berlin và
phải đảm bảo canh gác và kiểm soát có hiệu quả vùng Tây Berlin." Vào
ngày 11 tháng 8
Quốc hội của Đông Đức chấp thuận kết quả của hội nghị Moskva và ủy
nhiệm cho Hội đồng Bộ trưởng tiến hành tất cả các biện pháp tương ứng.
Vào ngày 12 tháng 8
Hội đồng Bộ trưởng quyết định sử dụng các "lực lượng vũ trang" để canh
phòng biên giới với Tây Berlin và để xây dựng rào chắn biên giới.
Trong ngày thứ Bảy 12 tháng 8 BND nhận được thông tin từ Đông Berlin,
rằng "vào ngày 11 tháng 8 năm 1961 đã có cuộc họp các bí thư của các
nhà xuất bản thuộc Đảng và các cán bộ Đảng khác tại Ủy ban Trung ương
Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức. Tại đấy, ngoài những việc khác là
tuyên bố: [...] Do tình hình dòng người di tản tăng liên tục, việc khóa
kín phần phía đông của Berlin và khu vực chiếm đóng phía đông cần phải
thực hiện trong những ngày sắp đến – một thời điểm cụ thể không được nêu
ra – chứ không như theo kế hoạch là đến 14 ngày nữa."
Trong đêm 12 rạng sáng ngày 13 tháng 8 năm 1961 Quân đội Nhân dân Quốc gia, 5.000[cần dẫn nguồn] người của Cảnh sát biên phòng (tiền thân của Lực lượng Biên phòng sau này), 5.000[cần dẫn nguồn] người thuộc Công an Nhân dân và 4.500[cần dẫn nguồn]
người thuộc lực lượng công nhân vũ trang bắt đầu phong tỏa các đường bộ
và đường sắt dẫn đến Tây Berlin. Quân đội Xô Viết được đặt trong tình
trạng báo động và hiện diện tại các cửa khẩu biên giới của Đồng Minh.
Tất cả các liên kết giao thông còn tồn tại giữa hai phần Berlin đều bị
gián đoạn.
Erich Honecker
vào thời điểm đó dưới cương vị là bí thư trung ương Đảng về an ninh đã
nhân danh ban lãnh đạo Đảng chịu trách nhiệm chính trị về việc lên kế
hoạch và thực hiện việc xây bức tường. Cho đến tháng 9 năm 1961, chỉ
riêng từ lực lượng canh phòng đã có 85 người đào ngũ sang Tây Berlin,
ngoài ra là 216[cần dẫn nguồn]
lần chạy trốn thành công của tổng cộng 400 người. Mãi mãi không quên là
các bức ảnh nổi tiếng chụp những người chạy trốn được thả xuống từ các
ngôi nhà lân cận bằng dây làm từ tấm vải trải giường hay của người cảnh
sát biên phòng trẻ tuổi Conrad Schumann đang chạy qua hàng rào kẽm gai trên đường Bernau (Bernauer Straße).
Phản ứng của Tây Đức
Ngay trong cùng ngày Thủ tướng Liên bang Konrad Adenauer
đã kêu gọi qua đài phát thanh yêu cầu người dân hãy bình tĩnh và thận
trọng, nhắc đến việc sẽ phối hợp cùng với lực lượng Đồng Minh để có phản
ứng tiếp theo. Mãi hai tuần sau khi bức tường được xây dựng ông mới
viếng thăm Tây Berlin. Chỉ riêng thị trưởng Berlin đương nhiệm Willy Brandt
đã cực lực phản đối, nhưng cuối cùng ông cũng bất lực trước việc xây
bức tường bao quanh Tây Berlin chia cắt thành phố. Ngay trong năm đó,
các tiểu bang Tây Đức đã thành lập Trung tâm Thu thập của Hành chánh Tư
pháp Tiểu bang (Zentrale Erfassungsstelle der Landesjustizverwaltungen) tại Salzgitter để ghi nhận lại các vi phạm về quyền con người trên lãnh thổ Đông Đức. Vào ngày 16 tháng 8 năm 1961 Willy Brandt và 300.000 người dân Tây Berlin đã biểu tình trước Tòa thị chính Schöneberg.
Phản ứng của Đồng Minh
Đồng Minh phía tây phản ứng rất chậm chạp: mãi 20 tiếng sau đó, lực
lượng quân sự mới xuất hiện tại biên giới. Sau 40 tiếng một bức thư mới
được gửi đến Ban chỉ huy quân sự Xô Viết Berlin, và mãi đến 72 tiếng sau
đó, để cho đầy đủ về mặt hình thức, các phản đối mang tính ngoại giao
của phe Đồng Minh phía tây mới được gửi đến Moskva.
Có nhiều tin đồn cho rằng trước đó Liên bang Xô Viết đã bảo đảm với phe
Đồng Minh phía tây là Liên bang Xô Viết sẽ không đụng chạm đến quyền
lợi của họ ở Tây Berlin. Trên thực tế, từ kinh nghiệm của Cuộc phong tỏa Berlin,
trong mắt của Đồng Minh phía Tây thể chế của Tây Berlin luôn luôn bị đe
dọa – việc xây bức tường giờ đây chính là tuyên ngôn bằng hiện vật của
nguyên trạng đương thời, cái mà giờ đây chỉ được xây nền tảng bằng bê
tông theo đúng nghĩa đen của nó. Có thể thấy rõ rằng Liên bang Xô Viết
đã từ bỏ yêu cầu về một thành phố Berlin "tự do", phi quân sự được thể
hiện trong tối hậu thư của Khrushchyov năm 1958.
Phản ứng quốc tế năm 1961:
- "Một giải pháp không hay lắm nhưng vẫn tốt hơn chiến tranh hằng ngàn lần." John F. Kennedy, Tổng thống Mỹ [cần dẫn nguồn].
- "Người Đông Đức chận dòng người tỵ nạn lại và cố thủ sau một bức màng sắt dầy hơn. Điều đấy không có gì là phạm pháp cả." Harold Macmillan, Thủ tướng Anh.
Tuy vậy Tổng thống John F. Kennedy cũng đã đứng sát cạnh với "thành
phố tự do" Berlin. Ông gửi thêm lực lượng quân sự gồm 1.500 người đến
Tây Berlin và tái động viên tướng Lucius D. Clay. Vào ngày 19 tháng 8 năm 1961 Clay và Phó Tổng thống Lyndon B. Johnson đến thăm Berlin.
Một cuộc chạm trán trực tiếp có vẻ nguy hiểm giữa quân đội Mỹ và Xô Viết xảy ra vào ngày 27 tháng 10 năm 1961 tại Checkpoint Charlie trên đường Friedrich (Friedrichstraße)
khi 10 chiếc tăng mỗi bên đã đỗ đối diện nhau ngay trước vạch ranh
giới. Thế nhưng vào ngày hôm sau cả hai nhóm tăng đều được rút về. Cả
hai phe đều không muốn vì Berlin mà cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ leo thang hay cuối cùng là đi đến một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Ngày 26 tháng 6 năm 1963, Tổng thống Kennedy đã đến thăm và trong một
bài phát biểu sôi nổi trước Bức tường Berlin, ông nói "Tây Berlin là
một biểu tượng của tự do
trong một thế giới bị đe dọa bởi chiến tranh lạnh", "Tất cả những người
tự do, dù sống tại bất cứ nơi nào, đều là công dân của Berlin, và do
đó, như là một người dân tự do, tôi tự hào trong (khi nói) các từ ngữ Ich bin ein Berliner (tôi là một người Berlin)" [1], và ông cũng nói:
“ | Tự do có nhiều khó khăn và dân chủ không phải là tuyệt hảo. Nhưng chúng tôi không bao giờ phải dựng lên một bức tường để giữ lại những người dân của chúng tôi - để ngăn cản họ rời bỏ chúng tôi [1][2] | ” |
Đất nước bị chia cắt
Từ ngày 1 tháng 6 năm 1952 dân cư trong Tây Berlin không còn được phép tự do vào Đông Đức. Sau nhiều cuộc thương lượng kéo dài Hiệp định giấy thông hành (Passierscheinabkommen) được ký kết năm 1963, tạo điều kiện cho hằng trăm ngàn người Tây Berlin thăm viếng họ hàng trong phần phía đông của thành phố vào dịp cuối năm.
Bắt từ đầu thập niên 1970 với chính sách tiếp cận giữa Đông Đức và Tây Đức do Willy Brandt và Erich Honecker
mở đầu, biên giới của hai quốc gia được mở rộng hơn một ít. Đông Đức
bắt đầu cho phép đi du lịch dễ dàng hơn, đặc biệt là cho những nhóm
người "phi sản xuất" như những người đang nghỉ hưu và cho phép công dân
Tây Đức thăm viếng một cách đơn giản hơn từ những vùng gần biên giới.
Một quyền tự do du lịch rộng rãi bị Đông Đức gắn liền với việc công nhận
thể chế là một quốc gia độc lập và với yêu cầu trao trả các công dân
Đông Đức đi du lịch nhưng không muốn trở về nữa. Tây Đức đã không muốn
thỏa mãn các yêu cầu này vì hiến pháp không cho phép.
Trong tuyên truyền, Đông Đức đã gọi bức tường này cũng như toàn bộ việc bảo vệ biên giới là "bức tường thành chống phát xít" (antifaschistischer Wall),
bảo vệ nước Đông Đức chống lại việc "di dân, xâm nhập, gián điệp, phá
hoại, buôn lậu, bán tống bán tháo và gây hấn từ phương Tây". Thực chất
các hệ thống phòng thủ này chủ yếu là chống lại chính những người công
dân của Đông Đức.[3]
Bức tường sụp đổ
Bức tường sụp đổ trong đêm thứ Năm ngày 9 tháng 11, rạng sáng ngày thứ Sáu ngày 10 tháng 11 năm 1989,
sau hơn 28 năm. Dẫn đến việc mở cửa bức tường về một mặt là các cuộc
biểu tình tuần hành rộng lớn và yêu cầu tự do đi lại trong Đông Đức
trước kia, về mặt khác là việc "bỏ trốn Cộng hòa" (Republikflucht) liên tục của một số lớn người dân từ Đông Đức sang Tây Đức đi vòng qua nước ngoài như Hungary, nước đã mở cửa biên giới với Áo từ ngày 11 tháng 9 hay trực tiếp từ Tiệp Khắc từ đầu tháng 11 hoặc qua các đại sứ quán Đức tại các thủ đô của các quốc gia ở Đông Âu (trong đó là các đại sứ quán tại Praha và Warszawa).
Sau khi bản dự thảo cho Luật đi lại mới (Reisegesetz) được công bố vào ngày 6 tháng 11
vấp phải phản đối cực lực và lãnh đạo Tiệp Khắc bằng con đường ngoại
giao ngày càng phản đối mạnh mẽ hơn việc công dân Đông Đức bỏ đi thông
qua đất nước Tiệp Khắc, Bộ chính trị của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Đức
quyết định thay đạo luật mới bằng một quy định về việc ra nước ngoài.
Một bản dự thảo cho quyết định này, có thêm phần về việc xuất ngoại để
thăm viếng, được Bộ chính trị xác nhận và chuyển tiếp đến Hội đồng Bộ
trưởng. Tại đấy, theo như dự tính thì bản dự thảo trình Hội đồng Bộ
trưởng cần được hoàn thành và thông qua ngay trong ngày để có thể được
công bố bắt đầu từ lúc 4 giờ ngày hôm sau thông qua hãng thông tấn xã
nhà nước ADN. Thế nhưng trong quy trình thông qua đã có ý kiến phản đối
từ Bộ Tư pháp. Song song với việc này, bản dự thảo trình Hội đồng Bộ
trưởng được đưa ra bàn thảo vào buổi chiều ngày hôm đó trong Ủy ban
Trung ương Đảng và được sửa đổi nhỏ. Phiên bản này của dự thảo được Egon Krenz trao cho thành viên của Bộ Chính trị Günter Schabowski,
người vắng mặt trong các cuộc họp trước đó của Bộ chính trị và Ủy ban
Trung ương Đảng, trước khi Schabowski tổ chức họp báo về kết quả của lần
họp Ủy ban Trung ương Đảng[4][5].
Cuộc họp báo với Günter Schabowski trong Sở Báo chí/Trung tâm Báo chí Quốc tế trên đường Mohren (Mohrenstraße)
số 38 tại Đông Berlin (hiện nay là một phần của Bộ Tư pháp Liên bang)
được truyền hình trực tiếp và được nhiều người theo dõi, và chính là
ngòi nổ mở cửa bức tường. Vào cuối cuộc họp báo vào lúc 18 giờ 57, gần
như là việc phụ, Schabowski đọc từ tờ giấy được đưa cho ông bản dự thảo
dành cho Hội đồng Bộ trưởng:
- "Có thể làm đơn xin du lịch cá nhân ra nước ngoài mà không cần có điều kiện như lý do xuất ngoại hay quan hệ họ hàng. Giấy phép sẽ được cấp trong thời hạn ngắn. Các ban phòng có thẩm quyền về hộ chiếu và khai báo cư trú của các cơ quan Công an Nhân dân cấp huyện trong nước Đông Đức có thể nhanh chóng cấp giấy thông hành ra nước ngoài thường xuyên theo như chỉ thị. Có thể liên tục ra nước ngoài tại tất cả các cửa khẩu biên giới giữa nước Đông Đức và Tây Đức."
- "Khi nào? Ngay lập tức?"
Một nhà báo, Peter Brinkmann phóng viên thường trực của báo Bild tại Đông Đức, hỏi.
