samedi 29 mars 2014

Những Bài Thánh Ca Hay Nhất năm 2014

Khúc Nhạc Tuyệt Vời



 Paganini

29 Tháng Ba
Khúc Nhạc Tuyệt Vời
 
Một đêm kia, ông Paganini, một nhạc sĩ vĩ cầm nổi tiếng vào thế kỷ 19 bước ra sân khấu và chỉ khám phá nhạc khí ông đang cầm trên tay có cái gì bất bình thường sau khi những tràng pháo tay của khán giả ngưỡng mộ ông nổi lên vang dậy và chấm dứt. Nhìn kỹ lại chiếc đàn lần thứ hai, nhạc sĩ Paganini mới nhận thấy đây không phải là cây vĩ cầm tuyệt hảo quen thuộc đã đưa ông lên đài danh vọng.
Ông đứng bất động trong giây phút, rồi bắt buộc phải lên tiếng xin lỗi khán giả đang nóng lòng chờ đợi nghe những điệu nhạc tuyệt diệu của ông. Paganini giải thích: "Vì lý do kỹ thuật, xin quý vị vui lòng chờ đợi trong giây phút vì tôi đã lấy lộn cây đàn". Cáo lỗi xong, Paganini lách mình sau bức màn sân khấu và yên trí là cây đàn bất hủ của mình vẫn nằm nơi ông đã đặt nó. Nhưng ông không khỏi bàng hoàng khi nhận ra là có người đã đánh cắp nhạc khí quý giá của ông khỏi thùng đàn và đã đặt một cây đàn rẻ tiền khác thay thế vào. Nhạc sĩ Paganini đứng yên như bức tượng một hồi lâu rồi như một ý nghĩ gì lóe lên trong trí óc, ông cương quyết cầm cây đàn tầm thường bị đánh tráo trở lại sân khấu và lớn tiếng tuyên bố:
"Kính thưa quý vị, ai đó đã đánh cắp cây đàn quý giá của tôi, nhưng trong buổi trình diễn này, tôi muốn chứng minh cùng quý vị là: vẻ đẹp và cái tinh túy của nhạc không nằm trong nhạc khí, nhưng nằm trong tâm hồn của nhạc sĩ".
Nói xong, nhạc sĩ tài ba bắt đầu dạo nhạc và từ cây vĩ đàn tầm thường ông đã say sưa trình diễn những khúc nhạc tuyệt vời tưởng chừng như bất tận, cho đến khi khán giả say mê ngây ngất, đã đứng dậy vỗ tay tán thưởng vang dậy vì ông Paganini đã thật sự chứng minh với họ là: Tinh thần nhạc không tùy thuộc ở trong nhạc khí nhưng hàm ẩn trong tâm hồn của nhạc sĩ.
Đây cũng là sứ mệnh của các tín hữu Kitô: Hằng ngày sau một giấc ngủ yên, họ bừng chỗi dậy để ra sân khấu cuộc đời trình diễn khúc nhạc: "Thiên Chúa là Tình Yêu". Gặp thời kỳ thuận tiện hay bất lợi, gặp môi trường sinh sống xứng hợp với khúc nhạc hay không, gặp những người chung sống có chấp nhận hay từ chối, cuộc sống của người Kitô hữu phải chứng minh rằng: Khúc nhạc "Thiên Chúa là Tình Yêu" không thể bị lệ thuộc vào những hoàn cảnh, vào những môi trường sinh sống bên ngoài, nhưng phải là khúc nhạc xuất phát từ tâm hồn như những điệu nhạc tuyệt vời của nhạc sĩ Paganini không bị lệ thuộc vào nhạc khí, nhưng đã xuất phát từ tâm hồn điêu luyện say mê âm nhạc của ông.
Chén cơm trong ngày
PA chuyển

vendredi 28 mars 2014

Già Hóa Lú? - Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.


