lundi 28 septembre 2015

Các món bún

1. Bún riêu cua


  bún                                                          riêu.jpg
Bún riêu cua

Chuẩn bị (nguyên liệu cho 6 người dùng):
  • 500gr cua đồng: bạn có thể nhờ người bán làm sẵn hoặc đem về nhà ngâm qua 2 tiếng để loại bớt cát và đem lột. Phần mai và mình cua để riêng mỗi thứ trong một cái tô. Dùng muỗng nạo gạch cua trong mai. Phần mình cua đem xay nát với ít nước.
  • 150g thịt xay
  • 70g tôm khô: ngâm nở
  • 4 bìa đậu phụ: thái miếng vuông nhỏ và đem chiên vàng giòn.
  • 3 quả trứng gà: đập ra bát và đánh đều
  • 5 quả cà chua: thái múi cau
  • 1kg bún tươi
  • 1 muỗng canh giấm bỗng
  • 1 muỗng cà phê các loại: tỏi băm, hành băm, ớt băm
  • Gia vị: nước mắm, muối, tiêu, đường, bột ngọt, dầu ăn
Cách làm:

Bước 1: Lấy phần cua xay bóp nhẹ với nước để thịt cua hoà vào nước và từ từ gạn nước vào một chiếc nồi. Cứ lặp lại liên tục như vậy cho đến khi chỉ còn lại xác cua.

Bước 2: Cho ít muối, bột ngọt, đường vào phần nước cua, khuấy nhẹ cho đều và nấu nước này ở lửa vừa. Khi nước sôi, tiếp tục hãm lửa nhỏ và đun liu riu cho đến khi cua đóng cục lại thì vớt ra một tô riêng.

Bước 3: Xào cà chua sơ qua và cho vào nồi nước cua. Nêm nếm lại gia vị với 1 muỗng cà phê mắm ruốc hoặc mắm tôm, 3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng cà phê hạt nêm và tiếp tục nấu nhỏ lửa.

Bước 4: Trộn đều tôm khô, 1 quả trứng gà, thịt xay, hành tỏi bằm, ít muối và đường vào một tô cỡ vừa. Sau đó gạt đều mặt, cho một lớp trứng đánh lên trên mặt và đem hấp.

Bước 5: Khi phần nhân trứng tôm đã chín, bạn vớt ra, cắt miếng vừa và cho vào nồi nước lèo cùng phần đậu phụ đã rán. Khi chuẩn bị dọn, bạn cho thêm giấm bỗng và gạch cua vào, tắt bếp.

Bước 6: Phi thơm hành với ít dầu điều và cho gạch cua vào xào để có phần nước béo cho vào mỗi bát trước khi dùng.

Bước 7: Dọn bún vào tô với ít hành xanh, hành phi và múc nước vào bao gồm đầy đủ cà chua, đậu, nhân trứng tôm và riêu cua. Dọn bún với một chén nhỏ mắm tôm và ăn kèm rau sống.

2. Bún mắm
 

Bún mắm

Chuẩn bị (nguyên liệu cho 6 người dùng):
  • 250g mắm cá linh
  • 2 con mực ống: rửa sạch, bỏ mật đen và thái khoanh
  • 400g phi lê cá lóc: thái miếng mỏng
  • 300g tôm tươi: rửa sạch, cắt bớt râu và để nguyên con
  • 300g thịt heo quay: chặt miếng nhỏ vừa ăn
  • 350g sườn già
  • 3 nhánh sả băm
  • 3 cây sả đập dập
  • 2 trái cà tím: rửa sạch và cắt khúc, sau lại chẻ làm bốn
  • 2 trái ớt sừng: thái lát
  • 1 kg bún
  • Rau ăn kèm: rau muống bào, giá, bông súng, rau nhút, rau đắng,...
  • Gia vị: đường, bột ngọt và dầu ăn.
Cách làm:

Bước 1: Nấu nước sôi và thả mắm vào tiếp tục nấu đến khi cá dẻo. Sau đó đem lược mắm qua rây và lọc lấy nước.

Bước 2: Nấu sườn với lửa lớn khoảng 10 để loại bỏ chất dơ và đem rửa sạch qua nước. Kế đến, cho sườn vào nồi và nấu với khoảng 2,5 lít nước cho đến khi sườn tiết hết chất ngọt từ xương.

Bước 3: Phi thơm phần sả băm và cho cà tím vào xào đều khoảng 2 phút.

Bước 4: Khi sườn mềm, cho phần mắm vào cùng với phần sả cây và ớt sừng. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Bước 5: Khi ăn, trụng cá, tôm, mực vào nước dùng cho chín tới và vớt ra.

Bước 6: Cho bún vào tô, sắp các nguyên liệu tôm, mực, cá, thịt heo quay, cà tím xào lên trên mặt và chan nước lèo vào.

Bún mắm có mùi đặc trưng của mắm cá linh và vị tươi ngon của các loại hải sản hoà trong vị mằn mặn, ngọt thanh của các nguyên liệu.

3. Bún ốc
 

Bún ốc

Chuẩn bị (nguyên liệu cho 6 người dùng):
  • 1 kg thịt ốc bươu (mua chừng 2 ký ốc, đem về ngâm nước pha bột ớt để ốc nhả bớt nhớt, sau đó rửa sạch, đem đi luộc và khều lấy thịt. Nhớ giữ lại nước luộc để cho vào nước dùng.)
  • 1kg xương heo: rửa sạch
  • 8 quả cà chua: thái múi cau
  • 2 muỗng canh giấm bỗng
  • Rau ăn kèm: xà lách, rau thơm, hành hoa, tía tô, ngò gai (tất cả đem nhặt, rửa sạch và thái nhỏ phần hành hoa, tía tô cùng ngò gai).
  • Gia vị: muối, đường, bột ngọt
Cách làm:

Bước 1: Chần xương heo qua nước sôi và rửa sạch trước khi cho nước vào và nấu nước hầm trong khoảng 35 phút.

Bước 2: Cho phần nước luộc ốc vào nước hầm xương và nêm với giấm, 3 muỗng cà phê muối, 2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng bột ngọt.

Bước 3: Phi thơm hành và cho cà chua vào đảo đều.

Bước 4: Cho bún vào tô, sắp các nguyên liệu ốc, rau nêm, cà chua lên trên mặt và chan nước dùng vào tô.

Dùng bún ốc khi còn nóng sẽ rất hấp dẫn!

4. Bún măng vịt

Bún măng vịt

Chuẩn bị:
  • 1 con vịt: mua về, chà xát với rượu và gừng cho bớt hôi.
  • 300g tiết vịt: mua về, đem rửa sạch, luộc chín và cắt miếng.
  • 1 củ hành tây: lột vỏ và cắt đôi.
  • 1 củ gừng: gọt vỏ và đập dập.
  • 3 nhánh hành lá: rửa sạch và cắt riêng đầu hành, cọng hành.
  • 500 g măng tươi
  • 1 kg bún tươi
  • Rau ăn kèm: rau răm, giá, hành phi và hành lá
  • Gia vị: tiêu, muối, đường, bột ngọt.
Cách làm: 
bún măng                                                          vịt 2.jpg
Bún măng vịt với đầy đủ nguyên liệu thành phần.

Bước 1: Cho vịt vào nồi nước và luộc cùng với hành tây, gừng, đầu hành lá và ít muối. Khi nước sôi, liên tục vớt bọt để nước dùng được trong hơn. Sau khoảng 35 phút, thịt vịt chín, bạn vớt ra và ngâm vào thau nước lạnh khoảng 2 phút. Sau khi để thịt vịt nguội bớt, bạn đem chặt nhỏ thành từng miếng vừa ăn.

Bước 2: Luộc xả măng nhiều lần cho bớt mùi. Sau đó cho măng lên bếp xào với hành phi thơm và nêm nếm gia vị. Sau khoảng 7 phút, măng thấm, đem trút vào phần nước luộc vịt. Nấu nước dùng thêm khoảng 10 phút và tắt bếp.