Schabowski (lục lọi trong chồng giấy tờ của ông):
- "Theo như tôi biết – thì ngay lập tức, không chậm trễ".
- (Trích dẫn theo Hans-Hermann Hertle, Katrin Elsner trong quyển "Mein 9. November", NXB Nicolai, Berlin,1999)
Dựa trên thông tin từ các đài truyền thanh và truyền hình của Tây Đức
và Tây Berlin dưới tựa đề được diễn giải một cách sai lầm là "Bức tường
đã mở!" hằng ngàn người dân Đông Berlin đã kéo đến các cửa khẩu và yêu
cầu mở cổng. Vào thời điểm này, không những lực lượng biên phòng mà ngay
cả các đơn vị kiểm tra hộ chiếu chịu trách nhiệm về thủ tục thuộc Bộ An
ninh Quốc gia cũng hoàn toàn không được thông báo gì về vấn đề này.
Dưới áp lực của số đông quần chúng, ngay sau 23 giờ, cửa khẩu biên giới
tại đường Bornholm (Bornholmer Straße) ở Berlin được mở đầu tiên
mà không có lệnh hay chỉ đạo cụ thể, sau đấy là các cửa khẩu khác trong
thành phố Berlin cũng như tại biên giới nội địa Đức. Ngay tối khuya đó,
nhiều người đã theo dõi việc mở các cửa khẩu biên giới qua truyền hình
và một phần đã bắt đầu ra đi. "Cơn bão" bắt đầu vào sáng ngày hôm sau,
ngày 10 tháng 11 năm 1989, vì rất nhiều người vẫn còn đang ngủ khi biên
giới được mở vào giữa đêm khuya. Ngày 22 tháng 12 năm 1989, toàn bộ
những cổng ngăn cách giữa bức tường được chính thức mở cửa.
Công dân Đông Đức đã được người dân Tây Berlin đón chào nồng nhiệt.
Phần lớn các quán bia gần bức tường tự phát cho uống bia không phải trả
tiền và trên đại lộ Kurfürstendamm là hằng đoàn ô tô bóp còi diễu hành,
những người hoàn toàn xa lạ ôm choàng lấy nhau. Khi có thông tin về việc
bức tường được mở cửa, Quốc hội Liên bang đã tạm ngừng phiên họp về
ngân sách quốc gia và các nghị sỹ đã tự phát hát quốc ca. Mỗi người dân
Đông Đức được chính phủ CHLB Đức tặng 100 DM
khi qua cổng (lúc đó trị giá trên thị trường chợ đen là 1000 tiền Đông
Đức, gần bằng 1 tháng lương trung bình), gọi là "tiền chào mừng".
Cấu trúc hệ thống bảo vệ biên giới tại Berlin
Bức tường Berlin được hoàn thiện bằng nhiều công trình rộng khắp ở
cạnh biên giới với Tây Đức. Cũng như phần biên giới nội Đức còn lại, Bức
tường Berlin được củng cố với nhiều hệ thống rộng lớn bao gồm hàng rào
kẽm gai, hào, vật cản xe tăng, đường tuần tra và tháp canh. Chỉ riêng
chó đặc nhiệm đã có khoảng 1.000 con đã được sử dụng cho đến đầu thập niên 1980.
Các hệ thống này được liên tục mở rộng qua nhiều thập niên. Các ngôi
nhà gần bức tường đều bị giật sập, dân cư trong các ngôi nhà đó đã bị
bắt buộc di chuyển sang nơi khác trước đấy. Ngay cả Nhà thờ Hòa giải
trên đường Bernau (Bernauer Straße) cũng bị giật sập vào ngày 28 tháng 1 năm 1985. Theo thông tin của Bộ An ninh Quốc gia trong mùa xuân 1989[cần dẫn nguồn], hệ thống chung quanh Bức tường Berlin bao gồm:
- 41,91 km tường có chiều cao 3.60 m
- 58,95 km tường có chiều cao 3,40 m
- 68,42 km hàng rào bằng kim loại có chiều cao 2,90 m làm "vật cản trước"
- 161 km đường đi có hệ thống chiếu sáng
- 113,85 km hàng rào có hệ thống báo động
- 186 tháp canh
- 31 cơ sở chỉ huy
Trong tổng số 156,4 km biên giới với Tây Berlin, 43,7 km nằm trong thành phố Berlin và 112,7 km nằm trong tỉnh Potsdam.
Có 63,8 km chạy qua khu vực có công trình xây dựng, 32 km xuyên qua
vùng có rừng, 22,65 km qua đồng trống và 37,95 km nằm cạnh sông hay hồ.
Cấu trúc
Vào thời gian cuối, hệ thống bảo vệ biên giới bao gồm (từ hướng của Đông Đức):
- Tường bê tông hay rào sắt cao khoảng từ 2 đến 3 mét
- Dưới đất là hệ thống phát tín hiệu báo động khi chạm vào
- Rào sắt cao hơn đầu người có gắn kẽm gai và dây báo động
- Ngoài ra nhiều đoạn còn có chó đặc nhiệm, hào cản xe cơ giới và cản xe tăng, chỉ được hủy bỏ sau khi Tây Đức cho vay hằng tỉ đồng DM.
- Đường đi có chiếu sáng về đêm cho lực lượng biên phòng
- Tháp canh (tổng cộng 302 tháp vào năm 1989)
- Bức tường Berlin
- Trước đấy là vài mét lãnh thổ của nước Đông Đức.
Hệ thống bảo vệ biên giới này có chiều ngang tổng cộng khoảng từ 30 m đến khoảng 500 m (ở Quảng trường Potsdam)
tùy thuộc vào địa hình. Mìn và hệ thống súng bắn tự động không được lắp
đặt ở Bức tường Berlin nhưng được gắn dọc theo biên giới nội Đức.
Lực lượng bảo vệ
Theo thông tin của Bộ An ninh Quốc gia (Đông Đức), lực lượng biên
phòng của khu vực biên giới với Tây Berlin bao gồm 11.500 quân nhân và
500 nhân viên dân sự. Ngoài bộ tham mưu đóng ở Berlin-Karlshorst lực lượng này bao gồm 7 trung đoàn đóng tại Berlin-Treptow, Berlin-Pankow, Berlin-Rummelsburg, Hennigsdorf, Groß-Glienicke, Potsdam-Babelsberg và Kleinmachnow cũng như là 2 trung đoàn tập huấn tại Wilhelmshagen và Oranienburg.
Mỗi trung đoàn có 5 đại đội biên phòng, ngoài ra là mỗi một trung đội
của các binh chủng công binh, truyền tin, vận tải, súng cối và pháo
binh, súng phóng lửa và một đội chó đặc nhiệm. Ngoài ra còn có thể có
một đại đội thuyền hải quân.
Lực lượng canh phòng biên giới có hơn 567[cần dẫn nguồn]
xe bọc thép chở quân, 48 súng cối, 48 đại bác chống tăng, 114 súng
phóng lửa cũng như là 156 xe bọc thép hay xe công binh và 2.295 xe cơ
giới khác. Ngoài ra là 992 chó đặc nhiệm[cần dẫn nguồn].
Vào một ngày bình thường có khoảng 2.300[cần dẫn nguồn] quân nhân nhận nhiệm vụ canh phòng trực tiếp tại biên giới và vùng cận biên giới.
Cửa khẩu
Tại Bức tường Berlin có 25 nơi qua biên giới, 13 cửa khẩu cho đường ô
tô, 4 cho tàu hỏa và 8 cửa khẩu đường sông, chiếm 60% tất cả các cửa
khẩu biên giới giữa Đông Đức và Tây Đức. Sau khi hai nước Đức thống nhất
tiền tệ vào ngày 1 tháng 7 năm 1990, toàn bộ các cửa khẩu biên giới nội
địa Đức được hủy bỏ. Một vài phần còn lại được giữ làm kỷ niệm.
Nạn nhân của Bức tường Berlin và những người bắn
Nạn nhân
Thông tin về con số những người chết tại Bức tường Berlin chứa nhiều
mâu thuẫn và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa chắc chắn vì những vụ việc
này đã được Đông Đức che đậy một cách có hệ thống. Vào năm 2000 Viện
công tố Berlin cho biết con số có thể minh chứng được của những nạn nhân
đã chết vì bạo lực tại Bức tường Berlin là 86 người. Theo tin tức ghi
nhận của tổ chức 13 tháng 8 thì số người bị thiệt mạng lên đến 1135.
Theo sự điều tra của Staatsanwaltschaft văn phòng tổng kiểm sát trưởng
của Bá Linh thì có 270 trường hợp các nạn nhân bị nhà cầm quyền đông Đức
hành hình rất dã man. 421 người vượt tường tìm tự do bị quân đội cộng
sản Đức hạ sát.
Từ tháng 8 năm 2005 một dự án được Hội Bức tường Berlin (Verein Berliner Mauer)
cùng với Trung tâm nghiên cứu lịch sử đương đại Potsdam tiến hành với
mục đích điều tra con số chính xác của những nạn nhân bức tường và lịch
sử của những nạn nhân này.[6].
Nạn nhân đầu tiên của Bức tường là Ida Siekmann, người đã tử nạn khi nhảy từ cửa sổ của một căn nhà trên đường Bernau (Bernauer Straße) xuống vào ngày 22 tháng 8 năm 1961. Vào ngày 24 tháng 8
năm 1961 các phát súng đầu tiên đã bắn chết Günter Litfin, 24 tuổi,
trong khi anh cố chạy trốn ở gần Nhà ga trên đường Friedrich. Trong năm 1966 hai trẻ em 10 và 13 tuổi đã bị bắn chết bởi 40 phát súng. Nạn nhân cuối cùng bị bắn chết là Chris Gueffroy vào ngày 6 tháng 2 năm 1989.
Theo nhiều dự tính, khoảng 75.000 người đã phải ra tòa án trong Đông
Đức vì tội chạy trốn, tội mà theo điều 213 Bộ Luật hình sự nước Đông Đức
có thể lãnh án đến 8 năm tù. Những ai giúp đỡ chạy trốn còn có thể bị
án tù chung thân.
Xử án những người bắn
Các vụ án xử những người ra lệnh bắn kéo dài cho đến mùa thu năm 2004. Thuộc vào trong số những người chịu trách nhiệm bị xử án là Erich Honecker, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và người kế nhiệm Egon Krenz, các thành viên của Hội đồng Quốc phòng Erich Mielke, Willi Stoph, Heinz Keßler, Fritz Streletz và Hans Albrecht, bí thư tỉnh Suhl, cũng như là một vài tướng lãnh như cựu chỉ huy lực lượng biên phòng (1979-1990), đại tướng Klaus-Dieter Baumgarten.
Tổng cộng có 35 người được trắng án, 44 người bị tù treo và 11 người
lãnh án tù giam, trong đó Albrecht, Streletz và Kessler cũng như là
Baumgarten đã lãnh án từ 4 năm 6 tháng đến 7 năm 6 tháng tù giam. Trong
tháng 8 năm 2004 Hans-Joachim Böhme và Werner Lorenz, cựu thành viên của
Bộ Chính trị, đã nhận án treo từ Tòa án Berlin (Landgericht Berlin).
Tưởng niệm
Viện bảo tàng Bức tường Berlin tại Checkpoint Charlie
Viện bảo tàng Bức tường ở Checkppoint Charlie ngay tại biên giới nội địa Đức ngày trước được nhà sử học Rainer Hildebrandt khai trương trong năm 1963
và do Cộng đồng Ngày 13 tháng 8 chịu trách nhiệm vận hành. Viện bảo
tàng là một trong những viện bảo tàng có du khách đến tham quan nhiều
nhất của Berlin. Viện trưng bày hệ thống bảo vệ biên giới, tư liệu về
các cuộc chạy trốn thành công và các phương tiện đã được sử dụng để bỏ
trốn như khinh khí cầu, ô tô hay một tàu ngầm nhỏ. Giám đốc hiện nay là góa phụ của người sáng lập, bà Alexandra Hildebrandt.
Khu tưởng niệm Bức tường Berlin tại đường Bernau
Khu tưởng niệm Bức tường Berlin trên đường Bernau được hoàn thành vào cuối thập niên 1990 bao gồm đài tưởng niệm, Trung tâm tư liệu Bức tường Berlin và ngôi nhà thờ hòa giải.
Đài tưởng niệm xuất phát từ một cuộc thi đua do Liên bang tổ chức và được khánh thành vào ngày 13 tháng 8 năm 1998 sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt kéo dài. Trung tâm tư liệu do một hiệp hội vận hành và được khai trương vào ngày 9 tháng 11 năm 1999. Nhà thờ hòa giải của Cộng đồng hòa giải Tin Lành được khánh thành vào ngày 9 tháng 11 năm 2000 và được xây dựng trên nền móng của Nhà thờ hòa giải đã bị giật sập trong năm 1985.