Con cái chăm sóc cha mẹ khi già yếu là bổn phận mà cũng là truyền thống tốt đẹp của dân ta. Tuy vậy ta cũng thường nghe nhiều câu than thở, như: “Bà già tôi hồi này lẫn nặng rồi, đâu có dám để cụ ở nhà một mình nữa được!”, hay là: “Ông cụ già rồi đâm đốc chứng!”.
Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao. Những chứng lú (dementia) như vậy, ngày trước thì cho là tiến trình tự nhiên của tuổi già, coi như là “hết thuốc chữa”. Nhưng càng ngày càng thấy là có nhiều căn do bệnh tật sinh lú lẫn, và trong nhiều trường hợp, có thể, nếu không chữa được bệnh thì ít ra cũng làm cho bệnh chậm lại.
Người già lú lẫn như thế nào?
Để đâu quên đó: Để chùm chìa khóa nhà đâu đó rồi quên lú đi, thì cũng là thường. Nhưng người bị bệnh lú, có khi cất chìa khóa vào ngăn kéo đựng vớ, hay là bỏ kính đeo mắt vào tủ lạnh rồi đi tìm trong hộp đựng giầy, mà vẫn cho là tự nhiên như không! Đã vậy lại còn nổi quạu nếu con cháu nó có nhắc nhở, giống như bị chạm tự ái “Thì tao vẫn biết, việc gì phải nói?”.
Quên thời gian, không gian, quên cả người quen:Thường ta cũng nhiều khi quên không nhớ hôm nay là thứ mấy, có khi quên không biết là tháng mấy. Nhưng người bị bệnh thì không nhớ luôn cả năm nay là năm 1999, ở trong nhà mình mà không biết mình đang ở đâu. Người bình thường, có khi gặp bạn cũ, người ta nhận ra mình, mà mình không thể nào nhớ ra bạn được. Người bệnh lú thì nặng hơn nhiều. Ôm chầm lấy một người bà con xa rồi hỏi: “Ông có phải bố tôi không?”, hay là nhìn chăm chăm vào mặt bà vợ mà nói: “Tôi không quen bà này!”.
Tật cầm nhầm: Vào tiệm mua thứ này thú khác rồi lừng lững đi ra không trả tiền. Con cháu nó để dành đồng quarter để đi giặt đồ, thì cứ đem lén cất giấu đi, rồi quên tịt không biết là để ở đâu.
Nói năng lung tung: Đối thoại khó khăn, vì nhiều khi nói nửa chừng rồi bí. Hoặc là giao tế lộn xộn. Mời người ta uống nước, người ta đã cầm tách nước trên tay đang uống, lại đến bên đon đả hỏi: “Bác uống nước không?” Hay là hỏi thăm người bạn: “Các cháu có khỏe không?” Người ta vừa trả lời được vài phút, lại lập lại y hệt câu hỏi trước.
Tật lục lọi: Người bị bệnh lú lẫn nhiều khi kiếm cớ tìm kiếm vật gì rồi lục lọi lung tung ngăn bàn ngăn tủ, làm mọi thứ bừa bãi. Lục lọi đồ của mình chưa đủ, có khi lục lọi cả đồ của người khác nữa.
Ăn mặc lộn xộn: Áo sơ mi có khi mặc ngược, hay là mặc áo may ô ra ngoài sơ mi. Có khi ở truồng tồng ngồng ngồi giữa phòng khách. Cũng có người thủ dâm ngay trước mặt người khác. Nhưng thường thì người mắc bệnh lú lẫn không có hành vi nào nguy hiểm cho xã hội.
Đi lang thang: Một bà cụ tự nhiên bỏ một bộ quần áo trong túi xách rồi cứ thế ra cửa từ từ đi khỏi nhà. Con cháu tìm hết hơi mấy khúc đường mới gặp. Cụ tỉnh như không, nói là cụ đi về quê. Có người đi từ phòng ngủ vào phòng tắm, rồi quên phứt không biết mình đang ở đâu, cứ đi loanh quanh tìm đường về giường ngủ. Nhất là khi dọn nhà mới, người bệnh dễ bị lạc hướng ngay trong nhà.
Đầu óc mụ đi, hai với hai là bốn cũng không biết:Mất khả năng suy nghĩ trừu tượng. Người có học đàng hoàng, mà làm tính cộng, tính trừ đơn giản cũng không xong
Người bị lú lẫn thay tính đổi nết: Cũng vì bị quên lú, mà người bệnh cảm thấy mình sống lạc lõng ở một thế giới xa lạ; người lạ, nơi chốn lạ, những câu đối thoại cũng không hiểu nổi. Vì vậy sinh ra những thay đổi tính nết như sau:
Lo âu: Đã lo âu, mà lại lo vô căn cứ, không hiểu tại sao mình lo âu, chỉ có cảm tưởng như mọi sự bỗng rối bét, mà mình thì lúng túng vô phương giải quyết.
