dimanche 27 octobre 2013

10 Phương Tiện Vận Hành Tốn Kém Nhất Thế Giới


10. Bugatti Veyron: 18 USD/dặm
Sở hữu một chiếc Bugatti Veyron chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là ở khía cạnh tiền nong. Trước hết, nếu muốn mua nó, bạn phải bỏ ra ít nhất 350.000 USD hoặc nếu muốn thuê, con số này là 24.000 USD mỗi năm. Lưu ý rằng bạn chỉ có thể đi 2.500 dặm một năm - 7 dặm một ngày và chỉ được thuê tối đa 5 năm. Bạn sẽ phải cộng thêm 2.500 USD phí bảo hiểm mỗi tháng, 140 USD cho một bình xăng đầy (tại Mỹ), 20.000 USD phí bảo trì thường niên và khoảng 50.000 USD thay bộ 4 bánh xe khi đi được quãng đường 10.000 dặm.

 9. Queen Mary 2: 245 USD/dặm
Khi chở đầy 2.640 hành khách, mỗi giờ chiếc tàu du lịch này đốt khoảng 3 tấn dầu nặng  (650 USD mỗi tấn) và 6 tấn dầu MGO (Marine Gas Oil - 900 USD một tấn), tức là khoảng 7.350 USD chi phí vận hành cho mỗi tiếng đồng hồ. Khi chia cho tốc độ 30 dặm mỗi giờ của con tàu này, người ta tính được con số 245 USD ở trên.

8. Air Force One: 306.78 USD/dặm

 Theo ước tính, chuyên cơ của tổng thống Mỹ tiêu tốn khoảng 180.000 USD vận hành mỗi giờ, tức là khoảng hơn 300 USD cho mỗi dặm mà nó đi (bay) được. Đó là chưa kể đến chi phí của đoàn hộ tống mà mức độ có thể khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, con số được đưa ra là vào khoảng 1,4 đến 1,8 tỷ USD mỗi năm.

7. Space Shuttle: 390 USD/năm

 Điều bất ngờ là chi phí vận hành tàu con thoi chỉ nhỉnh hơn so với phi cơ của tổng thống Obama một chút. Toàn bộ chương trình vũ trụ này ngốn mất 200 tỷ USD và tổng quãng đường đi được của các con tàu là 500 triệu dặm.

6. International Space Station: 484,65 USD/dặm
Ít nhất con số này là những gì trạm vũ trụ quốc tế tiêu tốn 3 năm trước. Cụ thể, ngân sách của ISS năm 2010 là 72,4 tỷ USD. Trạm vũ trụ đã di chuyển với tốc độ khoảng 17.100 dặm mỗi giờ, 8.736 giờ mỗi năm và khi chia chúng cho nhau, bạn có được con số 484,65 USD/dặm.

5. NASA crawler: 502,8 USD/dặm
Việc di chuyển các tên lửa luôn là một công việc tốn tiền, và với hai xe kéo của NASA cũng vậy. Tính ra, chúng chỉ di chuyển khoảng 3.400 dặm trong cuộc đời phục vụ của mình, Tính riêng, với 47 năm phục vụ, mỗi xe đi khoảng 36 dặm một năm, tiêu thụ 4.525 gallon xăng (17.130 lít). Con số này dù vẫn chưa phải là "đầy bình" (5.000 gallon) song nó cũng là một khoản chi khổng lồ.

4. Saturn V Rocket: 2.400 USD/dặm

Trên thực tế, mẫu tên lửa đưa Neil Armstrong lên mặt trăng sử dụng oxy và hydro lỏng thay vì xăng. Song nếu quy đổi ra, nó sẽ là 758.620 gallon xăng cho 42 dặm hành trình. Tức là chuyến du lịch từ Reston đến Manhattan New York trên tên lửa Saturn V sẽ tốn của bạn 17 triệu USD.

3. Nimitz-class Aircraft Carrier: 2.626,81 USD/dặm

 Với các tàu sân bay, chỉ tính riêng chi phí cho nhân viên vận hành cũng đã là 160 triệu USD mỗi năm, cộng thêm khoảng 400 triệu USD tiền duy tu bảo dưỡng và nhiên liệu. Nếu tính cả chi phí sản xuất - khoảng 4,5 tỷ USD, chia cho 40 năm vận hành trung bình, con số này sẽ leo lên 530 triêụ USD vận hành, tức là 1.450 USD mỗi ngày. 