Lễ kỷ niệm 20 năm
Ba vị cựu lãnh đạo của Chiến tranh Lạnh, George H. W. Bush, Helmut Kohl, và Mikhail Gorbachev,
cùng có mặt tại Berlin ngày 31 tháng 10 năm 2009, để đánh dấu ngày đầu
tiên cho một loạt lễ kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường Berlin, mà cách đây
20 năm còn chia đôi thành phố này. Cả ba vị cựu lãnh đạo, vào khoảng
thời gian đó đều là lãnh đạo của Hoa Kỳ, của Cộng hòa Liên bang Ðức và của Liên Xô,
và mỗi người trong trách nhiệm của mình, đã đóng góp vào sự sụp đổ của
bức tường Berlin và từ đó đã đưa đến sự tái thống nhất nước Ðức vào
tháng 11 năm 1989, mà từ diễn tiến đó đã đưa đến sự kết thúc luôn của
cuộc Chiến tranh Lạnh.[7]
Cựu Thủ tướng Kohl, từng lãnh đạo nước Ðức được tái thống nhất, trong
các năm từ 1982 đến 1998, phải đi xe lăn, và phát biểu có phần khó
khăn, tuyên bố: "Chúng tôi, người Ðức, không có bao nhiêu điều để hãnh
diện về lịch sử của chúng tôi. Nhưng chúng tôi có tất cả các lý do để
được hãnh diện về sự tái thống nhất nước Ðức." Cựu Tổng thống Bush, lãnh
đạo Hoa Kỳ từ năm 1989-1993, cũng lên phát biểu trong buổi lễ đầy cảm
động này, không quên nhắc lại hàng chục ngàn người dân Ðông Ðức
đã không hề run sợ trước các sự đàn áp của chế độ Cộng sản Ðông Ðức, mà
xuống đường trong nhiều tháng liền đòi hỏi sự đổi mới của đất nước, dẫn
đến sự sụp đổ luôn của bức tường Berlin. Cựu Tổng thống Bush cũng nói
tiếp: "Thật là một niềm vui khi được có mặt tại nơi đây cùng với các bạn
lãnh đạo cũ của chúng tôi," và nhân đó ông đã nhiều lần ôm cựu Chủ tịch
Gorbachev và cựu Thủ Tướng Kohl, trong buổi lễ kéo dài hai tiếng đồng
hồ, được tổ chức tại rạp hát Friedrich Strasse, nằm về phía Ðông của Bức
Tường cũ. Ðiều đáng nhấn mạnh ở đây, là các diễn tiến lịch sử mà chúng
ta đang kỷ niệm ở đây bằng sự hiện diện của chúng ta, đã không hề được
dàn xếp tại Bonn, Moskva hay Washington DC, mà từ trong các trái tim và khối óc của các người đã bị mất các quyền thiêng liêng của họ quá lâu rồi."[8]
Cựu Tổng thống Bush, phải di chuyển bằng một chiếc gậy trống, tỏ ra
vui mừng khi gặp lại được các nhà lãnh đạo cũ, phát biểu tiếp như sau:
"Bức tường không thể nào xóa nhòa được giấc mơ của chúng ta, đó là một
nước Ðức duy nhất, một nước Ðức tự do và một nước Ðức hiên ngang." Cựu
Chủ tịch Liên Xô Gorbachev, từng được giải Nobel Hòa bình
vì sự đóng góp của ông vào việc kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh cùng với
năm Bức Tường sụp đổ, tuyên bố rằng hai sự kiện trên đã đứng đầu một
thập niên của sự xích lại giữa hai khối "mà những người anh hùng chính
là dân chúng." Vị chủ tịch cuối cùng của Liên Xô nhấn mạnh tiếp: "Không
có ai trong ba chúng ta muốn giành lấy các thành quả của các thế hệ tiền
nhiệm," sau khi ngợi khen việc Tổng thống Bush đã giữ vững tay chèo của
đất nước Hoa Kỳ, trong suốt thời kỳ lịch sử đó.[9]
Khoảng 1.800 khách mời, trong đó có ba vị cựu lãnh đạo trên, còn có thủ tướng Ðức vừa tái cử Angela Merkel, các cựu thủ tướng Hungary Miklos Nemeth và Balan Tadeus Mazowiecki,
cùng hàng chục vị đại sứ, tham dự lễ kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường
Berlin này, nằm trong lễ kỷ niệm kéo dài một tuần lễ cho đến ngày 9
tháng 11, 2009.[10]
Hình ảnh
Đọc thêm
Chú thích
- ^ a ă (tiếng Anh) 1963: Kennedy: 'Ich bin ein Berliner', BBC
- ^ Toàn văn diễn văn và phim Video. Nguyên văn: "Freedom has many difficulties and democracy is not perfect. But we have never had to put a wall up to keep our people in -- to prevent them from leaving us"
- ^ (Tạm
dịch:) Một tài liệu 7 trang ghi ngày 1-10-1973 được tìm thấy tuần trước
trong một kho lưu trữ tại thành phố Magdeburg, trong số giấy tờ của một
lính biên phòng Đông Đức. Tài liệu viết: "Không do dự sử dụng hỏa
lực, kể cả khi các cuộc vượt biên có phụ nữ và trẻ em tham gia, điều mà
những kẻ phản bội thường xuyên lợi dụng."
Nguyên văn: The seven-page document dated 1 tháng 10 năm 1973, was found last week in an archive in the eastern city of Magdeburg, among the papers of an East German border guard. "Do not hesitate with the use of a firearm, including when the border breakouts involve women and children, which the traitors have already frequently taken advantage of," it reads.
Dẫn theo BBC: [1] (Cập nhật lần cuối: Sunday, 12 tháng 8 năm 2007, 13:40 GMT) - ^ Hans-Hermann Hertle: Chronik des Mauerfalls
- ^ Chronik der Mauer: 9. tháng 11 năm 1989
- ^ Bericht der Berliner Zeitung vom 11. tháng 8 năm 2006
- ^ 20 Jahre Mauerfall:: Start
- ^ http://www.germany.info/Vertretung/usa/en/10__Press__Facts/03__Infocus/04__Without__Walls/__Main__S.html
- ^ the Wall in the World 2009 - 20th anniversary of the Fall of the Wall - - Goethe-Institut
- ^ Palestinians break Israel's wall - Middle East - Al Jazeera English
Tham khảo
- Peter Feist: Die Berliner Mauer. Der historische Ort. Bd 38. Kai Homilius, Berlin 2004 (4. Aufl.). ISBN 3-931121-37-2 (Leseprobe)
- Thomas Flemming, Hagen Koch: Die Berliner Mauer. Geschichte eines politischen Bauwerks. Bebra, Berlin 2001. ISBN 3-930863-88-X
- Hertle, Jarausch, Kleßmann (Hrsg.): Mauerbau und Mauerfall. Berlin 2002. ISBN 3-86153-264-6
- Andreas Hoffmann, Matthias Hoffmann: Die Mauer – Touren entlang der ehemaligen Grenze. Nicolai, Berlin 2003. ISBN 3-87584-968-X
- Axel Klausmeier, Leo Schmidt: Mauerreste – Mauerspuren. Westkreuz, Berlin/Bonn 2004. ISBN 3-929592-50-9
- Klaus Liedtke (Hrsg.): Vier Tage im November. Mit Beiträgen von Walter Momper und Helfried Schreiter. Stern-Buch. Verlag Gruner + Jahr, Hamburg 1989 (mit einer persönlichen Betrachtung des Regierenden Bürgermeisters von Berlin Walter Momper unter dem Titel Diese Nacht war nicht zum Schlafen da, einer Fotochronik vom 9. bis 12. tháng 11 năm 1989, einem Beitrag des Schriftstellers, DDR-Oppositionellen und Publizisten Helfried Schreiter unter dem Titel Der lange Marsch in die November-Revolution, einer Fotochronik Wie es dazu kam, einer Zeittafel Opposition in der DDR: Die Chronik der Ereignisse und einem Fotonachweis). ISBN 3-570-00876-2
- Joachim Mitdank: Berlin zwischen Ost und West. Erinnerungen eines Diplomaten. Edition Zeitgeschichte. Bd 14. Kai Homilius, Berlin 2004. ISBN 3-89706-880-X (Leseprobe)
- Jürgen Rühle, Gunter Holzweißig: 13. tháng 8 năm 1961 – Die Mauer von Berlin. Edition Deutschland Archiv. Köln 1988 (3.Aufl.). ISBN 3-8046-0315-7
- Thomas Scholze, Falk Blask: Halt! Grenzgebiet! Leben im Schatten der Mauer. Berlin 1992. ISBN 3-86163-030-3
- Hans-Hermann Hertle: Chronik des Mauerfalls. Die dramatischen Ereignisse um den 9. tháng 11 năm 1989. Ch. Links, Berlin 1996, 2006 (10.Aufl.). ISBN 3-86153-113-5
- Peter Brinkmann: Schlagzeilenjagd. Bastei-Lübbe, Bergisch Gladbach 1993. ISBN 3-404-60358-3
Berlin
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Berlin | |
Huy hiệu | Vị trí |
Hành chính | |
Quốc gia | Đức |
---|---|
Bang | Berlin |
Huyện | không (Bang tự do) |
Thị trưởng | Klaus Wowereit |
Đảng cầm quyền | SPD / Die Linke |
Số liệu thống kê cơ bản | |
Diện tích | 891,85 km² (344,3 mi²) |
Cao độ | 34 - 115 m |
Dân số | 3.468.900 [1] |
- Mật độ | 3.890 /km² (10.074 /sq mi) |
- Đô thị | 4.429.847 |
Các thông tin khác | |
Múi giờ | CET/CEST (UTC+1/+2) |
Biển số xe | B (for earlier signs see note)[2] |
Mã bưu chính | 10001–14199 |
Mã vùng | 030 |
Website | berlin.de Tọa độ: 52°30′2″B 13°23′56″Đ |
Berlin (Phát âm tiếng Đức: [bɛɐ̯ˈliːn] ( nghe); hay còn được gọi trong tiếng Việt là Béc-lin hay là Bá Linh)
là thủ đô, là một trong 16 tiểu bang của liên bang Đức. Với hơn 3.45
triêu người dân, đây là thành phố lớn nhất trong nước Đức. Tính trong Liên minh châu Âu, Berlin là thành phố lớn thứ hai, sau Luân Đôn.[3]
Nằm ở miền Đông Bắc nước Đức, Berlin là trung tâm của khu vực đô thị
Berlin-Brandenburg, trong đó có khoảng 4.5 triệu người đến từ hơn 190
quốc gia trên thế giới.[4] Nằm trong vùng Đồng bằng Châu Âu, Berlin bị ảnh hưởng bởi khí hậu ôn đới theo mùa. Khoảng 1/3 diện tích của thành phố là rừng, công viên, vườn, sông và hồ, do đó thành phố này luôn có một bầu không khí trong lành.[5]
Được ghi nhận lần đầu tiên vào thế kỷ 13, Berlin từng là thủ đô của Vương quốc Phổ (1701-1918), Đế chế Đức (1871-1918), Cộng hòa Weimar (1919-1933) và Đệ Tam Quốc Xã (1933-1945).[6] Vào những năm 1920, Berlin là thành phố lớn thứ ba trên thế giới.[7]
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thành phố đã bị liên
quân bốn nước chiếm đóng, và sau đó các khu vực do Anh, Pháp, Hoa Kỳ
chiếm đóng được hợp nhất và trở thành Tây Berlin, được bao quanh bởi Bức tường Berlin và phần còn lại do Liên Xô chiếm đóng trở thành Đông Berlin (thủ đô của Cộng hòa Dân chủ Đức).[8]
Sau khi nước Đức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990, Berlin trở thành
thủ đô của toàn liên bang Đức, lưu trữ 147 đại sứ quán nước ngoài.[9] Sau Quyết nghị Thủ đô của Quốc hội liên bang Đức (Deutsche Bundestag) vào năm 1991 thành phố cũng thực thi chức năng của mình là trụ sở của chính phủ và quốc hội từ năm 1999.[10]
Berlin là một trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của châu Âu[11].
Đô thị lớn này là một điểm nút giao thông và một trong những thành phố
thu hút được nhiều khách du lịch nhất của lục địa này. Nhiều trường đại
học, viện nghiên cứu, nhà hát và viện bảo tàng tại Berlin có danh tiếng
quốc tế.
Mục lục
Địa lý
Vị trí địa lý
Berlin nằm ở phía Đông Bắc nước Đức và được bao quanh bởi tiểu bang Brandenburg. Berlin cách biên giới với Ba Lan 70 km và là một trong những khu vực đông dân cư nhất nước Đức.
Khu vực Berlin ngày nay nằm giữa hai vùng cao Barnim và Teltow. Trung tâm lịch sử của Berlin trước đây bé hơn rất nhiều và được hình thành trong một thung lũng, ở bên bờ sông Spree tại nơi hẹp nhất của sông này. Sông Spree chảy từ hướng Đông sang Tây và đổ vào sông Havel ở tận cùng phía tây của quận Spandau. Sông Havel chảy theo hướng Bắc-Nam này tạo nên các hồ lớn ở Berlin như hồ Tegeler hay hồ Wannsee[12].
Phần lớn khu vực Berlin ngày nay nằm ở trên hai vùng cao này: phần lớn các quận Reinickendorf và Pankow nằm trên Barnim, trong khi phần chính của các quận như Charlottenburg-Wilmersdorf, Steglitz-Zehlendorf, Tempelhof-Schöneberg và Neukölln thì nằm trên Teltow.
Điểm cao nhất của Berlin là điểm cao nhân tạo Teufelsberg (114,7 m trên mực nước biển) được đắp lên từ những đống đổ nát sau Đệ nhị thế chiến và điểm cao tự nhiên Müggelberge (115,4 m) trong quận Treptow-Köpenick. Chiều dài nhất từ Đông sang Tây vào khoảng 45 km, theo hướng Bắc-Nam khoảng 38 km
Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình cả năm ở Berlin-Dalem là 9,2 °C và lượng mưa trung bình hằng năm là 579 mm.
Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 và tháng 8 với nhiệt độ bình
quân là 18,4 hay 17,8 °C, tháng lạnh nhất trong năm: tháng 1 và tháng
2, nhiệt độ trung bình là 0,5 và 1,2 độ Celsius[13].