Bước 3: Pha 2 muỗng canh nước mắm ngon, 2 muỗng canh đường cùng phần gừng băm và ớt băm. Sau đó vắt thêm vài giọt chanh cho dịu vị.

Bước 4: Dọn bún ra tô, sắp thịt vịt lên trên cùng và chan nước dùng cùng măng lên trên mặt. Nhớ rắc thêm hành và tiêu để trang trí cho đẹp mắt.

5. Bún sườn hầm sấu 
bún sườn                                                          nấu sấu.jpg
Bún sườn nấu sấu

Chuẩn bị (cho 6 người dùng):
  • 1kg sườn heo
  • 12 quả sấu: cạo vỏ
  • 4 quả cà chua: thái múi cau
  • 3 củ hành tím băm
  • 3 nhánh hành hoa: rửa sạch và thái nhỏ
  • 1 kg bún
  • Rau ăn kèm: rau húng lủi, rau húng quế, rau diếp cá
  • Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, đường và dầu ăn
Cách làm:

Bước 1: Chần sơ sườn qua nước sôi khoảng 10 phút và đem rửa lại trước khi cho 4 lít nước vào nồi và hầm. Mất khoảng 35 phút cho khâu hầm sườn. Lưu ý, vớt bọt liên tục khi nước sôi để nước lèo được trong.

Bước 2: Phi hành tím cho thơm với ít dầu nóng và xào cà chua cho chín sơ. Kế đến, trút phần cà chua này vào nồi hầm xương cùng với sấu.

Bước 3: Khi sấu nổi lên, bạn nêm lại gia vị và có thể dọn ngay ra dùng.

Bún sườn nấu sấu là món ăn quen thuộc của người Hà Thành vào mỗi dịp hè vì nó có vị chua chua, ngọt ngọt rất dễ nuốt.

6. Bún chả cá 
 


Bún chả cá

Chuẩn bị:
  • 3 con cá thu lem
  • 250g da heo: rửa sạch và để ráo
  • 3 củ hành tím, 2 củ hành tây: nướng sơ qua
  • 3 cọng hành lá: rửa sạch, cắt đôi phần đầu hành và cọng hành.
  • 1 củ tỏi
  • 1 kg bún
  • Rau ăn kèm: các loại rau thơm, bắp cải trắng, hành ngò, chanh, ớt (tất cả đem rửa sạch, thái nhuyễn và trộn đều trừ ớt và chanh)
  • Gia vị: tương ớt, nước mắm, tiêu, đường phèn, bột ngọt.
Cách làm:

Bước 1: Chặt cá thu riêng hai phần: phần mình đem nạo lấy thịt và phần đầu để nấu nước dùng.

Bước 2: Cho vào phần cá đã nạo các nguyên liệu da lợn, mỡ lợn cùng các gia vị hành băm, muối, tiêu, đường, bột ngọt và trộn đều. Sau đó, bạn cho vào tủ lạnh khoảng tiếng.

Bước 3: Lấy cá ra ngoài và quết đến khi cá dính chặt vào cối thành một khối dai.

Bước 4: Viên chả lớn và đem ép lại thành miếng tròn trước khi chiên vàng đều hai mặt. Thực hiện tương tự với phần chả hấp nhưng nhớ tráng thêm trứng sống lên trên mặt miếng chả sau khi chả gần chín nhé!

Bước 5: Trong thời gian chờ đợi, bạn tranh thủ nấu nước hầm xương cá với hành tây, hành tím nướng, ít đường phèn và muối. Sau khoảng 2 tiếng, xương cá mềm và nước lèo ngọt vị tự nhiên của cá tiết ra. Lúc này, bạn nêm lại cho vừa miệng.

Bước 6: Phi thơm hành và cho vào nồi nước lèo để giảm bớt vị tanh của cá.

Sau cùng, bạn chỉ việc dọn bún vào tô và sắp chả lên cùng ít hành hoa, hành phi, rau sống, vài lát chanh và nước mắm.

7. Bún mọc


Bún mọc

Chuẩn bị:
  • 1kg xương ống: rửa sạch và chặt khúc
  • 500g giò sống: chia làm hai, một trộn với mộc và một
  • 60g mộc nhĩ: ngâm nở và băm nhỏ
  • ½ muỗng cà phê bột quế
  • 1 kg bún tươi
  • Rau thơm và hành lá: rửa sạch và thái nhỏ
  • 1 trái chanh: cắt miếng
  • Gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, sa tế.
Cách làm:

Bước 1: Hầm xương ống với lửa nhỏ để xương tiết ra chất ngọt. Trong lúc nấu, nhớ vớt hết bọt nổi khi nước sôi.

Bước 2: Trộn đều giò sống với mộc nhĩ và viên tròn. Kế đến, thảy giò viên vào nồi nước và nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Phần giò sống còn lại, đem trộn với bột quế, chiên vàng và cắt lát

Bước 3: Dọn bún vào tô, sắp các miếng mộc chiên đã cắt lát lên mặt bún, rắc thêm hành hoa thái nhỏ, hành phi lên trên mặt và chan nước dùng với vài viên giò. Dọn kèm bún với rau sống, sa tế và nước mắm ớt.

7. Bún thang

 Bún thang

Chuẩn bị:
  • Nửa con gà ta
  • 500g xương heo: rửa sạch, chặt khúc và chần sơ qua nước sôi
  • 200g tôm sú:
  • 150g chả lụa: thái sợi
  • 3 quả trứng vịt: đập ra bát và đánh đều
  • 150g tôm khô: rang chín
  • 2 con mực khô: nướng và đập dập
  • 6 tai nấm hương: cắt bỏ chân và ngâm nước bột năng
  • 1 củ cải khô: ngâm nước cho nở trước khi đem ngâm vào hỗn hợp giấm đường trong khoảng nửa tiếng.
  • 1 củ gừng nướng
  • 3 củ hành tím nướng
  • 1kg bún
  • Rau nêm: hành lá và rau răm
  • Gia vị: nước mắm, mắm tôm, đường phèn, giấm, đường cát trắng.
Cách làm:

Bước 1: Cho 4 lít nước vào nồi và luộc gà. Khi nước sôi, cho gừng, hành tím, hành tây nướng vào nấu cùng. Khi gà chín, gắp ra, để nguội và xé nhỏ.

Bước 2: Cho xương heo vào nồi nước luộc gà và tiếp tục hầm. Khi xương mềm, cho mực khô, tôm khô và nấm hương vào. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng và tắt bếp.

Bước 3: Dọn bún ra tô, sắp chả lụa, trứng thái sợi, thịt gà xé nhỏ lên mặt bún và chan nước dùng vào tô bún.

8. Bún bò Huế
 

Bún bò Huế

Chuẩn bị:
  • 1kg bắp bò
  • 1kg xương heo
  • 500g giò heo
  • 50g bột tôm
  • 10 cây sả: để nguyên cây, đập dập
  • 2 củ hành tây: 1 củ đem lột vỏ và cắt đôi; 1 củ đem thái mỏng và ngâm nước lạnh.
  • 5 nhánh hành lá: rửa sạch và thái mỏng.
  • 1 kg bún cọng lớn
  • Gia vị: nước mắm, bột ngọt, đường, muối, dầu ăn, hành tím
  • Rau ăn kèm: húng quế, húng lủi, giá, hoa chuối và ớt (Tất cả rửa sạch và để ráo. Riêng hoa chuối ngâm vào nước pha ít giọt nước chanh để không bị thâm.)
Cách làm:

Bước 1: Tất cả các loại bắp bò, giò heo và xương heo đều chần sơ qua nước sôi và rửa lại với nước.

Bước 2: Cho xương heo vào nồi và nấu với khoảng 6 lít nước. Khi nước hầm xương sôi, cho hành tây cắt đôi và bột tôm vào nồi cùng bắp bò và giò heo. Tiếp tục ninh xương và thịt cho mềm. Sau cùng nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.

Bước 3: Khi thịt bò và giò mềm, bạn vớt ra ngoài để riêng. Riêng phần thịt thái mỏng thành từng miếng.