2. Xe đua: 21.000 USD/dặm

Chi phí cho các xe đua là một con số khổng lồ: 4.000 USD cho mỗi vòng đua. Đó là khi bạn tính đến một nửa số động cơ bị bỏ đi sau cuộc đua, khoảng 15 gallon Nitromethane bị đốt, 28 lít nhiên liệu được sử dụng cho mỗi vòng chạy, lốp xe bị thay liên tục và các bộ ly hợp bị thay thế...  Tóm lại, chi phí cho 10 vòng chạy cuối tuần của bạn có thể dễ dàng ngốn mất 40.000 USD.

 Phóng to
1. Apollo Lunar Roving Vehicle: 5,9 tỷ USD/dặm

 Thiết bị di chuyển được đặt trên tàu Apollo - Moon Buggy đi được khoảng 18 dặm - trên 12,7 triệu USD tiền phát triển và 17,2 tỷ USD tiền "gửi" nó đến mặt trăng. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của năm 1969, còn tính theo mức trượt giá ngày nay, mỗi dặm của Buggy sẽ tốn 5,9 tỷ USD.
Tiết Hạnh chuyển

10 Đại học hàng đầu Thế Giới 2013-2014

 
 
Ngày 3/10/2013 vừa qua, báo The Times Higher Education ở Anh công bố bảng xếp hạng đại học World University Rankings 2013-2014. Đây là một phân hạng dựa vào 13 tiêu chỉ để tính điểm cho mỗi đại học trong tổng số hơn 20.000 đại học trên khắp thế giới. Các tiêu chỉ bao gồm việc giảng dạy, nghiên cứu, chuyển giao kiến thức và tầm nhìn quốc tế. Bảng xếp hạng 400 đại học hàng đầu thế giới được công bố ở:http://www.timeshighereducation.co.uk/world-university-rankings/2013-14/world-ranking
Để dễ so sánh, dựa vào danh sách của 400 đại học hàng đầu thế giới, tác giả xin trình bày và phân tích như sau:

10 Đại học hàng đầu Thế Giới 2013-2014:
Chỉ có 2 quốc gia có đại học nằm trong 10 đại học hàng đầu (top 10), đó là Hoa Kỳ và Anh quốc. Hoa Kỳ chiếm 7 đại học, với đại học số 1 thế giới là California Institute of Technology, và Anh quốc chiếm 3 đại học mà đại học hàng đầu University of Oxford xếp đồng hạng 2 thế giới cùng với Đại học Harvard.

Bảng 1. Danh sách 10 đại học hàng đầu thế giới 2013-2014

image 
 
image

400 ĐẠI HỌC HÀNG ĐẦU THÊ GIỚI 2013-2014:
Phân loại theo quốc gia.

Bảng 2. 10 quốc gia có số đại học dẫn đầu thế giới 2013-2014

image

Bảng 2 cho biết Hoa Kỳ có số đại học nhiều nhất (109), chiếm 27% trong số 400 đại học hàng đầu thế giới, chiếm về số lượng cũng như phẩm chất cao.  Anh quốc là quốc gia thứ hai có số đại học nhiều (49) và phẩm chất cao (hạng 2). Đức quốc là nước đứng hạng 3 về số lượng (26), nhưng phẩm chất không cao lắm (vị thứ cao nhất là 55). Tuy Ý có nhiều đại học (15) nhưng phẩm chất kém (có vị thứ sau 200). Gia Nã Đại và Nhật có đại học phẩm chất tốt (hạng 20, 23).

Phân loại theo từng châu lục:
Âu châu
Âu Châu chiếm 184 đại học trong số 400 đại học hàng đầu thế giới (46%). Anh quốc có nhiều đại học nhất (49), kế là Đức (26). Ba đại học đứng đầu Âu châu là 3 đại học của Anh gồm Oxford (hạng 2 thế giới), Cambridge (hạng 7) và Imperial College London (hạng 10).  Các nước thuộc Tây Âu và Bắc Âu chiếm nhiều đại học nhất. Ý Đại Lợi tuy đứng hạng 3 về số lượng đại học (15), nhưng đại học đứng đầu của Ý ở vị thứ thấp (sau 200). Nga Xô chỉ có 1 đại học duy nhất là Lomonosov Moscow State University (hạng 226-250). Khối cựu Cộng Sản Đông Âu chỉ có 3 đại học thuộc 3 nước Tiệp Khắc (1), Ba Lan (1) và Estonia (1).