Tháng 7 là tháng có mưa nhiều nhất, trung bình là 67 mm, tháng có mưa ít nhất là tháng 2, trung bình 36 mm.
Nguồn: worldweather.org [13] 26 July, 2007.
Lịch sử
Cölln, phần của thành phố đôi Berlin-Cölln được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1237, tiếp theo đó là Berlin vào năm 1244. Hai thành phố nằm hai bên bờ của sông Spree được nối liền bởi chiếc cầu bắc qua sông Spree đó là điểm hẹp nhất của sông. Vào năm 1307, hai thành phố có tòa thị chính chung.
Từ năm 1415 Friedrich I lên làm Tuyển hầu tước (Kürfürst) của xứ Brandenburg, trị vì lãnh địa cho đến năm 1440. Dòng dõi nhà Hohenzollern đóng đô tại thành Berlin cho đến năm 1918, đầu tiên là Tuyển hầu tước của xứ Brandenbrg, rồi là Vua của Vương quốc Phổ và cuối cùng là Hoàng đế của Đế chế Đức.
Cuộc Chiến tranh Ba mươi năm từ năm 1618 đến năm 1648 đã mang lại hậu quả nặng nề cho Berlin: 1/3 nhà cửa bị hư hỏng, dân số giảm chỉ còn một nửa. Friedrich Wilhelm (Brandenburg), được biết dưới danh hiệu đại tuyển hầu (Großer Kurfürst),
kế tục sự nghiệp của cha vào năm 1640. Ông bắt đầu một chính sách nhập
cư và khoan dung về tôn giáo. Từ năm sau đó các thành phố vùng ngoại ô Friedrichswerder, Dorotheenstadt và Friedrichstadt được thành lập.
Ở thế kỷ 17, Berlin được mở rộng thêm ra các khu vực ngoại thành. Vao năm 1701, Friedrich I được phong thành vua của Phổ và đóng đô tại thành Berlin. Nhà vua rắp tâm gầy dựng kinh kỳ Berlin trở nên hoa lệ chả kém Versailles bên Pháp: ông khuếch trương lối kiến trúc barốc, cho hoàn thất tân cung của thân phụ ông tại Köpenick và chuyển Oranienburg từ một pháo đài tạm bợ, nhỏ nhoi thành một cung điện nguy nga tráng lệ. Vài dặm về phía Tây kinh đô, ông ban cho Hoàng hậu Sophie Charlottes (nguyên là Công chúa Anh Quốc) một cung điện đẹp đẽ tại Lietzenburg, bắt chước theo lối của Hoàng cung Schönbrunn của các Hoàng đế La Mã Thần thánh tại kinh thành Viên.
Nhà làm vườn người Pháp tài hoa là Le Nôtre được nhà vua truyền lệnh
cho thiết kế nên cung điện này. Sau này nàng Sophia Charlottes qua đời,
nhà vua đổi tên cung điện thành Charlottenburg để tưởng nhớ đến nàng. Nhưng nhà vua vẫn chú tâm hơn cả đến việc xây cất Hoàng cung Stadtschloss trong chốn kinh kỳ. Hoàng cung này vốn được phát triển dần dần kể từ đời Tuyển hầu tước Friedrich II hồi thế kỷ 15.
Thoạt đầu nhà vua Friedrich I chỉ tiếp nối phần mà cha ông còn dang dở,
nhưng sau khi khởi lập Vương quốc Phổ thì ông quyết tâm gầy dựng Hoàng
cung đồ sộ hơn hẳn. Nhà kiến trúc kỳ tài Andreas Schlüter được nhà vua giao phó trọng trách, và ông đã làm nên một trong những cung vua hoành tráng nhất ở phía Bắc dãy Anpơ,
và có lẽ là cung điện lộng lẫy nhất của kiến trúc ba-rốc Đức. Thậm chí
có ý kiến còn cho rằng giá như cung điện được xây đúng theo ý tưởng của
nhà vua Friedrich I thì nó sẽ dập tắt sự huy hoàng của Hoàng cung
Versailles. Bên ngoài những bức tường thành Berlin có từ thời kỳ Trung đại, nhà vua cho làm nên đại lộ đầu tiên, qua việc mở con đường có hàng cây đoan ở hướng Tây. Đó là Đại lộ Unter den Linden, và ở đầu đại lộ nhà vua lệnh cho xây nên xưởng làm vũ khí đạn dược, lại là một kiệt tác kiến trúc ba-rốc nữa có những điểm tương xứng với khoảng đất trước bảo tàng Louvre trứ danh. Tuy kinh kỳ Berlin trở nên phồn vinh, huy hoàng (chỉ sau mỗi Dresden trên đất Đức),[14] nhưng những cung điện xa hoa của ông ít ai quan tâm và cho đến năm 1713 thì Vương quốc Phổ hãy còn nhỏ bé và không mạnh mẽ gì.[15]
Từ tháng 1 năm 1710 các thành phố Berlin, Cölln, Friedrichswerder, Dorotheenstadt và Friedrichstadt
được sát nhập lại với nhau trở thành kinh đô và là nơi ngự trị của nhà
vua. Không lâu sau đó, các khu vực ngoại thành mới lại được hình thành. Viện Hàn lâm Nghệ thuật Berlin được thiết lập vào năm 1696, và viện Hàn lâm Khoa học Berlin cũng được thiết lập vào năm 1700 dưới triều vua Friedrich I.[16] Một trong những viện sĩ lừng danh của Viện Hàn lâm Khoa học Berlin này là nhà triết học - toán học Gottfried Leibniz, được Hoàng hậu Sophia Charlottes hết mực mến mộ.[17] Sang đời vua Friedrich Wilhelm I (trị vì: 1713 - 1740), nhà vua tiến hành cải cách đất nước. Vốn chán ghét xa hoa, ông chỉ tập trung vào việc xây dựng lực lượng Quân đội Phổ ngày một lớn mạnh. Khi còn ở ngôi Thái tử,
ông đã gắn bó với thái ấp của mình tại Wuterhausen ở phía Đông Nam kinh
thành Berlin, nơi ông gầy dựng một đội Cận Vệ hùng hậu.[14] Dù phụ vương của ông có cho thiết kế căn phòng hổ phách tuyệt đẹp tại Hoàng cung, ông đã tặng cả căn phòng này cho Sa hoàng Pyotr Đại Đế mang về nước Nga,
trong một chuyến viếng thăm kinh đô Phổ làm Sa hoàng phải thán phục
trước vẻ đẹp của căn phòng ấy. Đổi lại, nhà vua Friedrich Wilhelm I nhận
lấy một nhóm chiến binh vũ dũng của Sa hoàng. Vào năm 1717,
một quý tộc trong chuyến lên kinh có miêu tả rằng kinh đô không có gì
nổi bật ngoài những chiến binh điêu luyện. Cung đình Berlin trở thành
đại bản doanh của nhà vua, và trong những công viên Hoàng gia Berlin,
người ta thường thấy những Sĩ quan Quân đội, thay vì các Kỵ sĩ và phu
nhân quý tộc dạo chơi như ở tiên triều.[18] Nhờ chính sách kinh tế đúng đắn, ngân khố quốc gia Berlin được mở rộng. Thời bấy giờ người Do Thái
ngày càng quy tụ về chốn kinh đô, nhà vua có những quan điểm khác nhau
về họ. Dù sao đây nữa thì ông cũng cho rằng Triều đình cần phải đối đãi
công bằng với dân Do Thái và đổi lại họ phải có tinh thần trung quân.[19] Các nhà du hành cũng thường hay đến kinh kỳ Berlin để tham quan phố phường cùng với những chiến binh tinh nhuệ của Hoàng gia.[20]
Nhìn chung, nếu tiên vương Friedrich I đã đưa Berlin trở thành một
"Athena của phương Bắc" thì với nhà vua Friedrich Wilhelm I, Berlin
chuyển mình thành một "Sparta của phương Bắc".[21]
Friedrich lên làm vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786). Khác với phụ vương Friedrich Wilhelm I, vị anh quân này khuếch trương văn hóa, đưa kinh thành Berlin trở nên một "Tân Athena".[22] Như nhà văn hào nước Pháp là Voltaire có viết thư gửi cho ông: "Dưới sự trị vì của Người Berlin sẽ trở thành một Athena của Đức, và có thể là của cả châu Âu".[23] Tuy nhiên, vào ngày 16 tháng 12 năm 1740, nhà vua rời khỏi kinh đô và dẫn đại quân vượt qua sông Crossen, mở ra cuộc Chiến tranh Silesia lần thứ nhất chống lại nước Áo.[24] Quân Phổ đại thắng, và chính tại Berlin một Hiệp định được ký kết vào ngày 28 tháng 7 năm 1742 theo đó Áo nhường Silesia cho Phổ.[25] Nhưng do tình hình trở nên không có lợi, nhà vua thân chinh thống suất 4 vạn đại quân rời khỏi Berlin mà đánh xứ Bohemia vào năm 1744, mở ra cuộc Chiến tranh Silesia lần thứ hai.[26] Tuy chiến dịch phạt Bohemia không thành nhưng quân Phổ đại phá tan nát quân Áo trong trận Hohenfriedberg tại Silesia vào năm 1745, sau đại thắng nhà vua Friedrich II Đại Đế kéo quân về kinh đô.[27] Nhưng tiếp theo đó vài trận đánh lớn nữa diễn ra tại Silesia và Sachsen,
dù có lần liên quân Áo - Sachsen lập kế hoạch tiến chiếm Berlin nhưng
đều bị nhà vua Friedrich II Đại Đế đập cho tan tành. Và, đến cuối năm
1745 thì vị vua anh hùng mới ca khúc khải hoàn kéo đoàn binh chiến thắng
vào thành Berlin, trong niềm hân hoan thắng trận. Nhân dân đổ xô ra
đường đón chào vị vua thiên tài với nhiệt huyết dâng trào.[28][29] Nhà vua khi ấy vừa là một dũng tướng mà vừa là một nhà hiền triết, bảo trợ nghệ thuật, tạo điều kiện cho nền văn hóa Berlin nở rộ. Với tinh thần ưa chuộng nhạc kịch, ông xuống lệnh cho nhà kiến trúc tài hoa Hans Georg Wenzeslaus von Knobelsdorff xây dựng Nhà hát lớn Berlin vào năm 1742.[30] Tuy nước Phổ khi ấy theo Kháng Cách nhưng nhà vua cho xây Đại giáo đường Thánh Hedwig của Công giáo ngay giữa chốn kinh kỳ vào năm 1747, như một phần của chính sách khoan dung tôn giáo của ông.[31] Các nghệ sĩ tài hoa đều được nhà vua triệu về kinh đô, đưa Berlin "Spart" quả thật trở thành một "Athena".[32]
Như một hoạt động nhân đạo của nhà vua sau chiến thắng, ông cho lập trại Thương binh (Invalidenhaus) tại kinh đô để đón nhận 600 cựu chiến binh hưởng trợ cấp vào sinh sống.[30] Thương binh Nhưng cũng trong năm 1747 thì nhà vua Friedrich II Đại Đế dời về ngự tại Hoàng cung Sans Souci tại Potsdam, chứ không ngự ở kinh thành Berlin nữa.[30] Ông chỉ dùng cung Charlottenburg làm nơi giám sát các hoạt động tập dợt và duyệt binh của ba quân.[33] Ông còn vời nhà văn hào Voltaire sang Phổ để trau dồi tri thức vào năm 1750, và trên đường đến Hoàng cung Potsdam thì Voltaire có đến Berlin. Ông có miêu tả rằng kinh đô Phổ to lớn hơn và được bố trí tốt hơn Paris,
mà khi ấy sinh hoạt thường nhật của người Phổ là các buổi hòa nhạc, các
lễ duyệt binh, đọc sách và học tập. Voltaire cũng cho biết nơi đây có
những cung điện, nhà hát, những nàng Công chúa đầy quyến rũ, những góa
phụ thân thiện và những cô hầu xinh xắn.[34] Nhà vua Friedrich II Đại Đế cũng cho lập nên diễn đàn "Forum Fredericianum" tại chốn kinh kỳ, để khuyến khích việc mở mang văn hóa đất nước.[35]
Diễn đàn này nằm ở bên trái thư viện Hoàng gia, bên phải Nhà hát và
đằng sau Đại giáo đường Thành Hedwig, là bằng chứng kiến trúc cho sự nở
rộ của nền văn hóa Phổ dưới triều đại của ông.[36] Cuộc Chiến tranh Bảy Năm nổ ra vào năm 1756 giữa Phổ và liên minh Áo - Pháp - Nga, khi ấy kinh đô được phòng thủ rất mềm yếu.[37] Khi nhà vua đi chiến chinh ở phương xa, quân Khinh Kỵ binh Áo do Tướng András Hadik de Futak chỉ huy tiến chiếm Berlin vào ngày 16 tháng 10 năm 1757, Tướng Von Rochow là Thị trưởng thành phố lại không dám đánh địch.[38] Nhưng sau khi người Phổ cống nạp 20 vạn thaler thì quân Áo rút lui mà chẳng gây tổn hại nào cả.[39]
Sau khi nhà vua đại bại trong trận Kunersdorf vào năm 1759
thì Berlin lâm vào hiểm nguy, nhưng người Phổ đã chặn được đường tiến
của quân Nga - vốn đã rệu rã sau trận Kunersdorf - vào kinh đô.[40] Bản chất của nhà nước quân chủ quân sự Phổ còn thể hiện qua địa hình, như vào năm 1760 một Thống chế Áo có miêu tả về làng mạc xung quanh kinh đô đứng trên đồng bằng trong như các Tiểu đoàn Bộ Binh.[41] Vào ngày 7 tháng 10
năm 1760, sau khi nhà vua đại thắng quân Áo tại Silesia thì một đạo
quân Áo khác cùng quân Nga và quân Sachsen tràn vào Berlin. Sự kiện này
mang lại tổn hại nặng nề cho nền công nghiệp đạn dược của Phổ, song xưởng dệt quan trọng Lagerhaus vẫn nguyên vẹn.[42]
Quân Sachsen cũng cướp phá các cung vua phủ chúa để trả đũa việc nhà
vua Friedrich II Đại Đế cho quân bắn phá khốc liệt vào kinh thành
Dresden ít lâu trước đó.[43] Nhà vua kéo đại binh về giải phóng kinh kỳ.[44] Cuối cùng, thấy ông đang hành binh về, liên quân rút lui vào ngày 12 tháng 8.[45]
Vào năm 1763 thì nước Phổ toàn thắng cuộc Chiến tranh Bảy Năm,
và thị dân Berlin hy vọng Đức Vua anh dũng sẽ quay về với họ. Lễ khải
hoàn được tổ chức, và vua sẽ được đưa từ xa giá lên một chiếc xe ngựa
bốn bánh mạ vàng mới mẻ được. Với nhiệt huyết sốt sắng, toàn dân tụ họp,
các đội dân binh vận quân phục mới tổ chức diễu binh. Dù nhà vua vốn
chẳng yêu thích gì Hoàng cung Berlin nhưng ông nghĩ rằng mình sẽ về đến
lúc 10 giờ sáng ngày 30 tháng 3. Song, ông không hề muốn tổ chức lễ lạc hân hoan nhốn nháo gì cả. Nhà hiền triết Jean-Baptiste de Boyer, Hầu tước Argens
khuyên vua rằng đây là dịp đại lễ, để thần dân được chứng kiến vị Quân
vương của họ, vì ông là người chiến thắng kẻ thù, giải phóng kinh đô,
cứu dân cứu nước. Tuy nhiên, nhà vua bỏ ngoài tai và ông về kinh thành
bằng đường vòng.[46] Về cuối đời Friedrich II Đại Đế, những cuộc diễn tập ba quân tại Berlin cũng được tổ chức vào tuần thứ ba của tháng 5.[47] Trong suốt triều đại của ông, trào lưu Khai Sáng nở rộ tại chốn kinh kỳ Berlin, với nhiều danh sĩ (chẳng hạn như Friedrich Nicolai.[48]
Những nhóm văn sĩ, thi sĩ giàu cảm hứng cũng thường tụ tập với nhau để
trau dồi kiến thức. Điển hình như là những danh sĩ kết thân với thầy
giáo dạy Trường Thiếu Sinh quân Berlin Karl Wilhelm Ramler, như
Friedrich Nicolai, nhà soạn kịch Gotthold Ephraim Lessing, nhà thơ yêu nước Johann Wilhelm Ludwig Gleim, học giả Kinh Thánh Moses Mendelssohn, nhà luật học Johann Georg Sulzer và nhiều trí thức khác.[49]
Vào năm 1861, các khu vực ngoại ô Wedding, Moabit, Tempelhofer và Schöneberger được sát nhập thêm vào Berlin. Vào năm 1871, Berlin trở thành thủ đô của đế chế Đức mới được hình thành. Sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, vào năm 1918 nước Cộng hòa Weimar được thành lập tại Berlin. Với Luật Berlin Lớn năm 1920,
thành phố này được mở rộng thêm các thành phố lân cận, cũng như các
quận, huyện xung quanh Berlin. Khi đó dân số Berlin vào khoảng 4 triệu
người.