Bứt rứt bực bội: Mình lúng túng không làm gì được, mà có ai cất nhắc giúp đỡ, thì lại khó chịu bực bội, có khi ném đồ ném đạc, hay là quát tháo người khác.
Phiền muộn chán đời: Không thiết tha cái gì cả, dù là ăn uống ngủ nghê, có khi ngủ li bì. Có người biết mình bị bệnh có người không, nhưng thường uống thuốc phiền muộn (antidepressant) thì bớt.
Đa nghi vô lý: Nhìn đồ ăn không ăn, vì nghi có người đánh thuốc độc. Thấy bà vợ, lại tưởng người lạ, rồi nghi là người ta vào nhà mình trộm cướp. Nghe còi xe chữa lửa, tưởng cảnh sát tới bắt. Tiếng người nói nghe không rõ, thì cho là người ta đang xầm xì nói xấu mình.
Mất tính tự lập: Theo đeo người thân từng bước, và muốn có người ở bên săn sóc. Ngược lại, có người chỉ thích ngồi buồn bã một mình, vì thấy chung quanh quá xa lạ.
Bệnh lú ảnh hưởng tới sức khỏe
Vì hay quên, hay vì những thay đổi tính nết như trên, mà sức khỏe có thể bị ảnh hưởng. Ngồi lâu quá ở một vị thế sinh trầy da thành loét da khó lành. Khát nước không nhớ uống nước sẽ bị thiếu nước nguy hiểm như người say nắng. Ngoài ra, còn có thể bị táo bón, tiêu chảy, sưng phổi trầy da, có khi gãy xương vì vấp ngã. Tất cả đều là do cái vô ý vô tứ của ngươi bị bệnh lú lẫn. Ngoài ra còn nhiều người bị tiêu tiểu bừa bãi không giữ gìn được.
Khám bệnh đều làm gì?
Tuy rằng chứng lú lẫn thực sự thì không chữa được, nhưng cái lợi của việc đi khám bệnh là tìm ra những bệnh khác trong người, sinh lú lẫn, mà những bệnh khác này thì lại trị được. Những bệnh có thể sinh một số tình trạng giống như lú lẫn, thí dụ như: bệnh bướu cổ thyroid, bệnh nhiễm trùng, chất điện giải xáo trộn, thiếu sinh tố, bị thuốc làm độc, hay là bệnh phiền muộn. Thường thì Bác sĩ sẽ hỏi về các chứng của người bệnh, thuốc men đang dùng, hỏi về gia đình giòng họ, khám tổng quát, chú ý nhiều đến cao máu, và tiểu đường. Sau đó sẽ thử máu và có thể chụp hình cắt lớp (CT) hay là cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ trường hợp bướu trong óc. Nếu không phải là những bệnh hay là nguyên do nào sinh lú lẫn trong nhất thời, thì bấy giờ mới coi là bị bệnh lú lẫn thực sự.
Nguyên nhân của bệnh lú lẫn (thực sự)
Phần lớn người già bị bệnh lú lẫn là do bệnh Alzheimer. Có một ít trường hợp Alzheimer có di truyền trong gia đình, nhưng phần đông thì không. Nguyên do tại sao bị Alzheimer, thì cũng chưa biết rõ. Mổ tử thi thì thấy có thoái hóa não, và xét nghiệm kính hiển vi thì thấy có hai thứ mô đặc biệt trong óc, một ở bên trong sợi dây thần kinh, một ở bên ngoài. Tuy vậy cũng đã có trường hợp người minh mẫn bình thường mà cũng có hai thứ đó.
Nguyên nhân thứ nhì, là do bị tai biến mạch máu não (stroke, trúng gió) do cao máu, sinh nhiều đốm nhỏ của óc bị hư, gọi là multi-infarct dementia (infarct là chỉ cái đốm não bị hư)
Người đánh “bốc”, bị đập mạnh vào đầu nhiều, cũng có thể bị bệnh lú.
Bệnh AIDS cũng làm hư óc, và sinh lú được.
Hồi gần đây, báo chí có nói tới bệnh “bò điên” ở bên Anh. Có một bệnh tương tự như vậy, tên là bệnh Creutzfeld-Jacobs là một bệnh nhiễm trùng óc, cũng sinh lú lẫn trước khi chết.
Cuộc đời về chiều
Từ khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú, thì độ một hai năm. Khoảng thời gian chừng ba, bốn năm sau đó thì người nhà còn săn sóc được. Đến khi nặng quá, con cháu không cưu mang nổi phải đưa vào nhà dưỡng lão, thì thường kéo dài thêm được vài năm nữa. Thời gian hoàng hôn của cuộc đời này, người bệnh đáng được săn sóc chu đáo với tất cả tình thương, tuy là săn sóc người bị bệnh lú là cả một nhiệm vụ khó khăn và nặng nề.