Bảng 3.  Danh sách các quốc gia của Âu Châu có trong 400 đại học hàng đầu

image
 
image 
 

Mỹ Châu
Bốn quốc gia Mỹ Châu chiếm tổng cộng 131 trong số 400 đại học hàng đầu (33%). Đứng đầu là Hoa Kỳ với 109 đại học.

Bảng 4.  Danh sách các quốc gia của Mỹ Châu có trong 400 đại học hàng đầu

image

Á Châu
Có 12 quốc gia, chiếm  64 đại học trong số 400 đại học hàng đầu. Nhật Bản và Trung quốc có nhiều đại học nhất (11), nhưng đứng đầu Á châu là University of Tokyo của Nhật (hạng 23). Lãnh thổ tự trị Hong Kong nhỏ bé có tới 6 đại học, có vị thứ cao hơn Trung quốc. Quốc gia nhỏ bé Tân Gia Ba có 2 đại học, có vị thứ cao (hạng 26). Trong các nước Đông Nam Á, chỉ có 2 quốc gia là Singapore (2 đại học), và Thái Lan (1 đại học)  nằm trong danh sách 400 đại học hàng đầu thế giới.

Bảng 5.  Danh sách các quốc gia Á Châu có trong 400 đại học hàng đầu

image
 
image

Đại Dương Châu (Oceania)
Chỉ có 2 quốc gia nằm trong danh sách 400 đại học hàng đầu thế giới.

Bảng 6.  Danh sách các quốc gia của Đại Dương Châu có trong 400 đại học hàng đầu

image
image 

Phi Châu: Một quốc gia độc nhất là Nam Phi, với 3 đại học đều thuộc Nam Phi,University of Cape Town hàng đầu của Nam Phi có vị thứ 126 thế giới.

PHÂN LOẠI THEO CHUYÊN NGÀNH
Sau đây là danh sách 10 Đại học chuyên ngành hàng đầu thế giới 2013-2014
Bảng 7. Danh sách 10 đại học hàng đầu về:
Engineering & Technology (Khoa cơ khí và kỹ thuật):

image
 
image

Bảng 8. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Life Sciences (Khoa Sinh học và áp dụng)

image
 
image 

Bảng 9. Danh sách 10 đại học hàng đầu về:Clinical, Pre-clinical and Health (Y khoa và Sức khỏe)

image
 
image 

Bảng 10. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Physical Sciences (Khoa học Vật Lý)

image
 
image 

Bảng 11. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Social Sciences (Khoa học xã hội)

image
 
image

Bảng 12. Danh sách 10 đại học hàng đầu về: Arts & Humanities (Nghệ thuật & nhân văn)

image
 
image

Tóm lại, chỉ có hai quốc gia là Hoa Kỳ và Anh Quốc có các đại học hàng đầu thế giới trong mọi lãnh vực chuyên môn.

CUỘC TRANH ĐUA THẦM LẶNG Để uy tín đại học gia tăng, mỗi đại học cũng như mỗi quốc gia đều có chánh sách nâng cao vị trí đại học của mình trên tầm quốc tế, và đây là một cuộc tranh đua thầm lặng giữa các đại học và giữa các quốc gia. Mỗi cá nhân trong cộng đồng mỗi đại học cũng tự đặt mình trong cuộc đua. Chánh phủ cố gắng tài trợ tài chánh dồi dào vào đại học ưu tú của mình. Mỗi đại học cũng tìm thêm nguồn tài trợ nghiên cứu ở khu vực kỹ nghệ, khu vực nghiên cứu quốc gia hay quốc tế, biếu tặng tài chánh của tư nhân, nguồn học phí nhất là từ sinh viên ngoại quốc, v.v. Mỗi đại học cũng có chính sách tuyển chọn và ưu đải nhân viên nghiên cứu và giảng dạy có tài năng, chọn ngành chuyên môn sở trường để phát triển mạnh, v.v. Thi đua giữa các đại học càng ngày càng gay gắt, tuy rất âm thầm.

Bảng 13. Tranh dành vị thứ giữa các đại học

image
 
image

Theo Bảng 13, California Institute of Technology tiếp tục giữ hạng 1, Oxford cố gắng gia tăng từ hạng 6 lên hạng 2, trong lúc Cambridge đứng yên (7), còn Đại học Yale mất vị trí của Top 10, và thay thế bởi University of Chicago.