Sau khi đảng Quốc xã lên nắm quyền năm 1933, Berlin trở thành thủ đô của Đế chế thứ ba. Thế vận hội mùa hè năm 1936 được tổ chức tại Berlin. Đảng Quốc xã
có lập nên các kế hoạch xây dựng Berlin thành thủ đô Germania của toàn
thế giới. Tuy nhiên ý định này bị thất bại do thua trong Đại chiến thế giới lần thứ hai.
Bom đạn chiến tranh đã phá hủy phần lớn các khu vực ở Berlin. Vào ngày 16 tháng 4 năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô phát động chiến dịch Berlin. Quốc trưởng Adolf Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4, và thủ đô thất thủ vào ngày 2 tháng 5 năm 1945.[50]
Sau khi Đức Quốc Xã đầu hàng, Berlin bị chia giống như toàn thể nước
Đức thành 4 phần. Các khu vực đóng chiếm của quân liên minh phương tây: Mỹ, Anh và Pháp tạo thành Tây Berlin, còn khu vực đóng chiếm của Liên Xô tạo thành Đông Berlin[51].
Tuy nhiên một bộ lãnh đạo cho cả Berlin được thành lập bởi 4 quân liên
minh này. Sự khác biệt về đường lối chính trị giữa quân đội đồng minh
phương tây và Liên Xô dẫn đến việc phong tỏa Tây Berlin vào năm 1948/1949. Quân đội đồng minh phương tây đã trả lời hành động này bằng cách tiếp tế Berlin bằng đường không[52].
Sau khi nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập ở Tây Đức với nền kinh tế thị trường, và nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập ở Đông Đức với nền kinh tế kế hoạch tập trung, cuộc Chiến tranh lạnh trở nên sâu sắc hơn ngay cả ở Berlin. Trong khi nước Cộng hòa Liên bang Đức dời thủ đô về Bonn,
lúc đầu được xem như là một giải pháp tạm thời, thì Đông Berlin thành
thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Cao điểm của cuộc phân tranh
Đông-Tây được đạt tới với việc nước Cộng hòa Dân chủ Đức dựng lên Bức tường Berlin vào ngày 13 tháng 8 năm 1961 chia cách Đông và Tây Berlin. Sự đi lại giữa hai khu vực này chỉ có thể xảy ra ở một số điểm kiểm tra nhất định.
Mãi đến năm 1989, dưới áp lực đấu tranh của nhân dân Đông Đức bức tường thành ngăn cách mới bị phá bỏ. Vào năm 1990, hai nước Đức tái thống nhất thành nước Cộng hòa Liên bang Đức, và theo Hiệp ước Thống nhất Berlin trở thành thủ đô của nước Đức. Năm 1991 quốc hội Đức quyết định Berlin cũng là trụ sở chính phủ của Đức. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 1999 quốc hội và chính phủ bắt đầu làm việc tại Berlin.
Dân số
Theo thống kê, Berlin có tất cả 3.402.312 nhân khẩu vào tháng 9 năm 2006[53]. Trong số đó có 327.870 người được báo cáo là thất nghiệp vào tháng 1 năm 2005, chiếm tỉ lệ 19,4%.
Vào tháng 11 năm 2006 có 463.723 (13.9%) người nước ngoài từ 185 nước sống tại Berlin[54]. Độ tuổi trung bình của người Berlin trong năm 2004 là 41,7 tuổi. Điều này tương ứng với một sự gia tăng ở mức 2,5 tuổi trong vòng 12 năm.
Sự phát triển dân số
|
|
- Những số liệu trước năm 1860 đều là dự đoán. Các số liệu sau này do thống kê ghi lại.
Tôn giáo
Trong số khoảng 3,4 triệu người ở Berlin có 23% theo Tin Lành, 9% là Công giáo, 6% theo đạo Hồi, 0,4% theo đạo Do Thái và 60% không có tôn giáo[55].
Berlin là trụ sở của giáo khu tổng Giám mục Công Giáo cũng như là của
tổng Giám mục Tin Lành. Ngoài ra Berlin còn có 11 đền thờ đạo Hồi và 2
ngôi chùa Phật giáo.
Chính trị
Sau khi nước Đức tái thống nhất tái thống nhất vào ngày 3 tháng 10 năm 1990,
Berlin trở thành một tiểu bang thành phố độc lập của Đức. Berlin được
chia ra thành 12 quận. Bên cạnh đó, Berlin còn là thủ đô và trụ sở chính
phủ của nước Cộng hòa Liên bang Đức từ ngày 20 tháng 6 năm 1991.
Thủ đô
Nghị quyết Thủ đô của Quốc hội Liên bang Đức
lần thứ nhất sau tái thống nhất vào năm 1991 quyết định Berlin, thủ đô
của liên bang, sẽ là trụ sở của Quốc hội Liên bang, của chính phủ liên
bang và của Hội đồng Liên bang. Từ năm 1994 trụ sở của tổng thống liên bang cũng ở tại Berlin[56].
Trong năm 1999 một phần lớn chính phủ liên bang đã chuyển từ Bonn về
Berlin. Nhưng Berlin không phải là thủ đô tập trung vì phần lớn các cơ
quan liên bang nằm ở thành phố Bonn trực thuộc liên bang hay trong khác
thành phố khác[57].
Tiểu bang Berlin
Từ khi tái thống nhất hai quốc gia Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990,
Berlin là một tiểu bang của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Số quận trực
thuộc Berlin được giảm từ 23 xuống còn 12. Trong quốc hội tiểu bang
Berlin, theo Hiến pháp của Berlin là quyền lực lập pháp, hiện nay bao
gồm nghị sĩ của các đảng SPD, CDU, Đảng Cánh tả (tiếng Đức: Linkspartei), Đảng Xanh (Büdnis 90/Die Grüne) và FDP.
Chính phủ tiểu bang, quyền lực hành pháp, bao gồm thị trưởng và đến 8
nghị sĩ. Thị trưởng đương nhiệm đồng thời cũng là người đại diện cho
tiểu bang và thành phố.
Các quận
Sau cuộc cải cách vào ngày 10. tháng năm 1998 23 quận lẻ của Berlin trước đây được gộp lại thành 12 quận chính như hiện tại, bao gồm: Mitte, Friedrichshain-Kreuzberg, Pankow, Charlottenburg-Wilmersdorf, Spandau, Steglitz-Zehlendorf, Tempelhof-Schöneberg, Neukölln, Treptow-Köpenick, Marzahn-Hellersdorf, Lichtenberg và Reinickendorf.
Hành chính
Vì Berlin là một đơn vị hành chính thống nhất nên các quận không phải
là một đơn vị hành chính độc lập và vì thế mà phụ thuộc nhiều vào quốc
hội tiểu bang và các cơ quan hành chính dưới quyền của quốc hội tiểu
bang giám sát các quận trên bình diện hành chính. Mặc dù vậy, mỗi quận
đều có đại diện nhân dân riêng, hội đồng nhân dân quận (Bezirksverordnetenversammlung) bầu ra ủy ban quận (Bezirksamt)
bao gồm quận trưởng và 5 thành viên. Các quận trưởng họp thành Hội đồng
quận trưởng, có chủ tịch là người thị trưởng đương nhiệm, cố vấn cho
quốc hội tiểu bang.
Huy hiệu và cờ
Biểu tượng của Berlin là một con gấu màu đen đang đứng với lưỡi màu đỏ và móng vuốt màu đỏ, còn được gọi là Con gấu Berlin.
Nguồn gốc của con gấu biểu tượng không được biết rõ. Người ta phỏng
đoán rằng biểu tượng này có thể xuất phát từ người thành lập hầu quốc Brandenburg: Albrecht Gấu hay xuất phát từ diễn đạt cách phát âm của tên thành phố. Con gấu được nhìn thấy lần đầu tiên trên con dấu vào năm 1280. Tuy vậy, mãi đến thế kỷ 19
Con gấu Berlin mới vượt qua được chim đại bàng Brandenburg trở thành
huy hiệu của thành phố. Cờ tiểu bang Berlin có hình con gấu trên nền
trắng và 2 vạch đỏ ờ phía trên và phía dưới. Huy hiệu tiểu bang là con
gấu trên khiên bạc phía trên có một vương miện vàng.
Huy hiệu tiểu bang | Biểu tượng tiểu bang | Cờ tiểu bang | Cờ cơ quan tiểu bang |
Thành phố kết nghĩa
Los Angeles, USA (1967) | Paris, Pháp (1987) | ||
Madrid, Tây Ban Nha (1988) | Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ (1988) | ||
Moskva, Nga (1990) | Warszawa, Ba Lan (1991) | ||
Budapest, Hungary (1991) | Brussel, Bỉ (1992) | ||
Tashkent, Uzbekistan (1993) | Jakarta, Indonesia (1993) | ||
Thành phố Mexico, Mexico (1993) | Bắc Kinh, Trung Quốc (1994) | ||
Tokyo, Nhật Bản (1994) | Buenos Aires, Argentina (1994) | ||
Praha, Cộng hoà Séc (1995) | Windhoek, Namibia (2000) | ||
Luân Đôn, Liên hiệp Anh (2000) |
Kinh tế
Tổng sản phẩm quốc nội của Berlin trong năm 2006 là 80,3 tỉ Euro[58]. Để so sánh: thành phố Hamburg đạt 73,7 tỉ Euro tổng sản phẩm quốc nội với dân số chỉ vào khoảng gần một nửa, tiểu bang Brandenburg đạt 42,3 tỉ Euro với khoảng 2/3 dân số (Nguồn: Báo cáo của IHK 2000/2001).
Trên 80% doanh nghiệp thuộc vào khu vực thứ ba. Động cơ kinh tế chính hiện nay là khu vực dịch vụ với 591.000 lao động chiếm 41% trong tổng số lao động ở Berlin.