Bước 4: Chần sơ bún qua nước sôi và cho vào tô lớn. Sắp các loại nguyên liệu giò heo, thịt bò thái mỏng vào tô cùng hành tây, hành lá thái nhỏ và chan nước dùng vào.

Bún bò Huế ăn cùng sa tế, rau sống và có kèm chả giò lá chuối.

9. Bún cá rô đồng

 Bún cá rô đồng

Nguyên liệu:
  • 500gr cá rô đồng (có thể mua loại đã róc thịt và xương xay nhuyễn trong siêu thị để tiết kiệm thời gian)
  • 500g xương đuôi heo
  • 1 muỗng canh giấm bỗng
  • 3 quả cà chua: bỏ hạt và thái múi cau
  • 2 cây dọc mùng: tướt vỏ, rửa sạch và cắt chéo
  • 2 muỗng cà phê bột mỳ trộn cùng 1 muỗng cà phê bột năng
  • 1 kg bún tươi
  • 3 củ hành tím nướng
  • Rau ăn kèm: rau thơm và thì là (tất cả đem nhặt, rửa sạch và để ráo)
  • Gia vị: muối, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm.
Cách làm:

Bước 1: Thái cá rô thành từng miếng và ướp với nước mắm, bột ngọt trước khi lăn qua bột và chiên giòn.

Bước 2: Chần xương đuôi heo qua nước sôi khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra, rửa sạch và nấu lại với khoảng 3 lít nước.

Bước 3: Cho xương cá vào một miếng vải sạch và vắt lấy nước cho vào trong nồi xương hầm khi nước sôi cùng với hành tím nướng để khử mùi tanh.

Bước 4: Cho hành vào chảo dầu, phi thơm và cho phần cà chua vào đảo đều. Sau đó, trút vào nồi nước hầm, cho thêm giấm bỗng và và nêm lại gia vị. Cuối cùng, khi sắp dùng, cho dọc mùng thả vào nồi và dọn bún.

10. Bún cá ngừ 
 
 Cá ngừ khoa dứa dùng để ăn bún

Chuẩn bị:
  • 1 con cá ngừ tươi
  • 300ml nước dừa
  • 2 trái cà chua: thái múi cau
  • 1/2 trái thơm: bổ đôi, bỏ cùi và cắt miếng nhỏ
  • 1/2 muỗng cà phê ớt bột
  • 1 vài nhánh đầu hành: rửa sạch và băm nhỏ
  • 1 kg bún tươi
  • Rau ăn kèm: rau thơm (nhặt, rửa sạch và để ráo)
  • Gia vị: nước mắm ngon, bột ngọt và dầu ăn
Cách làm:

Bước 1: Rửa sạch cá và cắt lát. Sau đó, ướp cá với đầu hành, nước mắm, bột ngọt khoảng nửa tiếng.

Bước 2: Sau thời gian thấm gia vị, cho cá vào chảo chiên sơ qua.

Bước 3: Cho nước dừa, một phần nước lọc khoảng 200ml vào nồi và nấu sôi. Sau đó, cho cá vào nồi nước cùng ớt bột. Nấu lửa vừa cho đến khi nước cá còn lại 2/3 thì cho thơm và cà chua vào nấu cùng. Nêm nếm lại gia vị với nước mắm trước khi tắt bếp.

Bước 4: Múc nước cá và cá ra tô lớn. Khi ăn, chan nước cá và gắp một miếng cho vào tô, ăn kèm với rau sống sẽ rất ngon.

Trên đây là 10 món bún rất phổ biến trên khắp vùng miền ở nước ta. Bạn có thể chọn một trong số chúng để trổ tài bếp núc cho chồng mỗi khi cảm thấy ngán cơm nhé!

Kim Liên sưu tầm

Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước ĐTC Phanxicô

Bài phát biểu của Tổng Thống Obama trước

ĐTC Phanxicô


(Nhà Trắng, 23.9.2015). 

Chào buổi sáng!
Chúa đã làm nên một ngày thật tuyệt vời!
Kính thưa Đức Thánh Cha, Michelle và tôi xin chào mừng Ngài đến với Nhà Trắng. Ở đây thường không đông người như thế này – nhưng tầm mức và tinh thần của cuộc gặp gỡ ngày hôm nay chỉ phản ánh phần nào lòng yêu mến sâu xa của 70 triệu người Công Giáo Mỹ… và con đường sứ điệp tình yêu và hy vọng của Ngài đã truyền cảm hứng cho biết bao người, trên khắp đất nước chúng tôi và trên toàn thế giới. Thay lời cho người dân Mỹ, thật là vinh dự lớn lao và là đặc ân cho tôi được chào đón Ngài đến với nước Mỹ.

Hôm nay, chúng ta đánh dấu nhiều điểm khởi đầu. Thưa Đức Thánh Cha, Ngài được chúc mừng là vị Giáo Hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ. Đây là chuyến thăm nước Mỹ đầu tiên của Ngài. Và Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên chia sẻ Thông Điệp trên Twitter.

Thưa Đức Thánh Cha, chuyến thăm của Ngài không chỉ cho phép tôi, trong cách thế khiêm tốn, đáp lại lòng hiếu khách đặc biệt mà Ngài rộng mở với tôi tại Vatican năm ngoái. Nó cũng cho thấy biết bao người dân Mỹ, từ mọi nền văn hóa và thuộc mọi niềm tin, quý trọng vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc phát triển đất nước. Ngay từ thời tôi làm việc tại các khu phố nghèo cùng với Giáo Hội Công Giáo tại Chicago, đến thời tôi làm Tổng Thống, tôi đã tận mắt thấy cung cách mà mỗi ngày, các cộng đồng Công Giáo, các linh mục, các nữ tu, và các giáo dân nuôi những người đói khát, chữa lành người đau ốm, che chở người vô gia cư, giáo dục các trẻ em, và củng cố đức tin nâng đỡ rất nhiều người.
Điều ấy thật đúng trên đất Mỹ, cũng đúng trên toàn thế giới. Từ đường phố nhộn nhịp của Buenos Aires tới ngôi làng xa xôi ở Kenya, các tổ chức Công Giáo phục vụ người nghèo, giúp đỡ các tù nhân, xây dựng các trường học và nhà ở, thành lập các cô nhi viện và các bệnh viện. Và khi Giáo Hội đứng về phía những người đấu tranh để phá vỡ xiềng xích của nghèo đói, thì đó cũng là tiếng nói và niềm hy vọng cho những ai đang tìm cách bẻ gãy xiềng xích của bạo lực và áp bức.

Tuy nhiên, tôi tin rằng, niềm vui nồng nhiệt xung quanh chuyến viếng thăm của Ngài phải được ghi nhận, không chỉ do vai trò của Ngài trong tư cách là Giáo Hoàng, mà còn do những phẩm tính độc đáo của Ngài trong tư cách là một con người. Với lòng khiêm tốn của Ngài, Ngài mang lấy một sự đơn sơ, lịch thiệp trong lời nói và sự quảng đại trong tinh thần, chúng tôi nhìn thấy một mẫu gương sống động cho những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Đấng là vị lãnh đạo có thẩm quyền luân lý không chỉ trong lời nói mà còn trong hành động.

Ngài mời gọi tất cả chúng ta, Công Giáo cũng như không Công Giáo, đặt “người nhỏ bé nhất” vào tâm điểm của sự quan tâm của chúng ta. Ngài nhắc chúng ta rằng, trong cái nhìn của Thiên Chúa, sự đo lường của chúng ta như là các cá nhân, như là các xã hội, không được xác định bởi sự giàu có hay quyền lực hay địa vị hay danh tiếng, nhưng xác định bởi cách thế chúng ta đáp lại lời mời gọi của Kinh Thánh để nâng đỡ người nghèo và người bị thiệt thòi, thúc đẩy công bằng và chống lại bất công, và đảm bảo rằng, mỗi người có thể sống đúng phẩm giá – bởi vì tất cả chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa.

Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng “sứ điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa” là lòng thương xót. Điều ấy có nghĩa là chào đón người lạ với sự đồng cảm và con tim rộng mở, từ những người tị nạn phải rời bỏ quê hương vì chiến tranh tàn phá, đến những người nhập cư phải rời bỏ nhà cửa để đi tìm cuộc sống tốt hơn. Điều ấy có nghĩa là diễn tả sự cảm thông và tình yêu với những người chịu thiệt thòi và bị gạt ra bên lề, với những người chịu đau khổ, với những người đang tìm sự cứu độ.

Ngài nhắc chúng ta nhớ về cái giá phải trả cho chiến tranh, đặc biệt là những người cô thế và người không có khả năng tự vệ, và thúc giục chúng ta hướng tới tính khẩn thiết của hòa bình.

Thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi biết ơn Ngài vì sự nâng đỡ vô giá mà Ngài dành cho chúng tôi trong những bước khởi đầu với nhân dân Cuba, với lời hứa cho mối tương quan tốt hơn giữa hai quốc gia, cho sự hợp tác hơn nữa, và cho đời sống tốt hơn với người dân Cuba. Chúng tôi cám ơn Ngài vì tiếng nói đầy nhiệt huyết của Ngài chống lại các cuộc xung đột chết người. Các xung đột ấy tàn phá cuộc sống của quá nhiều người nam nữ và trẻ em. Chúng tôi cám ơn Ngài vì Ngài mời gọi các quốc gia chống lại chiến tranh và giải quyết các tranh chấp thông qua ngoại giao.

Ngài nhắc chúng ta nhớ rằng, con người chỉ thực sự tự do khi họ có thể thực hành đức tin của mình cách tự do. Ở nước Mỹ này, chúng ta trân quý tự do tôn giáo. Thế nhưng, trên thế giới ngay lúc này đây, những người con của Chúa, kể cả các Kitô hữu, bị phân biệt đối xử, thậm chí bị giết chết vì đức tin của mình. Các tín hữu bị ngăn cản, không được tụ họp tại nơi thờ phượng. Họ bị tù đày. Các nhà thờ bị phá hủy. Vì thế, chúng tôi cùng với Ngài đứng về phía bảo vệ tự do tôn giáo và thúc đẩy đối thoại liên tôn, biết rằng mọi người ở mọi nơi phải có khả năng sống đức tin cách tự do khỏi nỗi sợ hãi và khỏi sự đe dọa.
Thưa Đức Thánh Cha, Ngài nhắc chúng tôi nhớ rằng, chúng ta có bổn phận thánh thiêng bảo vệ hành tinh của chúng ta. Đây là món quà tuyệt với Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng tôi ủng hộ lời mời gọi của Ngài đối với các nhà lãnh đạo thế giới, cho việc nâng đỡ những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong sự biến đổi khí hậu, cho việc xích lại gần nhau để bảo vệ thế giới của chúng ta cho các thế hệ tương lai.

Với sự Thánh Thiện, trong lời nói và hành động của Ngài, Ngài là tấm gương đạo đức sâu sắc. Và với những lời nhắc nhẹ nhàng nhưng kiên quyết về bổn phận của chúng ta với Thiên Chúa và với nhau, Ngài đang lôi kéo chúng ta ra khỏi sự tự mãn. Tất cả chúng ta, nhiều lần, có thể kinh nghiệm sự khó chịu, khi chúng ta nhận thấy khoảng cách giữa cung cách sống hằng ngày với những gì chúng ta biết là thật là đúng. Nhưng tôi tin rằng, sự khó chịu ấy là một phúc lành, vì nó chỉ ra cho chúng ta điều gì đó tốt hơn. Ngài đánh thức lương tâm chúng ta khỏi giấc ngủ mơ; Ngài mời gọi chúng ta vui trong Tin Mừng, và trao tặng chúng ta sự tự tin để đến với nhau, trong khiêm tốn và phục vụ, và theo đuổi một thế giới yêu thương hơn, công bằng hơn, và tự do hơn. Ở đây và trên khắp thế giới, cầu chúc cho thế hệ chúng ta lưu tâm đến lời mời gọi của Ngài để “không bao giờ đứng bên ngoài chuỗi hy vọng sống động này!”

Vì món quà hy vọng lớn lao mà Ngài dành cho nước Mỹ, thưa Đức Thánh Cha, chúng tôi cám ơn và chào đón Ngài, với niềm vui và lòng biết ơn.
Chuyển ngữ: Vinhsơn Vũ Tứ Quyết, S.J

Hiền sưu tầm

samedi 26 septembre 2015

Đức Giáo Hoàng kêu gọi Quốc hội làm việc cùng nhau, chăm sóc cho dân

Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô kêu gọi quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ gạt qua một bên những sự khác biệt để làm sống lại tình huynh đệ, tình liên đới và hợp tác với nhau một cách rộng lượng cho lợi ích chung.
Nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo, vị giáo hoàng đầu tiên đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội Mỹ, đã được tán thưởng nồng nhiệt khi đọc bài diễn văn 50 phút tại Điện Capitol.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng được truyền đi trên khắp nước và được chiếu trên những màn hình khổng lồ cho hàng vạn người tụ tập bên ngoài quốc hội được canh gác hết sức cẩn mật.
Đức Giáo Hoàng nói “Một xã hội chính trị chỉ bền vững khi nào xã hội này, như một nghề nghiệp, ra sức thỏa mãn những nhu cầu chung bằng cách thúc đẩy sự tăng trưởng của tất cả các thành viên, nhất là những người yếu thế hoặc có nhiều rủi ro hơn. Hoạt động lập pháp luôn đặt nên tảng của sự chăm sóc cho người dân.”
Ngài nói thêm “Là thành viên của quốc hội, trách nhiệm của quí vị là làm cho đất nước này lớn mạnh như một dân tộc, thông qua những hoạt động lập pháp của quí vị. Quí vị được mời gọi để bảo vệ và gìn giữ phẩm giá của đồng bào của quí vị trong sự theo đuổi không ngừng nghỉ và khó nhọc để phục vụ lợi ích chung, bởi vì đây là mục đích chính của tất cả mọi hoạt động chính trị.”
Đức Giáo Hoàng đã đề cập tới những vấn đề nhạy cảm, trong đó có vụ khủng hoảng người tị nạn ở Trung Đông và Âu châu, nhu cầu cấp bách của việc phối hợp một hành động toàn cầu để kiểm soát biến đổi khí hậu và những sự thái quá của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa vật chất.


Các thành viên Quốc hội chào đón Đức Giáo Hoàng đến đọc diễn văn.
Đức Giáo Hoàng đã phải tạm ngừng nhiều lần vì những tiếng vỗ tay làm gián đoạn bài diễn văn, nhưng những nhà quan sát bên trong quốc hội nhận thấy không phải tất cả mọi người đều bày tỏ một sự nồng nhiệt như nhau.
Sự chia rẽ theo lập trường đảng phái trong số các thành viên quốc hội – giữa phe tự do và phe bảo thủ, giữa phe dân chủ và phe Cộng hoà, đã được phản ánh qua phản ứng khác nhau của họ đối với những phần khác nhau của bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng.
Sau bài diễn văn, nhà lãnh đạo Toà Thánh Vatican đã đứng ở bao lơn Điện Capitol để chào hàng vạn người tụ tập bên ngoài.