Bảng 14. Biến đổi số lượng đại học trong 3 niên học vừa qua của 10 Quốc gia hang đầu.

image
 
image

Theo bảng 14, Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc, và Nhật giảm liên tục số đại học, trong lúc Đức và Pháp gia tăng.
Mỗi quốc gia đều có chính sách riêng trong cuộc chạy đua thầm lặng này. Nước nào cũng mong nước mình có vị trí cao hơn, có nhiều đại học nằm trong danh sách hàng đầu. Chẳng hạn Anh quốc cố gắng thi đua dành vị thứ hạng 1 của thế giới cho đại học Oxford, thì Ý tập trung vào số lượng. Trung quốc dủng thể thao và giáo dục để quảng cáo thể chế chính trị. Tuy Trung quốc dễ dàng thành công ở lãnh vực thể thao, nhưng trong lãnh vực thi đua đại học coi mòi khó khăn. Đại học Peking số một của Trung quốc được đầu tư rất nhiều, nhưng từ hạng 37 niên học 2010-2011, bị tụt hạng xuống 49 (2011-2012), rồi cố tăng lên 46 (2012-2013), và 45 (2013-2014).

Có quốc gia nào có khã năng đánh bại Hoa Kỳ trong lãnh vực thi đua đại học? Chỉ có Đại Học Oxford, đang ở vị trí số 2, may ra có cơ hội để lên hạng 1. Ngoài nước Anh ra, không còn nước nào khác, vì còn cách quá xa, như đại học ETH Zurich của Thụy Sĩ ở hạng 14, hay Đại Học Toronto của Gia Nã Đại ở hạng 20. Chỉ cần tăng lên 1 hay 2 bậc thì đã vô vàng khó khăn huống hồ tăng lên 15 hay 20 bậc.
Cuộc đua tiếp tục, nhờ vậy khoa học đã tiến bộ rất nhanh. Ước tính là số lượng phát minh mới trong vài năm qua bằng số lượng phát minh của cả 100 năm trong thế kỹ trước.



Trần-Đăng Hồng, PhD

PHỤ LỤC
Danh sách 400 đại học hàng đầu thế giới 2013-2014


image
 
image 
image 
 
Lệ Chi sưu tầm

samedi 26 octobre 2013

Hoàng gia Anh công bố ảnh chung của 4 thế hệ


Bức ảnh được chụp sau lễ rửa tội của Hoàng tử George có tính lịch sử vì hiếm có tấm ảnh nào có sự hiện diện của một đấng trị vì nước Anh cùng với ba nhà vua tương lai. Trong ảnh trên, Nữ hoàng Elizabeth II chụp cùng con trai, Thái tử Charles, cháu nội, Hoàng tử William và chắt nội, Hoàng tử George. 
Bức ảnh duy nhất tương tự được chụp cách đây 119 năm, có sự hiện diện của Nữ hoàng Victoria, con trai, người sau đó thành Edward VII, cháu, sau thành George V và chắt, sau thành Edward VIII. Ảnh: CameraPress

Hoàng gia Anh công bố ảnh chung của 4 thế hệ

Hoàng gia Anh vừa công bố những bức ảnh mang ý nghĩa lịch sử, với sự xuất hiện cùng lúc của Nữ hoàng Elizabeth II và ba nhà vua tương lai.  


The snaps, taken Wednesday following the christening of the 3-month-old royal baby, are historic because only once before has a reigning British monarch been in the same room with three future monarchs.
Bức ảnh được chụp sau lễ rửa tội của Hoàng tử George có tính lịch sử vì hiếm có tấm ảnh nào có sự hiện diện của một đấng trị vì nước Anh cùng với ba nhà vua tương lai. Trong ảnh trên, Nữ hoàng Elizabeth II chụp cùng con trai, Thái tử Charles, cháu nội, Hoàng tử William và chắt nội, Hoàng tử George. 
Bức ảnh duy nhất tương tự được chụp cách đây 119 năm, có sự hiện diện của Nữ hoàng Victoria, con trai, người sau đó thành Edward VII, cháu, sau thành George V và chắt, sau thành Edward VIII. Ảnh: CameraPress

Trong những tấm ảnh do nhiếp ảnh gia Jason Bell thực hiện, hoàng tử bé, ba tháng tuổi, dường như thích thú khi trở thành ngôi sao của sự kiện, vẫy tay trong lòng mẹ, Công nương Catherine. Ảnh: CameraPress