Truyền thông
Berlin là trụ sở của rất nhiều đài phát thanh và truyền thông địa phương cũng như toàn liên bang[59]. Bên cạnh các đài truyền hình như MTV, Nick, VIVA, VIVA Plus, Sat.1, N24, TV.Berlin hay FAB tại Berlin còn có nhiều đài phát thanh tư nhân. Các đài phát thanh và truyền hình thuộc nhà nước như RBB, Deutsche Welle TV và DeutschlandRadio
cũng có trụ sở tại Berlin. Góp phần vào tầm quan trọng chính trị của
thủ đô là các "studio thủ đô" của các đài phát sóng trên toàn liên bang
như ARD, ZDF hay RTL.
Đa số nhật báo được phát hành tại Berlin. Các báo lớn nhất là Berliner Zeitung, Berliner Morgenpost cũng như là Tagesspiegel, cả ba đều có một phần lớn chuyên về Berlin. Có tầm quan trọng trên toàn liên bang là tờ taz tự do cánh tả, tờ Welt bảo thủ, tuần báo bảo thủ cánh tả Junge Freiheit, tờ Neues Deutschland thiên về Đảng Cánh tả và tờ Neue Welt xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra ở Berlin còn có các tờ báo khổ nhỏ B.Z., Bild Berlin và Berliner Kurier.
Bên cạnh đó là có nhiều báo chuyên đăng quảng cáo như Berliner Woche, Berliner Abendblatt hay Zweite Hand; ngoài ra còn có nhiều tạp chí thành phố như der Tip, 030 hay Zitty.
Berlin cũng là trụ sở của nhà xuất bản Walter de Gruyter và Stringer.
Văn hóa và danh lam thắng cảnh
Nhà hát, hòa nhạc và hợp xướng
Berlin nổi tiếng với rất nhiều sân khấu[55]. Nổi tiếng nhất là Berliner Ensemble, Volksbühne (Sân khấu Nhân dân) ở Rosa-Luxemburg-Platz (Quảng trường Rosa Luxembourg), Schaubühne am Lehniner Platz, Theater des Westens (Nhà hát Phương Tây), Renaissance-Theater (Nhà hát Phục Hưng) và Deutsches Theater Berlin (Nhà hát Đức Berlin). Ngoài ra Berlin còn có 3 nhà hát opera: Staatsoper Unter den Linden (Nhà hát opera quốc gia Unter den Linden), Deutsche Oper Berlin (Nhà hát opera Đức ở Berlin) và Komische Oper Berlin (Nhà hát opera hài Berlin). Được tổ chức hằng năm ở Berlin là Liên hoan phim quốc tế Berlin Berlinade với giải thưởng Con Gấu Vàng.
Bên cạnh đó Berlin cũng có nhiều đoàn hòa nhạc và hợp xướng. Ngoài Berliner Philharmoniker, Staatskapelle Berlin và Berliner Sinfonie Orchester, ở Berlin còn có nhiều đoàn hòa nhạc và hợp xướng của công ty Rundfunk Orchester und Chöre GmbH.
Viện bảo tàng
Berlin có nhiều viện bảo tàng. Ngay từ năm 1841, hòn đảo viện bảo tàng (Museuminsel)
được bao bọc bởi sông Spree và kênh đào Kupfergraben đã được quy định
trở thành "một quận cống hiến cho nghệ thuật và khoa học nghiên cứu thời
Cổ đại" qua một sắc lệnh của vua. Trong thời gian sau đó nhiều viện bảo
tàng đã được thành lập như Altes Museum (Viện bảo tàng Cũ) trong Lustgarten, Neues Museum (Viện bảo tàng Mới), Alte Nationalgalerie (Phòng trưng bày tranh Quốc gia Cũ), Bodenmuseum và Pergamonmuseum. Các viện bảo tàng này chủ yếu trưng bày hiện vật của thời Cổ đại. Đảo viện bảo tàng đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1999.
Ngoài hòn đảo viện bảo tàng này Berlin còn có nhiều viện bảo tàng khác với nhiều chủ đề đa dạng. Gemäldegalerie (Phòng trưng bày tranh), Neue Nationalgalerie (Phòng trưng bày tranh Quốc gia Mới) là các viện bảo tàng nghệ thuật, Bauhaus-Archiv là một viện bảo tàng kiến trúc. Viện bảo tàng Lịch sử Đức (Deutsches Historisches Museum) trong Zeughaus trên đường Unter den Linden minh họa 2000 năm lịch sử Đức. Viện Bảo tàng Do Thái (Jüdisches Museum) trưng bày trong một phòng triển lãm cố định lịch sử Do Thái-Đức trong khoảng thời gian tương tự. Lâu đài đi săn Grunewald chứa đựng một bộ sưu tập tranh được lựa chọn của thời gian từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19. Tập trung trong Berlin-Dahlem là nhiều viện bảo tàng về dân tộc học. Viện bảo tàng về Bộ An ninh Quốc gia ngày xưa của nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập trong khu Lichtenberg, trên khu đất của Bộ An ninh Quốc gia ngày xưa. Viện bảo tàng tại Checkpoint Charlie trưng bày các khoảng khắc từ lịch sử chia cắt nước Đức. Từ năm 2005, ở gần Potsdamer Platz (Quảng trường Potsdam) là tượng đài kỷ niệm những người Do Thái ở châu Âu đã bị giết chết của tác giả Peter Eisenman.
Quỹ về Nghệ thuật Phổ do liên bang và tất cả các tiểu bang cùng tài
trợ có trụ sở chính tại Berlin. Quỹ ủng hộ cho Lâu đài và Vườn hoa Phổ
Berlin-Brandenburg cũng có nhiều trụ sở quan trọng ở Berlin. Cả hai quỹ
quản lý, gìn giữ, chăm sóc và bổ sung hiện vật văn hóa của vương quốc
Phổ ngày xưa trong các cơ sở có tầm quan trọng quốc tế.
Quỹ bảo tàng thành phố Berlin hợp nhất các viện bảo tàng có nhiều truyền thống khác của Berlin. Quỹ được thành lập vào ngày 23 tháng 6 năm 1995
này là viện bảo tàng thành phố lớn nhất Đức. Là Viện bảo tàng Tiểu bang
về Nghệ thuật và Lịch sử Berlin, viện bảo tàng này hình thành chủ yếu
là từ việc sáp nhập Märkisches Museum – thành lập năm 1974 – và Berlin Museum
(Viện bảo tàng Berlin) – thành lập năm 1962. Nhiều bộ sưu tập, một phần
đã thành hình ngay từ thế kỷ 19, là tư liệu cho tất cả các lĩnh vực
phát triển của Berlin một cách rất đa dạng, từ những dấu vết định cư đầu
tiên của con người trong Thời kỳ Đồ đá cho đến hiện nay.
Kiến trúc
Cổng Brandenburg (Brandenburger Tor) được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1788 đến 1791 là biểu trưng của Berlin và cũng là tượng trưng của sự chia cắt nước Đức trong quá khứ. Cổng này dựa theo cổng Propylaea của Acropolis ở Athena, phía trên có một cỗ xe tứ mã với nữ thần chiến thắng Victoria. Thật ra người sáng tạo ra cổng Brandenburg Johann Gottfried Schadow đã nghĩ đến nữ thần hòa bình Eirene
khi xây dựng công trình này. Cổng nằm ở cuối đường Unter den Linden về
phía tây, con đường chạy dài cho đến đảo viện bảo tàng trên sông Spree
và Nhà thờ chánh tòa Berlin. Ranh giới giữa hai nước Đức chạy qua đây cho đến khi tái thống nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.
Nằm trong khu vực này là Nhà hát Quốc gia Unter den Linden (Staatsoper Unter den Linden) được xây dựng năm 1743 theo phong cách Rococo, Thư viện Quốc gia Berlin (Staatsbibliothek zu Berlin) được kiến tạo trong khoảng từ 1774 đến 1780, Zeughaus Berlin kiểu Baroque được xây dựng từ 1695 cho đến 1706 theo bản vẽ của Andreas Schlüter và Nhà thờ thánh Hedwig, nhà thờ chính của giáo khu công giáo Berlin. Nhà thờ Pháp (Französicher Dom) trên Gendarmenmarkt đã là trung tâm của Khu phố Pháp trong thế kỷ 17. Trường Đại học Humbolt Berlin khánh thành năm 1809, nơi nhà triết học Wilhelm Friedrich Hegel đã từng giảng dạy và là nơi đã đào tạo 27 người nhận giải thưởng Nobel.
Tại đường Unter der Linden, kiến trúc sư Christian Daniel Rauch đã dựng nên một bức tượng tuyệt hảo, cho thấy vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786) trên lưng ngựa[60]. Một con đường mua sắm được ưa chuộng ở Berlin là Kürfürstendam với rất nhiều khách sạn, cửa hàng và nhà hàng. Nhà thờ Tưởng niệm Hoàng đế Wilhelm (Kaiser-Wilhelm-Gedächtniskirche) được xây dựng từ 1891 đến 1895, bị phá hủy trong Đệ nhị thế chiến.
Nhà thờ này nằm ở cuối đại lộ về hướng đông. Phần tháp đổ nát còn lại
được giữ nguyên như đài kỷ niệm. Ngay bên cạnh đó là một nhà thờ mới
được xây dựng theo thiết kế của Egon Eiermann từ 1959 đến 1961, nằm trên một mặt bằng hình bát giác với một tháp nhà thờ hình lục giác đứng riêng lẻ.
Đường nối dài Kurfürstendamm về phía đông là Tauentzienstraße, nơi có Trung tâm mua sắm phương Tây (Kaufhaus des Westens - KaDeWe), trung tâm mua sắm lớn nhất trên lục địa châu Âu, và Europa-Center được xây dựng từ 1963 cho đến 1965.
Trong ngôi nhà 22 tầng này là rất nhiều cửa hàng, nhà hàng, văn phòng,
một rạp chiếu phim và một tầng để ngắm cảnh quang. Trải dài về hướng
đông bắc với chiều dài 3 km là công viên lớn nhất Berlin: Vườn thú Lớn (Großer Tiergarten).
Gần Cổng Brandenburg là hội trường Kongresshalle (Berlin) được kiến tạo năm 1957 và Nhà Quốc hội Đế chế (Reichtagsgebäude) được xây trong khoảng thời gian từ 1884 cho đến 1894.
Tòa nhà này bị hư hại nặng trong cuộc hỏa hoạn vào ngày 27 tháng 2 năm
1933 và cũng bị hư hại nhiều trong Đệ nhị thế chiến. Từ năm 1999 tòa nhà này là trụ sở của Quốc hội Liên bang Đức. Cũng đáng đến thăm là Lâu đài Bellevue được xây dựng năm 1785, nơi ở mùa hè của hoàng tử August Ferdinand, em trai của vua Friedrich II Đại đế (Friedrich der Großen), ngày nay là dinh tổng thống liên bang Đức.
Orianienburger Straße (Đường Orianienburg) trước Chiến tranh
thế giới lần thứ hai là trung tâm của Khu phố Do Thái. Nằm trong những
nỗ lực tái kiến thiết là việc tái tạo Hội Đường Do Thái Mới (Neue
Synagoge) đã bị hư hại nặng do bom trong Đệ nhị thế chiến. Tái khánh
thành vào năm 1995, Hội Đường Do Thái này là trung tâm của nghiên cứu và
gìn giữ văn hóa Do Thái. Nằm về hướng bắc là nghĩa trang Do Thái lâu
đời nhất của thành phố: Nghĩa trang Do Thái Berlin-Mitte. Nghĩa trang được biết đến nhiều hơn rất nhiều là Nghĩa trang Do Thái Berlin-Weißensee, là nghĩa trang Do Thái lớn nhất châu Âu.
Nằm về phía đông của hai nhánh sông Spree bao bọc lấy đảo Spree là Quảng trường Alexander (Alexanderplatz) với nhiều cửa hàng và nhà hàng, ngay gần đấy là Tháp truyền hình Berlin cao 368 m, công trình kiến trúc cao nhất Berlin, Nhà thờ Đức bà (Berlin) (Marienkirche (Berlin)) và Tòa thị chính Berlin (Rotes Rathaus). Đáng đến tham quan trong trung tâm phía đông Berlin là khu phố cổ Prenzlauer Berg và các con đường mua sắm Schönhauser Alle và Kastanienalle. Từ năm 2006 Cung điện Cộng hòa (Palast der Republik) bị đập bỏ. Theo kế hoạch, Cung điện Thành phố Berllin (Berlliner Stadtschloss) sẽ được tái xây dựng tại đây cho đến năm 2015. Thời điểm này cũng không chắc chắn vì hiện nay đang thiếu tiền.
Quảng trường Potsdam (Potsdamer Platz)
là một trọng điểm giao thông trong trung tâm Berlin với nhiều đường lớn
tỏa ra từ đây. Quảng trường được xây dựng theo lệnh chiếu chỉ của vua
Phổ Friedrich Wilhelm I vào năm 1741. Vào năm 1923, lịch sử truyền thanh ở Đức bắt đầu trong Nhà Vox (Vox-Haus) ở ngay gần đấy. Cho đến năm 1940,
Quảng trường Potsdam là quảng trường có mật độ giao thông cao nhất châu
Âu. Sau nhiều cuộc bỏ bom của quân đội Đồng minh trong Đệ nhị thế chiến
quảng trường chỉ còn là đống gạch vụn.