Nguồn

Tại Philadelphia 27-09-2015, Đức Giáo Hoàng chú trọng đến gia đình

Chủ nhật, 27/09/2015

Tin tức / Hoa Kỳ

Tại Philadelphia, Đức Giáo Hoàng chú trọng đến gia đình



Ngày thứ Bảy, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Philadelphia để giành hết nhiệt tâm của Ngài vào việc mà Vatican xem là đối tượng quan trọng nhất trong chuyến thăm lịch sử nước Mỹ của Ngài: gia đình.
Sau các bài diễn văn của Ngài đọc tại Washington và New York trước các nhà lãnh đạo thế lực nhất thế giới, thúc đẩy họ chăm sóc môi trường và những người nghèo, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến Hội nghị Gia đình Thế giới, một hội nghị quốc tế về chăm sóc đời sống gia đình và những vấn đề xã hội khác.
Giáo hội tổ chức hội nghị này mỗi ba năm một lần, và năm nay hội nghị được tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ. Hội nghị diễn ra vào thời điểm có những thay đổi xã hội, trong đó có việc công chúng chấp nhận hôn nhân đồng tính tại Mỹ và các nước khác ngày càng tăng, đã làm áp lực lên những giáo lý và tín ngưỡng tôn giáo truyền thống.
Cử hành Thánh lễ tại Đại giáo đường Thánh Phê Rô và Phao Lô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc đẩy hội thánh “suy ngẫm về mục vụ của chúng ta đối với gia đình, đối với những cặp chuẩn bị kết hôn, và đối với giới trẻ của chúng ta.” Ngài yêu cầu mọi người cầu nguyện để các giám mục Công giáo được Thánh linh hướng dẫn tại hội nghị các chức sắc cao cấp của giáo hội trên toàn thế giới về các vấn đề gia đình.
Hội nghị các giám mục kéo dài ba tuần bắt đầu tại Vatican City vào ngày 4 tháng 10. Hội nghị này dự trù đưa ra thảo luận ba vấn đề chưa được giải quyết trong hội nghị năm 2014: Giáo hội đón nhận những người đồng tính luyến ái, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính LGBT như thế nào, giáo hội đối xử như thế nào đối với những mối quan hệ “không đúng lễ giáo” như những cặp chưa kết hôn sống chung với nhau; và liệu lễ ban thánh thể và các phép bí tích khác có nên được ban cho những tín hữu đã ly dị nhưng kết hôn trở lại hay không.
Đức Giáo Hoàng có vẻ như thoải mái về mặt tinh thần nhưng đi dứng hơi khập khiễng khi Ngài đến phi trường Philadelphia sáng ngày thứ Bảy. Một giờ trước đó, Đức Giáo Hoàng 78 tuổi vấp khi đi lên cầu thang máy bay tại Thành phố New York.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sau đó đã dừng chân một thời gian ngắn tại Chủng viện Thánh Charles Borromeo, một trung tâm huấn luyện cấp đại học cho các tu sĩ Công Giáo-để gặp các chủng sinh và một số người khuyết tật.
Vào lúc xế chiều, Đức Giáo Hoàng thăm Hội trường Độc lập, một địa điểm lịch sử nơi các nhà khai sáng nước Mỹ chấp thuận bản Tuyên ngôn Độc lập thoát khỏi sự cai trị thuộc địa của Anh và Bản Hiến Pháp vào cuối thế kỷ 18. Đức Giáo Hoàng chuẩn bị đọc bài diễn văn về tự do tôn giáo tại đây từ trên bục Tổng thống Abraham Lincoln dùng để đọc bài diễn văn nổi tiếng Gettysburg trong cuộc Nội chiến Mỹ cách đây 150 năm.
Buổi tối, Đức Giáo Hoàng và những người khác tham dự Hội nghị Gia đình Thế giới với sự phụ họa trình diễn của ca sĩ nhạc soul Aretha Franklin, giọng ca tê-no của ca sĩ Ý Andrea Bocelli và giàn nhạc Giao hưởng Philadelphia.
Ngày Chủ nhật, ngày cuối cùng của chuyến đi thăm nước Mỹ trong sáu ngày, Đức Giáo Hoàng sẽ đi thăm nhà tù lớn nhất Philadelphia Curran-Fromhold Correctional Facility. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhiều lần thúc đẩy cải cách hệ thống các nhà tù, và Ngài cũng đã hối thúc các chính phủ tiếp tục chính sách phục hồi và tha thứ cho những người bị giam giữ.

mercredi 23 septembre 2015

Des solutions contre les articulations sensibles





Les douleurs articulatoires liées ou non à l’arthrose peuvent être soulagées à l’aide de méthodes simples. PasseportSanté vous propose 5 solutions naturelles.

NGUỒN


La glucosamine est efficace contre les articulations sensibles. Fabriquée naturellement par l’organisme, elle protège le cartilage des articulations. On parle d’arthrose lorsque cette production s’est amoindrie : les articulations peuvent devenir douloureuses. Pour y remédier, appliquez localement une crème à base de glucosamine après un effort ou tout simplement en cas de douleur. Sous forme de comprimés, la posologie est fixée à 1,5 g de sulfate de glucosamine par jour.

Le piment de Cayenne

La Food and Drug Administration (FDA) américaine recommande l’usage de crèmes ou de comprimés à base de piment de Cayenne. Grâce à son composé actif, la capsaïcine, il permet de lutter contre les douleurs liées aux articulations sensibles ou à l’arthrose. Il est conseillé d’appliquer localement jusqu’à 4 fois par jour une crème enrichie de 0,025 % à 0,075 % en capsaïcine. Les effets apparaissent environ 2 semaines après les premières applications.

L’acupuncture

L’acupuncture favorise également la réduction des maux occasionnés par les troubles articulatoires, bien qu’elle ne permette pas de les guérir complètement. Elle contribue à diminuer les inflammations liées à l’arthrose, à apaiser ainsi les douleurs et à améliorer la mobilité. Elle semble surtout efficace en cas d’arthrose au genou. Il faut cependant un minimum de 5 à 6 séances pour pouvoir constater une amélioration.
  

L’hydrothérapie


L’hydrothérapie sous toutes ses formes (balnéothérapie, cures thermales, spa, etc…) semble donner de bons résultats sur les troubles articulatoires. L’eau chaude aidant à décontracter les muscles, les exercices et les massages réalisés dans l’eau sont davantage bénéfiques pour l’arthrose que ceux réalisés hors de l’eau. L’hydrothérapie aide ainsi à rétablir une certaine mobilité tout en soulageant la douleur.


La griffe du diable

La griffe du diable ou Harpagophytum est un remède naturel efficace en cas de sensibilité aux articulations, grâce à son action anti-inflammatoire. Elle peut également être destinée aux sportifs en prévention des douleurs. Il est conseillé de la prendre à raison de 3 à 6 comprimés par jour au cours des repas. Un traitement à base de griffe du diable doit être pris au minimum 2 ou 3 mois pour pouvoir observer les premiers effets.


mardi 22 septembre 2015

NỀN VĂN MINH MỚI

NỀN VĂN MINH MỚI
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt


Vào năm 2000, hàng tỷ người trên thế giới say mê theo dõi những cuộc tranh tài giữa các vận động viên hàng đầu của hành tinh trong Đại hội Olympic Sydney. Điểm đặc biệt của Olympic cuối cùng của thiên niên kỷ này là có sự tham dự của các vận động viên phụ nữ. Đây là một điểm son không của riêng Olympic mà của cả nhân loại. Điều đó chứng tỏ phụ nữ đang được trân trọng. Càng ngày vị trí của người phụ nữ càng được nâng cao. Nữ giới đang đi vào bình đẳng với nam giới trên hầu hết mọi lãnh vực. Thế giới đang đi vào một nền văn minh mới mà Đức Giêsu tha thiết truyền dạy cho các môn đệ trong bài Tin Mừng hôm nay.

Thời xa xưa, khi còn sống hoang dã, con người ta đối xử với nhau thật tàn nhẫn. Người ta tranh giành thực phẩm. Người ta tranh chấp đất đai. Tất cả đều theo định luật cạnh tranh sinh tồn. Trong cuộc cạnh tranh thì dĩ nhiên mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé.
Khi con người đã biết tổ chức thành xã hội, sự cạnh tranh được định chế hóa trong giai cấp, quyền chức. Người có quyền có chức bao giờ cũng được lợi. Người dân đen thấp cổ bé miệng bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi. Người nghèo không được có tiếng nói. Chính vì thế, ai cũng cố gắng vượt lên trên người khác hoặc bằng tiền bạc hoặc bằng chức quyền. Ai cũng muốn làm người đứng đầu. Ai cũng muốn làm lớn. Vì thế luôn luôn có sự cạnh tranh ngôi thứ. Trong cuộc cạnh tranh, người ta nhìn nhau như đối thủ cần phải chà đạp, cần phải loại trừ.
Hôm nay, khi thấy các môn đệ có dấu hiệu ham hố chức quyền, cạnh tranh ngôi thứ, Đức Giêsu đã nhân cơ hội dạy cho các ông biết tinh thần mới mà người môn đệ trong Nước Thiên Chúa phải có. Đó là: “Ai muốn làm đầu, thì phải làm người rốt hết và làm tôi tớ mọi người”.
Đây thật là một cuộc cách mạng. Vị trí trong xã hội bị đảo lộn. Người đứng đầu không còn phải để ra lệnh, nhưng để phục vụ. Người làm lớn không còn ăn trên ngồi trốc, nhưng chọn chỗ hèn mọn nhất. Người bé nhỏ nhất trở nên người lớn nhất. Người yếu đuối nhất trở nên người được trọng vọng nhất.
Đây là một cuộc cách mạng không đổ máu. Vì người đứng đầu trở thành người phục vụ không phải vì ép buộc nhưng do tự nguyện. Vì người làm lớn xuống chỗ hèn mọn nhất không buồn sầu nhưng trong niềm vui. Thế giới biến đổi không do những đấu tranh giành quyền lợi, nhưng do người có quyền tự nguyện từ bỏ đặc quyền đặc lợi.


Với lời dạy dỗ ấy, Đức Giêsu đã mở ra một nền văn minh mới. Trong nền văn minh mới này, người ta không còn nhìn nhau như những đối thủ phải loại trừ trong cuộc cạnh tranh. Người ta nhìn nhau như những người anh em phải yêu thương nâng đỡ. Sẽ không còn tranh giành. Sẽ không còn xâu xé, chà đạp nhau. Sẽ chỉ có yêu thương. Sẽ chỉ có quan tâm nâng đỡ. Người mạnh sẽ quan tâm dắt dìu người yếu. Người lớn sẽ cúi xuống bồng bế người bé. Chức quyền là để phục vụ lợi ích của mọi người. Địa vị chỉ là sự phân công hợp lý. Mỗi người một việc vì lợi ích của tập thể.

Để làm gương cho ta, chính Đức Giêsu đã tự hạ mình trước. Là Thiên Chúa, nhưng Người đã tự nguyện trở nên người phàm. Là Đấng cầm quyền, nhưng Người đã tự nguyện vâng lời. Là thầy nhưng Người đã tự nguyện phục vụ môn đệ. Là người lãnh đạo, nhưng Đức Giêsu không đòi hỏi đặc quyền đặc lợi, trái lại Người sẵn sàng hiến mạng sống để cứu chuộc nhân loại.

Người đã hóa thân làm một con người bé nhỏ, nghèo túng, hèn yếu nhất. Để từ nay, ai đón tiếp một người bé nhỏ nhất là đón tiếp chính Người. Ai giúp đỡ một người yếu hèn nhất là giúp đỡ chính Người. Ai yêu mến một người nghèo túng nhất là yêu mến chính Người.
Với sự hạ mình của Người, số phận con người từ nay thay đổi tận gốc rễ. Người bé nhỏ trở thành đối tượng được quan tâm phục vụ. Người yếu đuối được nâng niu chăm sóc. Người nghèo hèn được kính trọng yêu thương. Vì họ đã trở thành hình ảnh của chính Thiên Chúa.
Từ nay, nhân loại đi vào một nền văn minh mới, nền văn minh của tình thương. Nhân loại không còn tranh chấp nhau, nhưng trở nên anh em đoàn kết thương yêu nhau. Sức khỏe, của cải, chức quyền không phải là những phương tiện để chà đạp, nhưng là những phương tiện phục vụ. Lãnh đạo không còn là một quyền lợi, nhưng trở thành một nhiệm vụ nặng nề vì phải quan tâm phục vụ mọi người.
Suy gẫm Lời Chúa dạy hôm nay hẳn phải khiến ta giật mình lo lắng. Không những ta không đi vào con đường Chúa đã vạch ra, mà rất nhiều khi còn chống lại Lời Chúa dạy bảo. Ta vẫn nuôi những tham vọng thống trị người khác. Ta vẫn muốn chiếm giữ những địa vị quan trọng. Ta vẫn coi thường những người bé nhỏ, hèn yếu. Ta đang đi ngược trở lại thời tiền sử. Ta đang đi ngược lại con đường Chúa đã đi.
Hôm nay Chúa mời gọi ta hãy trở lại con đường của Chúa. Hãy tự nguyện trở thành người bé nhỏ khiêm nhường. Hãy biết nâng dậy những số phận hẩm hiu. Hãy biết kính trọng những mảnh đời nghiệt ngã. Hãy góp phần xây dựng nền văn minh mới, trong đó những người yếu đuối như phụ nữ và trẻ em được quan tâm và được kính trọng.
Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1) Ngày nay, trẻ em phụ nữ, những người bệnh tật được quan tâm hơn ngày xưa. Bạn có thấy đó là dấu hiệu Lời Chúa dạy đang được thực hiện không?
2) Tại sao Chúa Giêsu sinh làm một người bé nhỏ, nghèo hèn?
3) Tại sao con người không nên tranh chấp nhau nhưng phải yêu thương phục vụ nhau?

lundi 21 septembre 2015

Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Cách mạng ở Havana

Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh lễ tại Quảng trường Cách mạng ở Havana

Đức Giáo Hoàng đến Quảng trường Cách mạng ở Havana để cử hành Thánh lễ ngày 20/9/2015.
Đức Giáo Hoàng sẽ nói chuyện với đám đông ước tính lên đến mấy trăm ngàn người, cạnh chân dung lớn của nhà lãnh đạo cách mạnh Cuba Che Guevara.
Sau buổi lễ, Đức Giáo Hoàng sẽ họp riêng với Chủ tịch Raul Castro, và có thể ngài sẽ đến thăm người tiền nhiệm và là anh trai của ông Raul là ông Fidel Castro, 89 tuổi.  
Đức Giáo Hoàng sau đó sẽ chủ trì một lễ cầu nguyện buổi chiều tối với các tu sĩ và các giới chức của giáo hội, và ngài sẽ nói chuyện với các thanh niên tại một trung tâm văn hóa.
Chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đánh dấu bước chuyển biến của Giáo hội Công giáo Cuba, vốn bị gạt sang một bên trong nhiều năm dưới chế độ Cộng sản, nhưng đã dần dần nổi lên lại thành một thế lực trên đảo quốc Caribe này.
Đức Giáo Hoàng đến Havana hôm thứ Bảy, bắt đầu chuyến thăm 3 ngày của Giáo hoàng thứ ba đến Cuba trong hai thập kỷ - Đức Giáo Hoàng John Paul đệ Nhị  đến thăm Cuba năm 1998, và Đức Giáo Hoàng Benedict thăm Cuba năm 2012.  
Hàng trăm nghìn người tham dự Thánh lễ tại Quảng trường Cách mạng ở Havana.
Hàng trăm nghìn người tham dự Thánh lễ tại Quảng trường Cách mạng ở Havana.
Chủ tịch Raul Castro trong diễn văn đón chào Đức Giáo Hoàng nói rằng tự do tôn giáo "được thánh hóa trong hiến pháp Cuba."
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đến thăm thành phố Hoguin và Santiago trong khi ở Cuba, và theo kế hoạch sẽ làm lễ và gặp gỡ với các tu sĩ Công giáo tại hai thành phố này trước khi ngài lên đường sang thăm Washington.
Đức Giáo Hoàng và các giới chức Vatican đã giúp điều giải những cuộc đám phán bí mật trong nhiều tháng hồi năm 2014 giữa Havana và Washington, kết thúc bằng tuyên bố lịch sử của Chủ tịch Raul Castro và Tổng thống Barack Obama rằng hai nước quyết định tái lập quan hệ ngoại giao đã bị vắt đứt vào năm 1961, hai năm sau khi Fidel Castro lật đổ Tổng thống Fulgencio Batista. Kể từ đó, hai nước đã mở lại Ðại sứ quán ở Washington và Havana.
Khi đến Havana, Đức Giáo Hoàng ca ngợi việc nối lại quan hệ giữa hai nước láng giềng ly gián nhiều năm qua như là một "tấm gương hòa giải cho cả thế giới" và điều đó mang lại hy vọng cho chúng ta.  
Ngài gọi việc tan băng trong quan hệ giữ hai nước là "một dấu hiệu chiến thắng của văn hóa đối đầu và đối thoại."

10 bức ảnh đẹp nhất mùa du lịch 2015 của National Geographic

Ruộng bậc thang Tây Bắc Việt Nam, hoàng hôn mùa đông trên sông ở Aurlandsfjord, Na Uy, vẻ đẹp lung linh về đêm của khu phố tại vịnh Marina, Singapore... là những bức ảnh du lịch đẹp nhất năm 2015 do độc giả tạp chí National Geographic bình chọn.
Mây dần che phủ bầu trời trên những thửa ruộng bậc thang ở miền bắc Việt Nam.
Mây dần che phủ bầu trời trên những thửa ruộng bậc thang ở miền Bắc Việt Nam.
Cảnh tượng hoàng hôn mùa đông trên sông ở Aurlandsfjord, Na Uy.
Cảnh tượng hoàng hôn mùa đông trên sông ở Aurlandsfjord, Na Uy.
Sương sớm bao phủ những ngôi đền cổ tại thành phố Bagan, Myanmar.
Sương sớm bao phủ những ngôi đền cổ tại thành phố Bagan, Myanmar.
Phong cảnh tuyệt đẹp lúc bình minh tại núi Bromo ở Indonesia.
Phong cảnh tuyệt đẹp lúc bình minh tại núi Bromo ở Indonesia.
Vẻ đẹp lung linh về đêm của khu phố tại Vịnh Marina, Singapore.
Vẻ đẹp lung linh về đêm của khu phố tại vịnh Marina, Singapore.
Cảnh thanh bình tại thung lũng Funes ở Italia.
Cảnh thanh bình tại thung lũng Funes ở Italy.
Nhà thờ Saint Basil trên quảng trường Đỏ ở Moscow, Nga.
Nhà thờ Saint Basil trên quảng trường Đỏ ở Moskva, Nga.
Thác nước chảy xuống biển từ trên vách núi ở Vương quốc Anh.
Thác nước chảy xuống biển từ trên vách núi ở đảo Faroe, Đan Mạch.
Lâu đài Neuschwanstein ở Đức là một trong số những lâu đài đẹp nhất thế giới.
Lâu đài Neuschwanstein ở Đức là một trong số những lâu đài đẹp nhất thế giới.
Cảnh bình minh lên trên hồ Rae trong vườn quốc gia Kings Canyon, Mỹ.
Cảnh bình minh lên trên hồ Rae trong vườn quốc gia Kings Canyon, Mỹ.
Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Thanh Hải sưu tầm

8 secrets de la médecine chinoise pour une vie longue et heureuse

La Lettre Santé Nature Innovation par Jean-Marc Dupuis
est un service d'information gratuit sur la santé, la nutrition et le bien-être.
Pour vous inscrire, rendez-vous ici.

Pour ne plus recevoir nos messages, rendez-vous ici.


Annonce spéciale

Demandez votre exemplaire des Secrets de la Médecine Chinoiseavant demain soir minuit

Je vous rappelle que vous avez jusqu'à demain soir minuit, pour demander votre exemplaire de la première édition des Secrets de la Médecine ChinoiseCliquez ici pour en savoir plus sur les Secrets et réserver votre exemplaire.



8 secrets de la médecine chinoise pour une vie longue et heureuse

Chère lectrice, cher lecteur,

L'espérance de vie en bonne santé régresse, c'est officiel.

Les femmes qui naissent actuellement en France passeront en moyenne 22 ans de leur vie incapables de se nourrir, de se vêtir ou de se déplacer seules, ou les trois [1].

La médecine fait des progrès qui permettent de maintenir en vie plus longtemps des personnes gravement malades, grâce notamment à la respiration artificielle, la stimulation cardiaque, l'alimentation par cathéter, les opérations chirurgicales à un âge avancé, la dialyse (rein artificiel), les antibiotiques contre les infections.

On vit donc plus longtemps surtout parce qu'on est malade plus longtemps !

En médecine chinoise, longévité ou « Chang Shou » est un terme respectueux qui désigne l'état d'une personne ayant une longue vie heureuse. Le but est accompli si la personne conserve la vigueur physique de la jeunesse, si elle est satisfaite et heureuse, équilibrée sur le plan émotionnel et si elle continue à progresser spirituellement.

Quelles sont les prescriptions de la médecine chinoise pour parvenir au Chang Shou ? Il y en a huit. Ce sont les huit secrets de la médecine chinoise pour une vie longue et heureuse :


Secret n°1 : les plantes (aliments immortels)

Historiquement, les Maîtres Taoïstes remportaient des records de longévité, vivant souvent au-delà de cent ans sans manifester les signes habituels du vieillissement. Il n'est donc pas étonnant que ce soient eux qui, à travers les âges, ont conseillé les familles royales et impériales chinoises.

Une combinaison particulière de plantes médicinales jouaient un rôle important dans leur exceptionnelle longévité et le maintien de leur force. On les appelait les « Aliments Immortels » et on retrouve fréquemment trois d'entre eux dans les formules secrètes pour la longévité.

Il s'agit du :
  • bulbe de nénuphar ;
  • l'amande de pêche (dans le noyau) ;
  • les graines de lotus
Ces produits améliorent la circulation sanguine, stimulent les fonctions immunitaires et endocrines (hormones), ont des vertus détoxifiantes et sont très riches en anti-oxydants. Elles peuvent être ajoutées à tous les repas.


Secret n°2 : Exercices énergétiques

Les exercices qui régénèrent les flux d'énergie vitale ou Qi ont été pratiqués par les Maîtres Taoïstes au cours des âges. Il a été démontré qu'ils stimulent la réponse immunitaire et les capacités d'autoguérison du corps. Ils permettent en outre de diminuer le stress et de favoriser l'équilibre émotionnel.

Vous pouvez pratiquer l'exercice suivant de QiGong qui fait partie des très nombreuses méthodes de santé et de guérison.

Asseyez-vous confortablement, les pieds écartés de la même largeur que vos épaules, et respirez lentement et profondément. Fermez les yeux et essayez de visualiser une partie de votre corps qui se réchauffe chaque fois que vous inspirez. Commencez par votre plante des pieds et remontez progressivement jusqu'au sommet de votre crâne. Puis redescendez jusqu'à votre abdomen (bas du ventre). Vous vous sentirez éveillé et stimulé.

Lorsque c'est possible, faites l'exercice les pieds dans l'eau chaude. Cela favorise le flux d'énergie.

Vous trouverez sur Internet de nombreux exercices de QiGong de la catégorie « Ni », qui sont des exercices doux. Combinés avec des mouvements de stretching, des exercices de gainage et de force, ils portent des noms poétiques et inspirés de la nature comme « Le grand oiseau déploie ses aile » ou « Le saule-pleureur tremble sous la brise du petit matin », etc.


Secret n°3 : la méditation

L'intérêt de la méditation est d'apaiser l'esprit, réduire le stress et clarifier les pensées.
Méditer est un mode de vie, que je ne prétends pas résumer en quelques lignes. Mais je peux faire une courte introduction :

Asseyez-vous confortablement sur une chaise ou sur le sol avec un coussin ferme. Respirez naturellement et fermez les yeux. Chaque fois qu'une pensée apparaît, mettez-la dans un ballon et laissez la partir vers le ciel et disparaître. Faites-ceci jusqu'à ce que vos pensées soient épuisées. (Les premières fois, cela prendra beaucoup de temps, mais cela devient plus facile et rapide avec la pratique). A ce stade, votre corps vous paraîtra très léger. Votre esprit atteindra le calme et, souvent, les solutions à vos problèmes apparaîtront soudainement.

Pour bien méditer, veillez à conserver votre colonne vertébrale, y compris votre cou, aussi droit que possible en vous asseyant sur le bord de votre chaise ou de votre coussin. Cela assurera une posture correcte et facilitera la circulation des flux d'énergie.


Secret n°4 : les auto-massages thérapeutiques

Des techniques simples mais efficaces d'autoguérison peuvent être intégrées à votre mode de vie, qui ajouteront des années de bonne santé à votre existence. Voici deux méthodes de massage intéressantes de ce point de vue :
  • le méridien du Rein traverse l'intérieur de vos chevilles. Vous pouvez masser la zone autour de vos chevilles pour fortifier et faire circuler l'énergie de votre système des reins et des surrénales. Le méridien du Rein est responsable des fonctions urinaires, reproductives, endocrines et pour l'état général de force du corps ;
  • le méridien de la Rate court au milieu des jambes, dans l'espace entre la partie postérieur du tibia et le muscle du mollet. Vous pouvez masser cette partie du méridien de la Rate pour renforcer la digestion, résoudre les problèmes de mucus, faire circuler le Qi et le sang, réguler les hormones et renforcer le système immunitaire.
Veillez à bien réchauffer vos mains en les frottant l'une contre l'autre avant le massage. Il en sera plus efficace.


Secret n°5 : l'acupuncture

L'acupuncture fut développée il y a des milliers d'années par des personnes très développées spirituellement, les Taoïstes, afin de restaurer et conserver la santé. La philosophie taoïste voit la personne comme un système d'énergie où l'esprit et le corps sont unifiés, chacun influençant et équilibrant l'autre. Les anciens Taoïstes croyaient qu'il existe une énergie vitale universelle présente dans toutes les créatures, le Qi. Cette énergie circule à travers le corps selon des voies particulières appelées méridiens ou canaux d'énergie.

Les Taoïstes pensaient que si le Qi continuait à circuler librement à travers le corps, un bonne santé et la longévité s'ensuivraient. La médecine chinoise utilise l'acupuncture pour stimuler certains points sur les méridiens pour débloquer le Qi.

L'acupuncture vise donc à rétablir l'équilibre du corps. Lorsque se produit une obstruction du Qi, certains systèmes ou organes n'ont plus assez d'énergie pour fonctionner normalement. L'acupuncture favorise la circulation du Qi et stimule les mécanismes naturels de guérison. Les séances régulières d'acupuncture améliorent le fonctionnement des organes du corps, favorisent la circulation, diminuent l'inflammation et les douleurs, régulent les hormones, détendent le corps et apaisent l'esprit, contribuant ainsi à une vie longue et en bonne santé.

Pendant les séances d'acupuncture, veillez à ce que le fond de votre langue soit en contact avec votre palais, pour améliorer le flux d'énergie.


Secret n°6 : l'acupressure

L'acupressure recourt aux mêmes principes et aux mêmes points que l'acupuncture. Mais au lieu d'utilier des aiguilles pour débloquer le Qi, le thérapeute appuie fortement avec les doigts.

L'acupressure peut être utilisée chez soi comme mode de traitement personnel, et c'est une excellent outil pour soigner les enfants. Voici deux points d'acupressure bien connus que vous pouvez utiliser :
  • Zusanli (« Trois mesures sur la jambe »), que l'ont trouve à quatre doigts sous « l'œil » latéral du genou, environ à un doigt à côté du tibia. Le point Zusanli favorise la digestion, régule le Qi et le sang, renforce le système immunitaire ;
  • Neiguan (« Le portail intérieur »), que vous trouvez lorsque la main est allongée, à trois doigts du poignet, entre les deux tendons ; il calme le cœur et l'esprit, diminue la pression artérielle, agit contre l'insomnie, les nausées et les douleurs.
Vous vous apercevez que vous avez trouvé le point lorsque vous ressentez une douleur distincte, plus vive qu'aux alentours, lorsque vous appuyez.


Secret n°7 : gestion du stress

Ces dernières années, le rôle du stress dans la genèse des maladies a augmenté. Le stress peut provoquer directement des maladies mais il cause aussi des comportements à risque comme le tabac, la boulimie, la drogue, la prise de somnifères et d'anxiolytique, qui augmentent le risque de maladie. Les facteurs qui produisent le stress peuvent être physiques, psychologiques, ou les deux. Une situation stressante pour une personne peut ne pas l'être pour une autre. Mais quelle que soit la cause, la réaction du corps au stress vise à rétablir l'équilibre.

Lors d'un événement stressant, le corps produit un surplus de cortisol, une hormone qui augmente l'énergie des cellules. Pour des raisons obscures, cette réaction est en général accompagnée par une réduction de l'activité des organes lymphatiques, comme le thymus, les ganglions lymphatiques, et la rate. Le nombre de lymphocytes dans le sang (cellules immunitaires) tend à se réduire. La vulnérabilité aux infections augmente.

Selon la médecine chinoise, le stress provoque un vide de Qi, donc une baisse d'énergie. Le besoin accru en énergie fatigue les organes, en particulier les systèmes de la Rate, du Rein et des glandes surrénales. De plus, le stress peut bloquer le flux d'énergie dans nos corps, provoquant des douleurs et potentiellement des maladies.

Bien qu'il ne soit pas possible de prévenir le stress totalement, on peut faire certaines choses pour le diminuer. Vous pouvez aussi apprendre certains outils qui vous aideront à réagir lors des situations stressantes de façon plus constructive et plus saine. Par exemple :
  • veiller à respirer profondément, si possible en pratiquant la cohérence cardiaque ;
  • Apprendre à dire non : quand c'est trop, c'est trop ;
  • Vivre dans le présent : sans ruminer les erreurs du passé ni s'inquiéter ou attendre avec trop d'impatience les événements de l'avenir ;
  • Ralentir, dans tous les sens du terme.
Bien entendu, la pratique régulière du QiGong, de la méditation et du Taichi aide à ralentir.


Secret n°8 : l'environnement

Créer un environnement favorable à la santé et au bien-être dans nos espaces de vie et de travail est crucial pour une vie longue et en bonne santé.

L'énergie de notre maison et de notre jardin nous rafraîchit et nous guérit.
Le Feng Shui est l'art ancestral de créer un environnement sain.

Le Qi est notre énergie vitale, mais nous pouvons aussi être entouré de « mauvais Qi » ou énergie négative qui nuit à notre santé, nous empêche de nous reposer et de guérir. Les éléments essentiels du Feng Shui sont :
  • la lumière naturelle ;
  • des éléments vivants à l'intérieur de la maison (plantes) ;
  • le silence ;
  • disposer d'un espace de prière ou méditation chez soi.
Lorsque vous achetez des appareils électroniques ou électroménager, vérifier bien le niveau de bruit et de pollution. Mettez des plantes chez vous mais pas dans votre chambre à coucher.


Suite des secrets de la médecine chinoise

Je vous avais promis 8 secrets mais il y en a bien sûr un neuvième, auquel vous avez certainement pensé : la nutrition régénérative chinoise.

Il s'agit là d'un sujet immense à lui seul.

Et pour dire la vérité, il existe encore de très nombreux autres secrets de médecine chinoise : l'art du massage, du QiGong, la moxibustion (utilisation de points de chaleur), l'usage des ventouses et surtout la pharmacopée chinoise.

Il s'agit de toute une philosophie, tout un apprentissage, demandant un investissement exigeant.

C'est la raison pour laquelle nous avons créé une nouvelle collection, Les Secrets de la Médecine Chinoise.

Chaque dossier que vous recevez est accompagné d'une conférence en ligne avec un Maître pour expliquer les points importants, difficiles, répondre aux questions des participants et s'assurer que chacun progresse et tire le maximum de profit de son travail.

A votre santé !

Jean-Marc Dupuis