Bs Vũ Quí Đài, M.D., Ph.D.
Cựu Giáo Sư Khoa Trưởng Y Khoa Đại Học Sàigòn

P.Anh chuyển

Bệnh Cao Huyết Áp-Bs Nguyễn ý Đức, Cách đo huyết áp đúng tại nhà Bs LL Hoàng





***********************************************************************************

Đo huyết áp đúng cách tại nhà

Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp. Nên đo ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Oxy cao áp TP HCM) lưu ý những điều cần thiết khi đo huyết áp tại nhà.
Trong khi hầu như tất cả y sĩ đoàn trên thế giới liên tục báo động về mối nguy khó lường của bệnh huyết áp cao thì việc theo dõi huyết áp, ngay cả ở các nước đã có mạng lưới y tế với cấu trúc đã ổn định, vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Đó chính là một trong các lý do khiến nhiều người phải sống kiếp phế nhân oan uổng vì tai biến mạch máu não.

Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn. Ảnh: ykhoa
Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn. Ảnh: ykhoa
Muốn theo dõi huyết áp lại quá đơn giản, vì chỉ cần đo huyết áp, nhất là khi huyết áp kế hiện nay chính xác và quá tiện dụng nếu so với trước đây. Ấy thế mà khi thăm dò một nhóm 50 người bị cao huyết áp, đã có máy đo huyết áp, về thao tác đo huyết áp thì kết quả lại không có gì đáng phấn khởi: 24 người sử dụng máy đo không đúng cách; 28 người chưa hiểu huyết áp là gì.
Muốn đo huyết áp cho đúng cần lưu ý:
1. Tư thế
Bệnh nhân phải chọn tư thế ngồi thoải mái. Trước đó nên thư giãn 5 phút. Đo huyết áp nếu muốn thực sự chính xác không thể mất dưới 10 phút. Không đo huyết áp ngay sau khi chạy nhanh, leo cầu thang (trừ khi thầy thuốc cần đo lúc gắng sức), vừa mới ăn no, quá đói, quá mệt…, vì huyết áp khi đó cao hay thấp hơn con số trung thực.
2. Vị trí đo huyết áp
Với máy đo điện tử, có thể đo huyết áp ở bắp tay hay cổ tay miễn là điểm cảm ứng trong băng quấn tay (sensor) phải nằm ngang mực tim. Nếu đo ở bắp tay có thể đặt cánh tay nằm ngửa trên mặt bàn với điểm cảm ứng nằm trên nếp khuỷu tay khoảng 2cm. Nếu đo ở cổ tay thường phải gập cánh tay một góc khoảng 45 độ để cổ tay ngang với trái tim. Do đó, đo huyết áp ở cổ tay dễ sai lệch hơn đo ở bắp tay vì người đo khó giữ cánh tay cho yên.
3. Phương tiện
- Máy đo: Nói chung, máy đo hiện nay hầu như đều có độ chính xác cao. Muốn chắc chắn nên so sánh kết quả của máy tự động với máy kinh điển đo bằng thính lực. Nếu dùng máy điện tử tự động nên chọn máy:
+ Vận hành đơn giản chỉ với một nút (one touch) để người đo đỡ phân tâm.
+ Bơm nhanh và không gây tiếng động lớn khi bơm hơi để người đo bớt lo lắng trong khi chờ đợi.
+  Có tính cảm ứng cao thể hiện qua dấu hiệu máy ngưng vận hành ngay khi cánh tay cử động thay vì tiếp tục bơm rồi cuối cùng báo lỗi.
- Bao quấn tay: Phải dài tối thiểu 33 cm nếu đo ở bắp tay và 19,5 cm nếu đo ở cổ tay. Nếu bao quá dài hay quá ngắn do người quá ốm hay quá mập phải thay bao khác với chiều dài thích hợp. Bao khi quấn phải chặt nhưng không gây cảm giác khó chịu cho người đo.
4. Thao tác
Không ăn, không uống, không nói trong lúc đo huyết áp vì sai lệch kết quả.
-  Khi đo lần đầu cần đo cả hai tay để sau đó chọn cánh tay với huyết áp có khuynh hướng cao hơn.
- Nên đo huyết áp ngày hai lần, buổi sáng trước khi uống thuốc và buổi chiều sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Ghi tất cả kết quả với ngày và giờ đo vào sổ để thầy thuốc tiện việc đánh giá trong lần tái khám.
5. Kết quả
- Phải ghi cả hai trị số thu tâm (số lớn) và trương tâm (số nhỏ) vì thầy thuốc chỉ có thể định bệnh cũng như đánh giá diễn tiến khi có đủ hai trị số.
- Trị số huyết áp không cố định, thay đổi theo nhịp sinh học, trọng lượng, nếp sinh hoạt…, thường có khuynh hướng cao hơn vào buổi sáng sớm, đúng ngọ và buổi tối. Do đó, không nên mất bình tĩnh nếu thấy huyết áp trong ngày dao động ít nhiều.
+ Huyết áp được định nghĩa là cao nếu huyết áp thu tâm >140 và huyết áp trương tâm >90. Tuy vậy, không nên coi thường huyết áp với trị số 135/85 nếu kéo dài nhiều ngày. Mặt khác, trị số huyết áp đơn phương không phản ánh mức độ nghiêm trọng mà là khoảng sai biệt giữa hai trị số. Khoảng này càng hẹp càng nguy hiểm. Thí dụ: huyết áp 150/90 (sai biệt là 60) tuy thuộc về huyết áp cao  nhưng ít nguy hiểm bằng huyết áp 140/100 (sai biệt là 40).
+ Nếu ghi nhận huyết áp cao nên nằm nghỉ 15-30 phút rồi đo lại. Nếu huyết áp vẫn cao nên tham vấn ý kiến thầy thuốc cho sớm thay vì tự điều trị hay chần chờ.
+ Ðừng quên là kết quả rất dễ sai lệch nếu máy đo sắp hết pin. Nếu cẩn thận nên thay pin mới và đo lại huyết áp.
Đo huyết áp là tối cần thiết. Nhưng nếu đo không đúng cách rồi dựa vào kết quả sai lệch để quyết định uống thuốc hay không uống thuốc thì nhiều khi tai hại không kém việc quên đo huyết áp. Rất thường khi giải pháp của một vấn đề phức tạp lại tương đối đơn giản. Muốn tránh hậu quả của bệnh cao huyết áp phải biết huyết áp có cao hay không.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