Năm 1961 Quảng trường Potsdam bị chia cắt bởi Bức tường Berlin
và vì thế khu vực này suy sụp. Từ vài năm nay, nơi Bức tường Berlin
trước kia được xây cắt ngang qua quảng trường được đánh dấu bằng cách
lót đá. Việc
xây dựng các nhà cao tầng ở Quảng trường Potsdam sau ngày tái thống
nhất với rất nhiều cửa hàng và quán ăn đã phát triển nơi đây trở thành
chiếc cầu nối giữa 2 nửa thành phố đã từng bị chia cắt.
Trong khu Berlin-Charlottenburg là Sân vận động Olympia Berlin được xây dựng cho Thế vận hội mùa hè năm 1936 cũng như là Tháp truyền thanh Berlin cao 150 m, được xây dựng trong khoảng thời gian 1924-1925 nhân dịp Triển lãm Truyền thanh Quốc tế (Internationale Funkausstellung Berlin - IFA) lần thứ ba và đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho Berlin. Các thắng cảnh khác của thành phố là Lâu đài Charlottenburg (Schloss Charlottenburg) được bắt đầu xây dựng năm 1695, một công trình xây dựng tiêu biểu theo kiểu Baroque của dòng họ Hohenzollern với bộ sưu tập tranh có tầm quan trọng lớn, Thành Spandau và Lâu dài Tegel
(cũng được gọi là Lâu đài Humbolt) được xây dựng theo phong cách cổ
điển, đã từng là cơi cư ngụ của nhà nghiên cứu tự nhiên và địa lý Alexander von Humbolt.
Công viên
Berlin là một thành phố xanh: Bên cạnh nhiều khu rừng rộng trong vùng
phía tây và đông nam thuộc thành phố, Berlin còn có một loạt công viên
lớn và hầu như toàn bộ đường phố đều có cây trồng dọc theo. Hơn 2.500
vườn hoa, khu nghỉ ngơi và công viên xanh có diện tích tổng cộng trên
5.500 hecta tạo nên nhiều khả năng nghỉ ngơi và sử dụng thời gian rảnh
rỗi đa dạng.
Ngay trong trung tâm thành phố là Vườn thú Lớn (Großer Tiergarten)[61].
Công viên này là công viên lâu đời nhất và với 210 hecta cũng là công
viên lớn nhất và quan trọng nhất của Berlin, đã được tạo dáng trong tiến
trình của hơn 500 năm qua. Nguyên thủy ngày xưa là một khu rừng rộng
trước thành phố, được giới quý tộc vương quốc Phổ dùng để săn bắn và cưỡi ngựa, công viên dần dần bị bao bọc bởi thành phố liên tục phát triển. Ngày nay công viên trải dài từ Nhà ga Vườn thú Berlin cho đến Cổng Brandenburg
và nằm ngay cạnh khu vực của quốc hội và chính phủ. Một vài đường lớn
cắt xuyên qua Vườn thú Lớn, trong đó là Đường ngày 17 tháng 6 là trục
đông-tây. Các đường này gặp nhau tại Ngôi sao Lớn (Großer Stern), ở chính giữa là Đài Chiến thắng (Siegessäule) được xây dựng từ năm 1939.
Vườn thú Lớn được tạo dáng theo quang cảnh công viên tự nhiên: Đặc
trưng của công viên này là các bãi cỏ rộng lớn có nhiều cụm cây và nhiều
đường nước xuyên qua cũng như là hồ với đảo nhỏ và nhiều cầu cũng như
đại lộ. Nhiều vườn hoa như Vườn Anh, đảo Luisen và Vườn Hồng tạo thành
các điểm nhấn về mặt vườn cây cảnh.
Công viên Treptow (Treptower Park)
trong vùng đông nam Berlin, bên cạnh Vườn Thú, là một trong những công
viên quan trọng nhất của thành phố. Công viên được kiến tạo từ 1876 đến 1882 bởi giám đốc xây dựng công viên đầu tiên của Berlin Gustav Mayer và là địa điểm trưng bày của Triển lãm Nghề nghiệp Berlin Lớn năm 1896.
Công viên nằm cạnh sông Spree này là một trong những địa điểm dạo chơi
được người dân Berlin ưa thích nhất, không những chỉ vì Nhà hàng Zenner
được Carl Ferdinand Langhans xây năm 1821/1822, thời đấy có tên là Quán ăn cạnh sông Spree (Gasthaus an der Spree).
Một điểm đặc biệt trong các công viên là Vườn Thực vật Berlin (Botanischer Garten Berlin). Nằm trong khu vực tây nam của thành phố, bên cạnh mục đích chính là phục vụ khoa học (vườn thuộc về trường Đại học Tự do Berlin), vườn cũng được sử dụng như công viên nghỉ ngơi. Tiền thân của vườn trước đây đã có từ năm 1697 trên khu đất của Kleinstpark ngày nay trong Schöneberg. Việc xây dựng công viên mới tại Dahlem bắt đầu từ năm 1897.
Với một diện tích trên 43 hecta và vào khoảng 22.000 loại cây khác
nhau, vườn thực vật này thuộc vào trong số các vườn thực vật lớn nhất và
quan trọng nhất trên toàn thế giới và lớn nhất châu Âu. Nhà Nhiệt đới
cao 25 m, rộng 30 m và dài 60 m là nhà kính trồng cây lớn nhất thế giới.
Ngoài ra Berlin có hai vườn bách thú: Vườn Bách thú Berlin (Zoologischer Garten Berlin) và Vườn Thú Berlin (Tierpark Berlin)[62]. Vườn bách thú Berlin ở Charlottenburg được khánh thành ngay từ năm 1844
là vườn bách thú lâu đời nhất của Đức và đồng thời cũng là vườn có
nhiều loài thú nhất trên thế giới (khoảng 14.000 con thú của 1.500
loài). Vườn Thú Berlin trẻ tuổi hơn rất nhiều và việc thành lập vườn
bách thú này hàm ơn sự chia cắt nước Đức sau Đệ nhị thế chiến: Vì Vườn
Bách thú Berlin nằm trong khu vực của quân đội Anh nên thủ đô của nước
Cộng hòa Dân chủ Đức không có một cơ sở bách thú riêng. Vì thế mà Vườn
thú Berlin được thành lập năm 1954 ở Friedrichsfelde. Với diện tích
160 hecta, vườn bách thú này là vườn bách thú lớn nhất châu Âu.
Nhiều vườn hoa khác có ảnh hưởng lớn đến gương mặt xanh của Berlin: bên cạnh các vườn hoa trong lâu đài Charlottenburg, lâu đài Glienicke và trên Đảo Công (Pfaueninsel) (hai địa điểm cuối là di sản văn hóa của UNESCO) là các vườn hoa lịch sử Lustgarten, Công viên Viktoria (Viktoriapark), Công viên Rudolph Wilde (Rudolph-Wilde-Park) và Công viên Schiller (Schillerpark) cũng như nhiều công viên nhân dân lớn khác. Ngoài ra ở phía nam của thành phố là Vườn Britz (Britzer Garten), đã là nơi Triển lãm Vườn Liên bang năm 1985. Đối trọng về phía đông là Công viên Marzahn (Erholungspark Marzahn) rộng 20 hecta, được khánh thành năm 1987 cho Triển lãm Vườn Berlin. Mới được kiến tạo là Công viên Bức tường (Mauerpark) trên dãi đất tử thần ngày xưa dọc theo Bức tường Berlin, Công viên Tự nhiên Südgelände (Natur-Park Südgelände), Công viên Ga Görlitz và Công viên Vòng cung Spree (Spreebogenpark) gần Nhà ga Chính và khu vực các cơ quan của chính phủ.
Thời gian nhàn rỗi và nghỉ ngơi
Vào khoảng 18% diện tích của thành phố Berlin là rừng. Phòng lâm
nghiệp của thành phố quản lý diện tích rừng trong thành phố lớn nhất Đức
(khoảng 29.000 hecta). Được biết đến nhiều nhất chính là Grunewald chạy
dài từ chuỗi hồ Grunewald cho đến sông Havel về phía tây.
Hồ Wann Lớn (Große Wannsee) có sông Havel
chảy xuyên qua chiếm một diện tích 260 hecta. Với hồ này, khu
Zehlendorf, một khu dân cư được ưa chuộng, có khu nghỉ ngơi được yêu
thích nhất Berlin bao gồm các loại thể thao trên mặt nước, đi thuyền du
ngoạn và bãi tắm Warnsee.
Hồ Müggel (Müggelsee) và đồi Müggel
nằm trong vùng đông nam của Berlin là điểm du ngoạn được yêu thích
trong suốt cả năm. Bãi tắm Rahnsdorf là điểm thu hút khách trong mấy
tháng mùa hè. Hồ Müggel là hồ lớn nhất của Berlin. Hồ chiếm diện tích
7,4 km² (dài nhất 4,3 km, rộng nhất 2,6 km) và sâu đến 8 m. Hồ thường
được gọi là Hồ Mügel Lớn và nó có người anh em là Hồ Müggel Nhỏ chỉ có
diện tích 0,16 km². Hồ này và các ngọn đồi Müggel nằm ở rìa phía nam,
với độ cao 115,4 m là điểm cao nhất Berlin, thành hình trong kỷ Pleistocene. Tháp Müggel
trên sườn đồi phía nam của đồi Müggel Nhỏ được xây mới từ 1959 đến 1961
sau khi tháp cũ đã bị cháy trong năm 1958. Đứng trên tháp này có thề
nhìn thấy bao quát từ các hồ và các khu rừng trong vùng phụ cận cho đến
hình dáng thành phố Berlin ở chân trời.
Thể thao
Ở Berlin có rất nhiều đội thể thao, nhưng phần lớn đều mang tính
nghiệp dư. Tuy nhiên cũng có các đội thể thao chuyên nghiệp như đội bóng đá Hertha BSC và Union Berlin, đội khúc côn cầu trên băng Eisbären Berlin (dịch: "Bầy gấu trắng Berlin"), và đội bóng rổ Alba Berlin hay đội bóng bầu dục Berlin Thunder.
Có đến ba đội bóng đại diện cho Berlin trong Giải vô địch bóng chuyền
liên bang. Nổi tiếng nhất có lẽ là SCC Charlotteburg. Các vận động viên
bóng nước của đội Wasserfreunde Spandau 04 thường xuyên là vô địch bóng
nước Đức từ 1979 cho đến 2005, chỉ với một ngoại lệ duy nhất trong năm
1993.
Hàng năm, ở Berlin được tổ chức giải Ma-ra-tông nổi tiếng thế giới Berlin-Marathon[63]. Trận chung kết của Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 đã diễn ra tại đây vào ngày 9 tháng 7 năm 2006[64]. Sân vận động Olympia đã được sửa chữa lại toàn bộ nhân dịp này. Trong năm 2009 Giải vô địch điền kinh thế giới 2009 sẽ được tổ chức tại đấy.
Hạ tầng cơ sở
Giao thông công cộng
Phục vụ cho giao thông công cộng nội thành là 15 đường S-Bahn (do Công ty TNHH S-Bahn Berlin vận hành) cũng như là 9 đường tàu điện ngầm, 22 đường tàu điện, 150 tuyến xe buýt và 6 tuyến phà (tất cả đều được vận hành bởi Công ty Các Xí nghiệp Giao thông Berlin Berliner Verkehrsbetriebe – BGV) [55].
Nội thành được cắt xuyên theo hướng đông – tây bởi đường tàu điện
được xây dựng trên cao, chạy song song với S-Bahn cũng như với giao
thông khu vực và xa giao thông xa. Đường tàu điện này nối Nhà ga Berlin
Wetskreuz với Nhà ga Berlin Ostkreuz, chạy qua các nhà ga
Berlin-Charlottenburg, Berlin Zoologischer Garten, Nhà ga Chính Berlin,
Friedrichstraße, Quảng trường Alexander và Nhà ga Đông (Ostbahnhof).
Tuyến tàu điện ngầm số 9 đảm nhận phần lớn nhất của lượng hành khách
giao thông trên trục bắc – nam, được bổ sung bởi tuyến S-Bahn bắc – nam
một phần chạy ngầm dưới đất. Tuyến S-Bahn cắt tuyến tàu điện nói trên
tại Nhà ga Friedrichstraße. Bao bọc nội thành là tuyến tàu điện vòng
đai. Tất cả các tuyến khác đều cắt ngang tuyến này[65].
Vào ngày 28 tháng 5 năm 2006
Nhà ga Chính Berlin được đưa vào sử dụng. Với nhà ga này, giao thông
tàu hỏa vùng và xa lần đầu tiên có một nhà ga trung tâm ở Berlin theo
cái gọi là Phương án Nấm. Từ thời điểm đấy, giao thông xa phần lớn được dẫn từ Nhà ga Südkreuz Berlin dưới Đường hầm Vườn thú
qua Nhà ga Chính berin cho đến Nhà ga Gesundbrunnen Berlin. Nhà ga nối
toa tàu Seddin ở phía nam gần Potsdam cũng là một giao điểm đường tàu
hỏa. Các tuyến đường tàu hỏa của Công ty Tàu hỏa Đức (Deutsche Bahn) và 2 tuyến đường của InterConnex phục vụ cho giao thông vùng[66].
Đường cao tốc
Nội thành được bao bọc từ phía tây bởi một vòng cung xa lộ (A 100 –
vòng đai thành phố Berlin), trong tương lai sẽ được bổ sung thành một
vòng tròn vành đai và sẽ là một vành đai xa lộ thành phố.
Từ A 100 có các đường cao tốc sau đây trong phạm vi thành phố di về hướng Vòng đai Berlin:
- A 111 đi hướng tây-bắc (hướng Hamburg và Rostock)
- A 113 đi hướng đông-nam (hướng Dresden và Cottbus). Đường cao tốc này hiện nay chỉ mới bắt đầu ở Ngã ba Treptow, ở phía cực đông-nam của thành phố. Cho đến năm 2007 khoảng đường từ giao lộ với A 100 (bắt đầu từ Ngã ba Neuköln) cho đến ranh giới thành phố Berlin sẽ được xây dựng xong).