 Sự kiện chụp ảnh gia đình diễn ra tại Căn phòng Buổi sáng của Clarence House, một dinh thự của Thái tử Charles ở London, ngay sau lễ rửa tội của Hoàng tử George. Trong ảnh là hai bên nội ngoại của vợ chồng Hoàng tử William, một gia đình quý tộc và một gia đình thường dân.
Hàng đứng, từ trái sang: Hoàng thân Philip, Thái tử Charles, nữ Công tước Camilla, Hoàng tử Harry, em gái Công nương Catherine - Pippa, em trai Công nương Catherine - James, mẹ công nương - Carole, cha công nương - Michael.  Hàng ngồi, từ trái sang: Nữ hoàng Elizabeth II, Công nương Catherine và Hoàng tử George, Hoàng tử William. Ảnh: CameraPress
Hoàng tử Georges, ba tháng tuổi, mặc bộ áo mà chính cha của bé từng mặc trong lễ rửa tội năm 1982. Ảnh: CameraPress
Công nương Diana (giữa) ẵm Hoàng tử William trong tấm ảnh chụp sau lễ rửa tội cách đây hơn 30 năm. Ảnh: Alamy

 William ngậm ngón tay mẹ khi mới vài tháng tuổi. Ảnh: Mirrorpix

Trọng Giáp (Video: ITNSource)

jeudi 24 octobre 2013

L’Université de Sherbrooke au 11e rang des grandes universités de recherche au Canada

Grands titres de l'actualité universitaire


23 octobre 2013

1re au Québec pour l’augmentation de ses revenus de recherche

L’Université de Sherbrooke au 11e rang des grandes universités de recherche au Canada

Selon le classement 2013 du Canada's Top 50 Research Universities diffusé par la firme Research Infosource, l’Université de Sherbrooke se hisse au 11e rang parmi les plus importantes universités de recherche au Canada alors qu’elle était 16e l’an dernier. Les subventions et les contrats obtenus ont connu une hausse de plus de 27,3 %, pour atteindre 185,2 M$ en revenus de recherche, plaçant l’Université de Sherbrooke au 1er rang québécois pour l’augmentation de ses revenus de recherche et 2e au Canada.

21 octobre 2013

Des milliards en fonds publics aux organisations religieuses : charité bien ordonnée?
Le professeur Luc Grenon, de la Faculté de droit, soulève la question de la rationalité de voir l’État subventionner l’avancement de la religion au Canada, alors que les bénéfices qu’en tirent la société sont contestables et peu démontrés. Il prendra la parole le 23 octobre, dans le cadre du Cycle de conférences organisé conjointement par le Centre de recherche Société, droit et religions de l’Université de Sherbrooke et la Chaire de recherche sur les religions en modernité avancée.
10 octobre 2013
Le robot à l'écoute des humains
Les recherches qui visent à mieux intégrer les robots dans l'environnement humain connaissent d'impressionnantes avancées. Des chercheurs et des étudiants de l'UdeS s'affairent notamment à perfectionner l'audition artificielle, dans le but d'amener le robot IRL1 à interagir le plus intuitivement possible avec les humains. Et comme la parole est le principal moyen de communication des humains, on apprend aussi au robot à décoder le contenu paralinguistique du langage, tel que les émotions.
9 octobre 2013

Nanotechnologies dans les produits de consommation

La toxicité des nanoparticules serait sous-estimée
La nanotechnologie s’est insérée dans plusieurs des produits que nous consommons : peintures à séchage rapide, cosmétiques aux propriétés exclusives, ordinateurs miniaturisés, etc. Or, que connaît-on de la toxicité de ces composés une fois libérés dans l’environnement? Professeur en chimie de l’environnement, Jean-Philippe Bellenger met en doute les conclusions des études scientifiques.
8 octobre 2013

Recherche sur le Conseil des droits de l’Homme

Le conflit israélo-palestinien et le Canada : un virage amorcé sous le gouvernement de Paul Martin
«On croit tous que l’appui envers Israël est apparu sous le gouvernement Harper, mais un rapport officiel prouve que le changement de direction s’est amorcé sous le gouvernement libéral de Paul Martin, après l’ère Chrétien donc», explique Pierre Binette, directeur de l’École de politique appliquée de l’Université de Sherbrooke, qui a fait cette découverte dans le cadre d'une vaste recherche sur le Conseil des droits de l'Homme et les 1350 résolutions proposées entre 2000 et 2012 par les États membres.