jeudi 27 mars 2014

Xem video Hà Nội 1950 - 1953 với tiếng hát Ngọc Hạ




Tôi sinh ra và ln lên ti tnh Nam Đnh, mt ln duy nht ghé Hà Ni, năm 1954, khi m tôi dn mt đàn con gm 6 đưá trn t Nam Đnh lên Hà Ni (lúc đó c 2 thành ph này VC đã tiếp qun) đ vượt ga Phm Xá đến Hi Phòng, thành ph duy nht còn li trong tay quân đi Pháp đ chun b rút v nước. Ông Csinh ra tôi lúc đó làm thông dch viên cho Pháp. Tôi nh m tôi thuê phòng tr  ph hàng Bông L gì đó. Sau khi vào phòng xong trí tò mò ca mt cu bé 12 tui đã kéo chân tôi ra đường ph đ xem th đô Hà Ni như thế nào. Vì s lc, tôi không dám đi đâu xa và c ln bước theo con đường tu đin mà đi khong chng gn cây s thì tr lui. K nim thu thơ v Hà Ni ca tôi ch đơn gin như vy. Đến năm 1980 (38 tui) mt ln na tôi li được ....thăm Hà Ni. Tôi được đưa lên xe la, vi mt tay b còng cùng mt bn tù khác, t bến Đô Lương thuc tnh NghTĩnh xuôi Nam v Hàm Tân Thun Hi đ tiếp t ....tù! Tu đi qua ga Hàng C Hà Ni. Qua khung ca nh nhìn cnh nhng mái nhà rách nát siêu vo mi thy hết được cái ưu vit ca xã hi Cng Sn. Thế mà nó thng mình và mình là tù nhân ca nó mi tc ch! Đó là 2 ln tôi được biết Hà Ni.
Tuy ch
 có thoang thong k nim vi Hà Ni nhưng tiếng hát ca Ngc H quá tuyt vi đã dn tôi v vi nhng k nim ca mt Hà Ni ngày nào khi tôi còn là mt cu bé 12 và mt tù nhân 38 tui đi.
Qua nh
ng hình nh trong video clip, ta thy người dân tuy sng dưới chế đ gi là thc dân Pháp nhưng sao thy thanh bình và yên lành quá so vi nhng st máu hn thù khi CS vênh váo nói là chúng dành li được đc lp t do dân ch cho toàn dân!
Ph
i chăng đó là nghip báo mà dân tc VN phi tr khi mà ông cha ta ngày xưa khi m mang b cõi đã có nhng ......Không dám bàn tiếp, xin dt ngang  đây.
Xin các C
 th li vì đã quá lm bàn.
Cám 
ơn C Oánh đã cho coi mt đan phim ngn tht hay, tht quý có th nói là nhng tài liu sng đng ghi li cnh sinh hot đường ph ngày xưa cách nay chưa đy thế k (1950-2014).

V
nh
  
https://www.youtube.com/watch?v=pjY8gZrB2oo

Bệnh Viêm Xương Khớp -BS Nguyễn Ý Đức





mercredi 26 mars 2014

Thuốc từ hành lá

Hành lá
***

VIDEO

Hành lá không chỉ là một loại gia vị trong nhà bếp mà còn đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày.

Hành lá vốn được gọi bằng nhiều cái tên như hành xanh, hành ta. Nó là một kho lưu trữ của tất cả những điều tốt đẹp mà cơ thể bạn cần. Đây cũng là nguyên liệu rất quen thuộc với các bà nội trợ. Nó được sử dụng

Thực tế, hành lá có thể đem lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày.

Tập tin:Những bụi hành ta.jpg

1- Giúp xương chắc khoẻ.

Bạn có biết 12 gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này đều rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ.
Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.Thực tế, hành lá có thể đem lại rất nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe của bạn khi kết thân với chúng hàng ngày
2- Giúp điều hòa lượng đường trong máu.
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.

Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Chromium trong hành tây giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể. Bởi vậy, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
3- Thúc đẩy một trái tim khỏe mạnh.
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Sự hiện diện của Crom, vitamin B6 và lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Crom không chỉ làm giảm lượng triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, do đó bảo vệ trái tim của bạn khỏi những căn bệnh tiềm ẩn. Hành lá là một trong những loại gia vị chữa rất nhiều bệnh.
Những người mắc bệnh liên quan tới huyết áp cũng giúp cải thiện bệnh đáng kể khi ăn hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Nhờ sự ổn định của cả cholesterol và huyết áp, những rủi ro liên quan với nhồi máu cơ tim và đột quỵ cũng giảm đáng kể.

Tập tin:Hành ở Tân Quới.jpg

4- Giúp ngăn ngừa ung thư.
Khi ăn hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư cho chính mình. Điều này là do sự hiện diện của flavonoid trong hành lá.
Quercitin là một flavonoid trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết, do đó làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết. Bên cạnh đó, chất Kaempferol, một loại flavonoid khác trong hành lá cũng có tác dụng tích cực cho phụ nữ, làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất là 40 %.
5- Giúp giảm viêm nhiễm.
Hành lá đóng vai trò “cứu trợ” hữu hiệu khi trong cơ thể đang có tình trạng viêm. Điều này là do rau ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Do đó, khi bị mắc các bệnh liên quan đến chứng viêm nhiễm thì bạn được khuyên là nên ăn nhiều hành lá để có được lợi ích chống viêm hiệu quả.
Nếu bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bạn có thể đun sôi hành trong nước cho đến khi nước bốc hơi. Lọc lấy nước củ hành, để nguội và uống. Các đặc tính chống vi khuẩn của hành sẽ giúp làm giảm các cảm giác nóng khi tiểu tiện.
6- Giúp tăng cường miễn dịch.
Hành lá là một nguồn phytochemical phong phú. Chất này giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch rất tốt, đồng thời giúp loại bỏ các enzyme tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Nhờ vậy, giúp giảm thiểu đáng kể thiệt hại do các mô tế bào và DNA.
Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Đặc biệt trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và đổ mồ hôi ra cảm lạnh và cúm rất tốt.
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà, bảo vệ đôi mắt cho bạn .

Tập tin:Allium cepa B.jpg

7- Giúp tăng cường thị lực.
Sự vắng mặt hoặc thiếu vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành xanh có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe mắt của bạn.
Do đó hành lá là một nguồn dinh dưỡng và vitamin tự nhiên, quan trọng chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung. Thân và củ hành đều ăn được. Chúng có thể được ăn sống hoặc trộn lẫn trong salade, gỏi, nộm hoặc nước sốt. Không phụ thuộc vào cách tiêu thụ, có rất nhiều lợi ích sức khỏe của hành lá mà bạn không nên bỏ lỡ nguyên liệu này trong thực đơn của gia đình.
8- Giảm cholesterone và chống đông máu.
Chất sắt có trong hành tây chính là lý do tại sao hành tây được cho là rất tốt trong việc điều trị thiếu máu. Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
Dù bạn ăn sống hoặc nấu chín, hành tây cũng giúp bạn hạ huy ết áp một cách tự nhiên. Nó cũng làm loãng máu, hòa tan cục máu đông và lọc máu khỏi các chất béo không lành mạnh.
9- Chống nhiễm khuẩn.
Hành có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Ngoài ra, nó còn có hiệu quả chống lại bệnh lao và nhiễm trùng đường tiểu, chẳng hạn như viêm bàng quang.

Ngoài ra, hành có thể giúp giảm tình trạng táo bón mãn tính và đầy hơi. Cũng vậy, trong một số nền văn hóa, chỉ cần nhúng bông vào nước ép hành và chấm vào tai có thể chống ù tai.
Tập tin:Allium fistulosum MHNT.BOT.2011.3.23.jpg
Lê Kiểm chuyển 

LẠNH QUÁ! LẠNH QUÁ!


LẠNH QUÁ! LẠNH QUÁ!

Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
8748 E. Valley Blvd., Ste. H
Rosemead, CA 91770
(626) 288-3306

Trời, mấy bữa nay lạnh quá lạnh quá, lạnh buốt da, lạnh thấu xương! Mùa đông năm nay tới sớm chăng.
Chúng ta chớ có coi thường khí lạnh của Tử Thần Mùa Đông. Tử Thần Mùa Đông hắn hại ta nhiều cách: mưa , bão tuyết gây tai nạn ở nhà, trên đường, làm mất điện, v.v., và còn dùng ngay cái băng giá của hắn khiến ta khốn quẩn.
Khí lạnh giết người
Ở Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh (Centers for Disease Control and Prevention) cho biết hàng năm, Tử Thần Mùa Đông bắt đi hơn 700 người. Cứ 1 triệu người, có 3 người Tử Thần Mùa Đông đến viếng và đem đi.
Ta mất mạng nếu nhiệt độ của cơ thể xuống thấp hơn mức có thể chịu đựng (hypothermia). Bình thường, nhiệt độ cơ thể ta (thân nhiệt) 98.6 độ F. Khi tiếp xúc với môi trường lạnh bên ngoài, cơ thể ta chống lại khí lạnh bằng nhiều cách, tạo thêm nhiệt để duy trì thân nhiệt. Nhưng nếu lạnh quá sức chịu đựng, nhất là trong môi trường ẩm ướt như lúc trời mưa bão, các cơ chế chống lạnh của cơ thể ta không còn hữu hiệu, thân nhiệt hạ thấp dần.
Khi thân nhiệt xuống đến 95 độ F (tức 35 độ C), nguy hiểm bắt đầu. Thân nhiệt xuống thấp thế sẽ làm thay đổi chức năng của các màng tế bào, dịch trong tế bào thoát ra ngoài, hoạt động của các diếu tố (enzymes) xáo trộn, những chất điện giải trong người ta cũng mất đi sự cân bằng. Tế bào sẽ chết vì các tổn thương này, và cũng vì hiện tượng nước đóng đá tại trong và ngoài tế bào.
Tình trạng thân nhiệt hạ thấp như vậy có thể gây do việc ta ở ngoài trời lạnh lâu quá, nhất là nơi nhiều gió máy. Ngay cả việc tiếp xúc quá lâu với nước hay chất kim loại (metal), những thứ dẫn truyền hơi lạnh, cũng khiến cơ thể ta mau thất thoát nhiệt, thân nhiệt ta dễ hạ thấp. Trong nhà có sưởi ấm áp, khô ráo, ta thường không có vấn đề, trừ khi rủi bị cúp điện nên sưởi tắt.
Tuổi tác, một số bệnh tật và thuốc dùng khiến ta dễ thành mồi ngon cho Tử Thần Mùa Đông. Người kém may mắn, không nhà không cửa (homeless) cũng vậy, điều này chúng ta dễ hiểu.
Những thay đổi của cơ thể khi cao tuổi có thể làm chúng ta không cảm thấy lạnh nhiều để lưu tâm đề phòng. Các bệnh suy tuyến giáp trạng (hypothyroidism), suy tuyến thượng thận (adrenal insufficiency), bệnh tâm thần, các bệnh nhiễm trùng, tình trạng suy dinh dưỡng, đường xuống thấp trong máu khiến ta đầu hàng khí lạnh dễ dàng hơn. Một số thuốc dùng (beta-blockers, clonidine, meperidine, neuroleptics, general anaesthetic agents, ...) có thể cản trở các cơ chế giúp cơ thể ta đối phó với môi trường lạnh chung quanh. Rượu cũng thế.
Triệu chứng
Tùy thân nhiệt xuống thấp đến mức nào, triệu chứng sẽ nhẹ hay nặng.
Khi thân nhiệt xuống thấp từ 90 đến 95 độ F (mild hypothermia), chúng ta run, tim ta đập nhanh, đồng thời hơi thở cũng dồn dập, chân đi không vững, nói năng không còn lưu loát, và trí óc bắt đầu mất sáng suốt.
Khi thân nhiệt xuống thấp hơn, từ 82 đến 90 độ F (moderate hypothermia), lúc đó mạch sẽ chậm đi, tim bơm máu không còn hữu hiệu, máu đến thận kém đi, hơi thở chậm, óc càng thêm mất sáng suốt, các phản xạ giảm đi, và ta không còn run để tạo nhiệt được nữa. Tim có thể bắt đầu thất nhịp.
Khi thân nhiệt xuống dưới 82 độ F (severe hypothermia), tim đập càng chậm, phổi sẽ ứ nước, áp huyết hạ, tiểu ít, các phản xạ mất hẳn, óc đi vào hôn mê, tim thất nhịp và rồi ngừng đập.
Ngoài ra, khí lạnh cũng dễ gây hiện tượng tổn thương tại chỗ gọi là “khí lạnh cắn” (frosbite). Khí lạnh làm các mạch máu ngoại biên co thắt (vasocontriction), lượng máu đến nuôi các vùng ngoại biên như tai, mũi, má, ngón tay hoặc ngón chân ít đi. Càng lạnh, các mạch máu ngoại biên co thắt càng nhiều. Đến một lúc, tai, mũi, má, ngón tay hoặc ngón chân, không có đủ máu nuôi nên chết. Vùng bị frostbite đầu tiên tái, bóng như sáp (waxy), song không đau hay khó chịu mấy. Sau đó, những hiện tượng giống như bị bỏng lửa xảy ra: da đỏ, sưng lên, nổi những bọng nước. Nặng hơn, da chết dần, thâm đen, rồi các bắp thịt, gân (tendons), xương và thần kinh phía dưới da cũng tổn thương, chết theo. Thăm khám một người thân nhiệt xuống thấp vì khí lạnh, chúng ta nên khám kỹ, tìm cả những vùng dễ bị khí lạnh cắn.
Các vị cao niên có khi không than là cảm thấy lạnh, dù họ đang trong tình trạng nguy hiểm. Các cụ cũng có thể không run vì lạnh. Nên nếu có các cụ trong nhà, bạn để ý các dấu chứng báo động sau ở các cụ:
- Cụ có vẻ mất sáng suốt hoặc buồn ngủ bất thường
- Cụ nói chậm hẳn đi, không rõ tiếng, hoặc hơi thở cụ nông
- Mạch cụ yếu, áp huyết xuống thấp
- Thấy cụ có vẻ thay đổi cách hành xử hoặc dáng vẻ trong thời tiết lạnh
- Cụ phản ứng chậm chạp hoặc có vẻ như khó điều khiển các cử động của cơ thể
- Cụ than cứng tay hoặc chân (stiffness of arms or legs)
Thấy những dấu chứng báo động trên, bạn thử lấy nhiệt độ của cụ xem sao. (Nhà lúc nào cũng nên có cây lấy nhiệt độ.) Nếu thấy nhiệt độ của cụ dưới 96 độ F, bạn gọi 911. Sự chữa trị các trường hợp thân nhiệt xuống thấp vì lạnh thường phải trong môi trường bệnh viện, với sự theo dõi thường xuyên.
Trong lúc chờ xe cứu thương đến, bạn giữ cụ ấm và khô, dùng mền, khăn, hoặc áo khoác đắp lên cụ. Nhiệt từ chính cơ thể bạn cũng tốt, bạn có thể nằm gần cụ cho cụ thêm ấm. Tránh đừng chà xát tay, chân cụ, vì da các cụ có tuổi rất nhạy cảm và dễ tổn thương.
Chống khí lạnh
Như vậy, để tránh nguy hiểm do khí lạnh, vui hưởng lễ lạc mùa Đông, và còn có dịp nhìn thấy cỏ cây thay áo mới trong mùa Xuân tươi mát, ta cẩn thận:
- Trong nhà cần có sưởi, chúng ta chẳng nên tiếc tiền sưởi, ngày ra vào co ro, đêm khó ngủ, có khi còn nguy hiểm. Các vị cao niên nên để sưởi ít nhất cũng khoảng 68-70 độ F. Mền điện cũng là cách tốt giúp ta ấm áp ban đêm trong giường. Lỡ nhà có mất điện, không dùng sưởi được, nên thu xếp đến ở với ai có sưởi.
- Mỗi lần nảy ý định đi đâu ra khỏi nhà lâu, mở radio, truyền hình, hoặc đọc báo xem tin thời tiết. Song đừng đặt hết lòng tin vào họ, những người giữ việc tiên đoán thời tiết, nên bi thảm hóa tình thế thêm một chút, vì nào ai biết rõ ý Trời, trời có thể bất ngờ trở lạnh hơn họ tiên đoán, có khi còn mưa nữa đấy.
- Ăn mặc ấm áp. Nên mặc quần áo chống lạnh có nhiều lớp (layered, insulated clothing), ít bị ẩm (bằng polypropylene hay len), và lót một lớp chống gió bên ngoài (windproof outer layer). Nếu không có loại quần áo đặc biệt này, ta mặc nhiều lớp quần áo rộng rãi, các lớp quần áo giúp giữ không khí ấm áp giữa chúng. Luôn nhớ mang theo đồ đi mưa, phòng khi trời trở, mưa bất ngờ. Nếu có thể thu xếp, nên tránh ra ngoài khi trời đang giông bão.
- Giữ quần áo cho khô. Quần áo ướt mất khả năng giữ nhiệt của chúng, và cùng với gió, chúng khiến ta mau bị lạnh, run. Đi đâu về lỡ gặp mưa, ta thay ngay quần áo khô, ấm.
- Đội mũ hay quàng đầu cho ấm. (Bạn có biết, đến 30-50% thân nhiệt của ta bị mất qua da đầu.) Cẩn thận mang thêm cả găng tay.Tránh đừng hăng, vận động quá đáng, chảy mồ hôi nhiều. Khi ta chảy mồ hôi, mồ hôi bốc hơi và làm cơ thể mất bớt nhiệt.
- Tìm chỗ trú nếu thấy lạnh, hay tự làm một chỗ trú để tránh khí lạnh (trường hợp ở trong rừng, ...). Nếu cần, nên đốt lửa lên để sưởi ấm.
- Ăn và uống nhiều hơn trong mùa lạnh. Mang theo thức ăn chứa nhiều năng lượng (như những thỏi kẹo candy bars, trail mix), khi ra ngoài vào những lúc mà thời tiết có vẻ bất thường, ta không biết rõ lòng Trời. Nhưng nhớ tránh dùng rượu, nhất là lúc trước khi đi ngủ. Rượu cho ta cảm giác ấm hơn thực đấy, song nó làm nở những mạch máu gần ngay dưới da, khiến nhiệt trong người ta thất thoát qua những mạch máu này nhanh và nhiều hơn.
Ở những tiểu bang tuyết giá, ta cũng nhớ sửa soạn xe cộ, và hết sức cẩn thận khi lái trên những con đường tuyết đã đóng thành đá để tránh tai nạn. Có cái điện thoại di động trong người phòng khi hữu sự, xe chết máy, gặp tai nạn, lao xuống hố, v.v., là một bảo đảm rất tốt.
Đi ngoài đường trơn trượt, nên mang giầy loại tốt, có đế cao su bám đường giúp đỡ té ngã. Vồ ếch, té ngã chỏng gọng dễ gãy xương. Các vị có tuổi khi ngã dễ gãy xương hông (hip fracture), có thể đưa đến tử vong.
Chưa vào đông mà đã lạnh quá, lạnh quá, không biết đông sắp đến còn lạnh thêm nữa hay không! Cũng có điều an ủi, ở Cali ta đông không có tuyết, và nhiều lễ lạc, họp hành, gặp mặt, cũng vui; cứ co ro trong nhà không dịp gặp gỡ ai, có mà chết! Rồi sang tháng Giêng, ngày bắt đầu dài ra lại, sáng sủa hơn, nghĩ đến đó ta thấy mùa đông Cali không đến nỗi nào.