- A 115 đi hướng tây-nam (hướng đi Hanover và Leipzig).
Thêm vào đó còn có đường cao tốc A 114 từ phía bắc thành phố đi hướng ra đường cao tốc A 10 (đi Stettin).
Cảng hàng không
Thuộc về Berlin là ba sân bay Tegel, Tempelhof và Schönefeld, mặc dù sân bay Schönefeld nằm trên lãnh thổ của bang Brandenburg[67].
Hiện tại Berlin và Brandenburg đang có ý định mở rộng sân bay
Schönefeld, xây dựng nơi này trở thành sân bay lớn nhất nước Đức, (sân
bay lớn nhất nước Đức hiện nay là Cảng hàng không Frankfurt-Main),
một mặt để giảm tải cho sân bay Tegel và Tempelhof nằm trong trung tâm
thành phố và cũng như đóng cửa hai sân bay này, mặt khác để tăng thêm
sức cạnh trạnh nội địa và quốc tế của sân bay Schönefeld và đem lại lợi
nhuận cho Berlin và Brandenburg. Tuy nhiên kế hoạch xây dựng này hiện
tại đang gặp phải nhiều trở ngại, chưa thể thực hiện được bởi sự phản
đối của nhiều người dân cư ngụ tại chỗ. Những người này đã nộp đơn kiện
chống lại dự án xây dựng cảng hàng không thủ đô này. Vào ngày 16 tháng 3 năm 2006
Tòa án Hành chánh Liên bang tại Leipzip đã cho phép xây dựng cảng hàng
không lớn này dưới nhiều điều kiện hạn chế. Vì thế nên có thể bắt đầu
khởi công xây dựng vào cuối 2006 đầu 2007.
Với Phi trường Johannisthal khánh thành vào năm 1909, Berlin đã có phi trường đầu tiên của nước Đức (đóng cửa vào năm 1995).
Giao thông đường thủy nội địa
Berlin nằm trong trung tâm của khu vực đường nước liên bang phía
Đông. Giao thông thủy có ba đường thủy từ và đến Berlin, trong đó quan
trọng nhất là đường liên kết thông qua sông Havel, kênh đào Elbe-Havel và kênh đào Mittelland đi đến sông Elbe và Biển Bắc hay sông Weser và sông Rhein. Chỉ được mở rộng có giới hạn và có mật độ giao thông ít hơn là đường thủy Spree-Oder như là đường liên kết qua sông Spree đến sông Oder và đến Schlesien.
Bốn cảng có thể sử dụng để chuyển tải: Cảng Đông (Osthafen), Cảng Kölln Mới (Neukölln), Cảng Nam cũng như Cảng Tây. Cảng cuối cùng nằm trong vùng Berlin-Moabit,
vùng ranh của nội thành Berlin và là cảng lớn và quan trọng nhất trong
số bốn cảng. Cảng bao gồm một trung tâm hàng hóa và tiếp vận (logistics) tạo khả năng chuyển tải giữa tàu thủy nội địa, tàu hỏa và xe tải.
Điện lực
Việc cung cấp điện ở Berlin có một vài tính đặc biệt. Trong Đệ nhị thế chiến đã có kế hoạch cung cấp điện cho Berlin từ nhà máy điện Dessau thông qua một đường dây điện cao thế một chiều ngầm dưới đất. Công việc xây dựng được bắt đầu vào năm 1943 nhưng không còn có thể đưa vào sử dụng.
Trong thời gian chia cắt, Tây-Berlin bị cắt khỏi mạng lưới điện của
vùng chung quanh. Thực hiện việc cung cấp điện là các nhà máy nhiệt điện
nằm trong khu vực của thành phố như nhà máy điện Rueter-West,
Wilmersdorf và các nhà máy phát điện khác. Để làm đệm cho những lúc cao
tải, nhiều ắc quy đã được lắp đặt trong một số nhà máy điện từ những năm 1980.
Thông qua máy đổi chiều chúng được nối với mạng lưới điện và trong thời
gian thấp tải được nạp điện, trong thời gian cao tải sẽ phát điện.
Mãi đến 1993 đường dây điện kết nối với vùng chung quang bị cắt vào năm 1952
mới được tái kết nối. Trong các quận phía tây của Berlin gần như tất cả
các đường dây điện đều được chôn ngần dưới đất,chỉ có một đường dây 380
kV và một đường dây 110 kV là đường dây trên cao, dẫn từ nhà máy điện
Rueter ra đến đường cao tốc thành phố. Xuyên qua Berlin là đường dây
điện xoay chiều 380 kV dài nhất Đức và có nhiều khả năng là đường dây
điện đắt tiền nhất Đức.
Nghiên cứu và đào tạo
Đại học và nghiên cứu
Berlin là nơi tập trung các cơ sở khoa học và nghiên cứu đông nhất
châu Âu. Trong thành phố tròn 140.000 sinh viên học tại tổng cộng 4
trường đại học tổng hợp (Universität), 3 trường đại học nghệ thuật, 7 trường đại học thực hành (Fachhochschule) và 10 trường đại học tư nhân[68]. Chỉ riêng 4 trường đại học tổng hợp Berlin đã có 112.000 sinh viên. Đó là các trường:
- Đại học Tự do Berlin (Freie Universität Berlin) với 40.840 sinh viên
- Đại học Humbolt Berlin (Humbolt-Universität zu Berlin) với 36.423 sinh viên
- Đại học Kỹ thuật Berlin (Technische Universität Berlin) với 31.547 sinh viên và
- Đại học Nghệ thuật Berlin (Universität der Künste Berlin) với 3.800 sinh viên
Khoa Y của trường Đại học Tổng hợp Tự do và của trường Đại học Humbolt được sáp nhập vào năm 2003 trở thành Charité – Universitätsmedizin Berlin, là khoa Y lớn nhất châu Âu với 4 cơ sở.
Hơn 50.000 nhân viên giảng dạy, nghiên cứu và làm việc tại hơn 70 cơ
sở nghiên cứu độc lập với các trường đại học và do nhà nước tài trợ. Các
tổ chức nghiên cứu lớn trên bình diện quốc gia cũng có nhiều viện tại
Berlin như Viện Fraunhofer, Helmholtz, Leibnitz và Max Plack cũng như là
nhiều bộ liên bang khác nhau với tổng cộng 8 viện nghiên cứu. Phần lớn
các cơ sở nghiên cứu đều tập trung ở Berlin-Buch, Berlin-Charlottenburg, Berlin-Dahlem, Berlin-Mitte cũng như là ở địa điểm tập trung dành cho khoa học và kinh tế ở Adlershof: WISTA.
Hằng năm có tròn 1,8 tỉ Euro tiền nhà nước được đầu tư hỗ trợ, hơn 13% trong số các đăng ký bằng phát minh ở Đức đến từ Berlin.
Hệ thống trường phổ thông
Trường phổ thông cơ sở ở Berlin bao gồm 6 lớp, tiếp theo đó là hệ thống trường phổ thông trung học được chia làm ba loại: Hauptschule (hết lớp 9), Realschule (hết lớp 10) và Gymnasium (hết 12). Trong tháng 2 năm 2004 một đạo luật giáo dục mới được thông qua. Một số cải cách chính bao gồm:
- Rút ngắn thời gian học hết phổ thông từ 13 năm xuống còn 12 năm
- Giảm tuổi nhập học xuống còn năm tuổi rưỡi
- Thi tốt nghiệp phổ thông (Zentralabitur) bao gồm tiếng Đức (văn), toán và ngoại ngữ thứ nhất
- Tự do báo chí cho các loại báo của học sinh
Tham khảo
- ^ “Weiterhin steigende Bevölkerungszahl in Berlin”. Amt für Statistik Berlin-Brandenburg (bằng tiếng Đức). Tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2011.
- ^ Prefixes for vehicle registration were introduced in 1906, but often changed due to the political changes after 1945. Vehicles were registered under the following prefixes: "I A" (1906– April 1945; devalidated on 11 August 1945); no prefix, only digits (since July till August 1945), "БГ" (=BG; 1945–1946, for cars, lorries and busses), "ГФ" (=GF; 1945–1946, for cars, lorries and busses), "БM" (=BM; 1945–1947, for motor bikes), "ГM" (=GM; 1945–1947, for motor bikes), "KB" (i.e.: Kommandatura of Berlin; for all of Berlin 1947–1948, continued for West Berlin until 1956), "GB" (i.e.: Greater Berlin, for East Berlin 1948–1953), "I" (for East Berlin, 1953–1990), "B" (for West Berlin as of 1 July 1956, continued for all of Berlin since 1990).
- ^ INSEE. “Population des villes et unités urbaines de plus de 1 million d'habitants de l'Union européenne” (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2008.
- ^ “City Profiles Berlin”. Urban Audit. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Gren Berlin”. Lonely Planet. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Documents of German Unification, 1848–1871”. Modern History Sourcebook. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Topographies of Class: Modern Architecture and Mass Society in Weimar Berlin (Social History, Popular Culture, and Politics in Germany).”. /www.h-net.org. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2009.
- ^ “Berlin Wall”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
- ^ “Diplomatic Berlin”. Deutschland Online. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2009.
- ^ “Berlin – Capital of Germany”. German Embassy in Washington. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
- ^ Leading cities in cultural globalisations/Media, lấy ngày 27/6/2007
- ^ Satellite Image Berlin, Google Maps, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ a ă Climate figures, World Weather Information Service, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ a ă Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed in Letters, các trang 13-16.
- ^ Robert B. Asprey, Frederick the Great: The Magnificent Enigma, trang XV
- ^ Norman Davies, Europe: a history, trang 648
- ^ Robert Reinhold Ergang, The Potsdam führer, Frederick William I: father of Prussian militarism, trang 15
- ^ Robert Reinhold Ergang, The Potsdam führer, Frederick William I: father of Prussian militarism, trang 54
- ^ Robert B. Asprey, Frederick the Great: The Magnificent Enigma, các trang 12-13.
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed in Letters, trang 7
- ^ Robert Reinhold Ergang, The Potsdam führer, Frederick William I: father of Prussian militarism, trang 56
- ^ T. C. W. Blanning, The Culture of Power and the Power of Culture: Old Regime Europe 1660-1789, trang 320
- ^ Robert B. Asprey, Frederick the Great: The Magnificent Enigma, trang 117
- ^ Reed Browning, The War of the Austrian Succession, trang 41
- ^ Reed Browning, The War of the Austrian Succession, trang 107
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 51
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 72
- ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 4
- ^ Robert B. Asprey, Frederick the Great: The Magnificent Enigma, trang 162
- ^ a ă â David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, các trang 232-237.
- ^ T. C. W. Blanning, The Culture of Power and the Power of Culture: Old Regime Europe 1660-1789, trang 213
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed in Letters, trang 122
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 248
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed in Letters, trang 213
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang IX
- ^ T. C. W. Blanning, The Culture of Power and the Power of Culture: Old Regime Europe 1660-1789, trang 289
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed in Letters, trang 297
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed in Letters, trang 262
- ^ Robert B. Asprey, Frederick the Great: The Magnificent Enigma, trang 467
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 191
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang XVIII
- ^ Theodor Schieder, Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, Frederick the Great, trang 132
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 297
- ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 438
- ^ Theodor Schieder, Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, Frederick the Great, trang 231
- ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 470
- ^ Christopher Duffy, Frederick the Great: A Military Life, trang 254
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, các trang 25-26.
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 250
- ^ Christopher Duffy, Red storm on the Reich: the Soviet march on Germany, 1945, trang 307
- ^ Agreement to divide Berlin, FDR-Library, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Berlin Airlift / Blockade, Western Allies Berlin, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Berlin statistical figures(German), Statistisches Landesamt Berlin, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Foreign residents of Berlin(German), Statistisches Landesamt Berlin, Truy cập 5 tháng 11 năm 2006
- ^ a ă â Berlin fact sheetPDF (99.1 KB), www.berlin.de, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Bundespräsident Horst Köhler, www.bundespraesident.de, Truy cập 12 tháng 11 năm 2006
- ^ URBAN regeneration, an European Commission initiative, ErasmusPC, Truy cập 12 tháng 3 năm 2007
- ^ Gross domestic product Berlin, Statistische Ämter des Bundes und der Länder, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Media Companies in Berlin and Potsdam, www.medienboard.de, Truy cập 7 tháng 11 năm 2006
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 686
- ^ Peter Joseph Lenné, Senate Department of Urban Development, Truy cập 18 tháng 11 năm 2006
- ^ Hauptstadt-Zoo beliebtester Tierpark[liên kết hỏng](German), RBB online, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Berlin Marathon, www.scc-events.com, Truy cập 12 tháng 11 năm 2006
- ^ 2006 FIFA World Cup Final in Berlin, Fifaworldcup Official Site, Truy cập 18 tháng 11 năm 2006
- ^ Route planner, BVG (Berlin Transport Authority), Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Map S-Bahn Stadtbahn [liên kết hỏng], www.s-bahn-berlin.de, Truy cập 12 tháng 11 năm 2006
- ^ Airport Berlin Brandenburg International, Airports Berlin, Truy cập 20 tháng 10 năm 2006
- ^ Metropolis of Sciences[liên kết hỏng], Berlin Partner GmbH, Truy cập 7 tháng 11 năm 2006
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire