samedi 23 janvier 2016

Săn tìm những nơi rực rỡ HOA TẾT ở Sài Gòn

Đi du xuân, vòng quanh đường hoa và thưởng ngoạn hoa tết là một nét đẹp của mỗi mùa Xuân. Và năm nay hãy cùng Foody tổng hợp những hội hoa xuân hấp dẫn ở Sài Gòn nhé, những hội hoa này đều được trang trí với quy mô khá lớn và sẽ có những nét thu hút rất lạ với các bạn trẻ Sài Gòn.

1. Đường hoa Nguyễn Huệ



Dài 720 m, mang chủ đề TP HCM - hòa bình, thịnh vượng và phát triển, đường hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Thân sẽ được khai mạc vào tối 5/2/2016 (27 tháng Chạp).Chỉ một lần tạm dời đến đường Hàm Nghi, năm nay đường hoa chính thức quay trở lại đại lộ Nguyễn Huệ (nay là Phố đi bộ Nguyễn Huệ) với tên gọi Đường hoa Tết Bính Thân 2016 TP HCM – hòa bình, thịnh vượng và phát triển.






Đường hoa 2016 bắt đầu từ đường Lê Thánh Tôn tới Tôn Đức Thắng. Trong đó, đoạn từ giao lộ Lê Lợi – Nguyễn Huệ được chia làm ba phân đoạn chính: đoàn kết - hòa bình, năng động - sáng tạo và hội nhập - thịnh vượng.










2. Hội hoa xuân Tao Đàn

Với chủ đề “TP HCM - Hòa bình, thịnh vượng và phát triển", Hội Hoa xuân Tết Bính Thân 2016 sẽ được khai mạc vào ngày 3/2 (ngày 25 tháng Chạp) và bế mạc ngày 14/2 (tức mùng 7 Tết) tại Công viên Tao Đàn.



Năm nay, Hội hoa xuân lớn nhất TP HCM sẽ tổ chức nhiều chương trình ở 3 khu vực chính: Khu trưng bày, triển lãm ngành hoa cá kiểng, tiểu cảnh, đá nghệ thuật trong nước; Khu của nước ngoài và khu phục vụ lễ hội như: sân khấu nghệ thuật, ca nhạc, đờn ca tài tử, triển lãm thư pháp chữ Việt, biểu diễn lân sư rồng, xiếc, ảo thuật, trà đạo… Hội hoa xuân cũng bố trí 30 gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của ngành và quà lưu niệm cho du khách.



3. Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng

Tiếp nối thành công của những năm trước, hội hoa xuân 2016 tổ chức tại khu vực The Crescent (Hồ Bán Nguyệt), khu đô thị Phú Mỹ Hưng sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/02 đến 07/02/2016.



Hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng với chủ đề “Về làng” sẽ đưa du khách tham quan không gian văn hóa làng quê ở 3 miền đất nước qua 4 khu vực gồm: “Đường Xuân”, “Vườn Xuân”, “Bến Xuân” và “Góp Xuân” với những hình ảnh thân quen của làng quê Việt như cổng làng, con đường làng quanh co, giếng làng, guồng xe nước hay những chiếc vó cá trên sông…



4. Chợ hoa tết Công Viên Gia Định và công viên 23/9







Thời gian tổ chức chợ hoa tết diễn ra đồng loạt từ ngày 1-2-2016 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) đến trưa ngày 7-2-2016 (nhằm ngày 29 tháng Chạp).



5. Chợ hoa bến Bình Đông






Từ nhiều năm nay, chợ hoa bến Bình Đông đã trở thành địa điểm tập trung rất nhiều ghe chở hoa từ các tỉnh miền Tây đổ về để phục vụ nhu cầu của người dân Tp HCM mỗi dịp Tết. Tết Bính Thân này, đến với hội hoa xuân 2016 tại bến Bình Đông, du khách sẽ được thưởng thức khung cảnh buôn bán trên bến dưới thuyền vô cùng tấp nập.



Anh Thư sưu tầm

LỜI TIÊN TRI ĐÃ ỨNG NGHIỆM

Chúa Nhật III( Mùa Thường Niên - Năm C

tiên tri Isaia
LỜI TIÊN TRI ĐÃ ỨNG NGHIỆM
Lm Giuse Đinh lập Liễm
A. DẪN NHẬP

          Trong cuộc lưu đầy ở Babylon, dân Do thái bị quân thù hành hạ áp bức, nhiều người đã tuyệt vọng vì tương lai rất mịt mờ, nhưng tiên tri Isaia đã báo cho họ biết là họ sẽ được giải phóng.  Khi trở về quê hương, họ đã qui tụ lại làm việc thờ phượng Chúa, ghi lại các hồng ân Thiên Chúa đã ban cho họ suốt dòng lịch sử và nhớ lại Giao ước bị bỏ quên (Bài đọc 1).

          Từ nhiều thế kỷ trước, tiên tri Isaia đã báo cho họ biết sẽ có Đấng Messia đến giải thoát họ và họ nóng lòng chờ đợi.  Nhân dịp về thăm quê hương Nazareth, ngày sabat, Đức Giêsu vào giảng ở hội đường, đọc nhằm đoạn sách tiên tri Isaia mô tả về Đấng Messia và Ngài xác nhận chính Ngài là Đấng Messia ấy, khi Ngài nói:”Hôm nay ứng nghiệm lời Sách thánh mà quí vị vừa nghe”(Lc 4,21). Nhân dịp này Ngài đọc bản tuyên ngôn mô tả sứ mạng và chương trình hành động của Ngài, chính yếu là Ngài được sai đi loan báo Tin mừng cho mọi người, nhất là những người nghèo hèn, khốn khổ…Và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.

          Ngày nay, Hội thánh và mọi Kitô hữu, theo căn tính, phải tiếp tục sứ mạng mà Đức Giêsu đã làm:”Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con ra đi”(Ga 17,18). Sứ mạng của Kitô hữu được sai đi là làm tông đồ cho Chúa, loan báo Tin mừng Đức Kitô cho mọi người bằng đời sống chứng tá, yêu thương và hiệp nhất.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

          Bài đọc 1 : Nhm 8,2-6.8-10.

          Lần đầu tiên khi từ chốn lưu đầy trở về, dân Do thái đã tụ họp lại để làm việc thờ phượng, được tiên tri Nêhêmia trình bầy như một lễ hội, nhắc lại Giao ước. Tư tế Esdras tập họp mọi người lại tại quảng trường và đọc Sách Luật cho họ nghe. Esdras đọc và giải thích cho họ hiểu, và khi đã thông suốt thì họ đồng thanh thưa :”Amen”.

          Khi nghe đọc Sách Thánh, họ cảm động đến muốn khóc. Họ khóc một phần vì nhớ đến những hồng ân Thiên Chúa đã ban cho họ qua dòng lịch sử, phần khác vì họ hối tiếc vì sự bất trung của họ đối với tình thương bao lao của Thiên Chúa.

          Vì thế, tư tế Esdras yên ủi họ :”Anh em đừng sầu thương khóc lóc, đừng buồn bã vì niềm vui của Chúa là thành trì bảo vệ anh em”(Nhm 8,10).

          Bài đọc 2 : 1Cr 12,12-30.

          Thánh Phaolô gửi thư cho tín hữu Côrintô để tiếp tục việc giáo huấn cho họ bằng một ví dụ cụ thể, dễ hiểu:”một thân thể có nhiều chi thể”. Cũng giống như một thân thể có nhiều chi thể, Giáo hội dù bao gồm nhiều thành viên với những ơn gọi khác nhau tạo thành một sự thống nhất trong Đức Kitô.
          Qua đoạn thư này, chúng ta có thể rút ra được 3 ý chính :
          - Giáo hội là thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, trong đó Đức Giêsu là đầu, và các Kitô hữu là chi thể.
          - Các chi thể khác nhau nên cũng có những nhiệm vụ khác nhau, nhưng không chống đối nhau mà còn bổ túc cho nhau.
          - Mọi chi thể phải đoàn kết với nhau và phải dùng những đặc ân Chúa ban cho mình để phục vụ ích lợi chung của Hội thánh.

          Bài Tin mừng : Lc 1,11-4 ; 4,14-21.

          Trong lời mở đầu sách Tin mừng của mình (Lc 1,1-4), thánh Luca nói lên mục đích của sách Tin mừng Luca là điểm qua lịch sử đời Chúa Giêsu, để giáo hữu thêm lòng tin. Truyện về Chúa được truyền qua lời kể của các môn đệ của Chúa, là những người đã tận mắt chứng kiến việc Chúa làm và tận tai nghe lời Chúa nói.

          Trong đoạn sau (Lc 4,14-21) thánh Luca cho biết Đức Giêsu sau một thời gian hoạt động, đã trở về Nazareth và giảng dạy trong hội đường. Ngài đọc một đoạn sách về lời sấm của tiên tri Isaia (61,1-2) và Ngài kết luận :”Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh thánh mà quí vị vừa nghe”(Lc 4,21). Theo đó, Ngài xác nhận mình chính là Messia mà tiên tri Isaia đã loan báo từ lâu. Với tư cách là Messia vừa được xức dầu tấn phong, Ngài được sai đi loan báo Tin mừng cho mọi người, nhất là những người nghèo hèn, khốn khổ… và công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.  Sứ vụ của Ngài là mở ra một kỷ nguyên hồng ân, tức là kỷ nguyên của Tin mừng.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

                  Loan báo Tin mừng cho mọi ngươi

I. SỨ MẠNG CỦA ĐỨC GIÊSU.

          1. Đức Giêsu là ai ?

          Xét về nguồn gốc, ai cũng biết Đức Giêsu xuất thân từ Nazareth xứ Galilê, con bác thợ mộc Giuse và bà nội trợ Maria. Còn người đồng hương thì quá biết Ngài vì đã sinh sống với họ gần 30 năm, và xét theo bề ngoài, Đức Giêsu không có gì đặc biệt, chưa hề làm một phép lạ nào, chỉ là một thanh niên lam lũ, kiếm sống bằng nghề thợ mộc.

          Rời khỏi Nazareth một thời gian, tự nhiên danh tiếng Ngài đã vang dội khắp nơi qua việc rao giảng Tin mừng và làm nhiều phép lạ chữa mọi bệnh tật, trừ quỉ và làm cho kẻ chết sống lại. Tuy thế, đối với dân làng thì họ vẫn còn  nhửng nhưng, hoặc  bán tín bán nghi. Nói chung, đối với dân làng Nazareth, Ngài vẫn chỉ là một thanh niên xuất thân từ Nazareth không hơn không kém. Nay trở về quê hương, dân làng cũng chỉ coi Ngài bình thường như các thanh niên khác, chưa tỏ ra thái độ kính trọng hay kiêng nể gì.


          2. Quang cảnh làng Nazareth.

          Nazareth có lẽ không phải là một thôn làng, nó được gọi là “Polis” nghĩa là một thành hay một thị trấn, và có thể có tới 20.000 dân. Nazareth tọa lạc trong vùng đất của sườn đồi của Galliê, có ba con đường lớn vòng quanh, tiện lợi cho việc thông thương và kinh doanh.
          Có lẽ người ta sai lầm nếu nghĩ rằng Đức Giêsu lớn lên tại một làng quê hẻo lánh. Ngài lớn lên trong một thành có trục lộ giao thông của thế giới chạy qua ngay trước ngõ. Chính nơi đây Đức Giêsu đã giảng một bài quan trọng trình bầy nội dung chương trình hành động của Ngài, hay cũng có thể được gọi là bản tuyên ngôn về công tác cứu rỗi mà Ngài đến thực hiện.

          3. Đức Giêsu giảng ở hội đường.

          Sau một thời gian đi rao giảng Tin mừng và làm phép lạ, danh tiếng Đức Giêsu đã lan rộng khắp nơi, Ngài trở về thăm quê hương Nazareth. Vào một ngày sabat, Ngài vào hội đường cùng với bà con cô bác để ca tụng Chúa và nghe đọc Sách Thánh, tất cả mọi người nóng lòng muốn nghe một người mà họ quen biết nhiều, thình lình nổi tiếng. Có thể là Ngài yêu cầu, hoặc là người phụ trách hội đường đưa cho Ngài cuộn da ghi lời Kinh thánh của tiên tri Isaia để hướng dẫn giờ đọc Lời Chúa.
          Ngài mở nhằm chỗ nói về niềm vui của năm hồng ân, tác giả mô tả sự vui mừng của những kẻ trở về sau cuộc lưu đầy từ Babylon. Hay nói đúng hơn đoạn sách nói về Đấng Cứu thế :Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, vì Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù được trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”(Lc 4,18-19).   Đọc xong, gấp sách lại, ngồi xuống như các diễn giả thường làm. Tất cả đều chăm chú nhìn Ngài chờ đợi, xem Ngài cắt nghĩa đoạn sách này như thế nào. Ngài lợi dụng dịp này để công bố lời tiên tri này được ứng nghiệm nơi chính Ngài. Ngài tuyên bố chính Ngài là Messia (Cứu thế) đã được hứa, khi trịnh trọng nói:”Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các vị vừa nghe”(Lc 4,18-19).

          Chúng ta nhận thấy trong các buổi nhậm chức của tân Tổng thống, bao giờ cũng đọc một bài diễn văn quan trọng đầu tiên, trong đó ông vạch ra đường hướng, chính sách và chương trình hành động  trong nhiệm kỳ mới.  Bài Tin mừng hôm nay miêu tả bài diễn văn đầu tiên của một vị tân Lãnh đạo tôn giáo. Đó là bài nói chuyện đầu tiên của Đức Giêsu Kitô tại Nazareth, quê quán của Ngài. Ngài đưa ra một phác thảo về đường hướng và sứ mạng của Ngài, Đấng Thiên Sai, qua lời tiên tri Isaia :”Thánh Thần Chúa ngự trên tôi…”(Lc 4,14-21)

          So sánh lời công bố của Đức Giêsu Kitô và các diễn văn của các tân tổng thống trong ngày nhậm chức, chúng ta thấy có sự khác biệt rõ ràng. Quí vị tổng thống nói rất nhiều, hứa đủ thứ, nhưng sau cùng chẳng thực hiện được bao nhiêu trong thời gian tại chức. Trái lại, Đức Giêsu đã nói rất ít nhưng đã thực hiện tất cả những điều Ngài đã tuyên bố.

          4. Chương trình hành động của Ngài.

          Nếu ngày xưa tác giả sách tiên tri Isaia loan báo một thời kỳ cứu độ chỉ để cho dân Chúa được bình an mà sống những ngày tháng sau lưu đầy, thì đây, với lời tuyên bố:”Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh thánh mà tai các vị vừa nghe”(Lc 4,21), Đức Kitô đã chính thức công bố thời kỳ cứu độ ấy đã đến. Ngài không chỉ ban bình an trong cuộc đời mà còn là bình an vĩnh cửu.
          Ta thấy sứ mạng của Đức Giêsu là đến để giải phóng con người một cách toàn diện, cả tâm linh lẫn thể xác, cả cá nhân đến xã hội, bao hàm cả ba lãnh vực chính yếu của Kitô giáo : chân lý, công lý và tình thương (x. Mt 23,23). Về tâm linh, Ngài giải phóng con người khỏi ách thống trị của tội lỗi, của lề luật, của thói hư tật xấu, khỏi tính yếu đuối của bản tính con người. Thánh Phaolô viết:”Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đã giải thoát chúng ta”(Gl 5,1; x. Rm 6,18; Cl 1,13). Ngài cũng đến để giải phóng con người về mặt thể chất:”Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này ? Tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”(Rm 7,24-25). Về mặt xã hội, Ngài đến để thực hiện một xã hội lý tưởng là Nước Trời, không chỉ tại thiên mà còn tại thế , trong đó mọi người đối xử với nhau bằng chân lý, công lý và tình thương.

Truyện : Xóa nợ.

          Ngày xưa có một lãnh chúa, và các tá đền của ông thì nợ ông tiền thuê đất. Chẳng bao lâu họ thấy mình nợ nần chồng chất. Họ thấy mình không tài nào thoát ra tình cảnh khó khăn ấy, tuy ông lãnh chúa là người nhân ái và nhẫn nại. Nhưng các tá điền tự hỏi, ông cho họ thêm bao nhiêu thời gian để trả hết nợ. Điều đáng sợ là cả khi ông cho họ đến ngày họ chết, họ cũng không thể trả hết nợ.

          Kế đó một quản lý mới của lãnh chúa xuất hiện và bắt đầu làm một cuộc kinh lý. Trong suốt cuộc kinh lý ấy, quản lý đã hỏi mỗi tá điền mắc nợ bao nhiêu. Nhưng thật đáng kinh ngạc, quản lý không dừng ở đó. Ông đi thăm từng nhà, ông hỏi người ta ăn uống ra sao. Ông hỏi thăm người già, người bệnh, người khó ở. Chính ông thấu hiểu những vấn đề và những lo lắng của họ.

          Rồi một ngày kia, ông tập họp họ lại, nói rằng ông có một sứ điệp quan trọng mà lãnh chúa tức chủ đất gởi cho họ. Các tá điền họp lại trong sợ hãi và run rẩy, tưởng rằng cái ngày thanh toán khủng khiếp sau cùng đã đến. Các tá điền đã biết hoặc nghĩ rằng mình đã biết những lời mà ông quản lý sắp nói. Hẳn ông sẽ nói rằng:”Trong suốt cuộc kinh lý, tôi đã khám phá rằng không một người nào trong các anh lo lắng việc trả nợ. Các anh chỉ nên tự trách mình. Các anh chỉ là một đám lười biếng, chẳng làm được việc gì. Chủ đất đã chán ngấy các anh. Ông ấy đã cho các anh vô số cơ hội, nhưng các anh vẫn không làm ra của cải. Các anh khiến ông ấy không còn chọn lựa nào khác là lấy lại đất đai khỏi tay các anh và đưa nó cho những người khác và họ sẽ trả được nợ của họ”.

          Đó là những gì họ chờ đợi ông quản lý nói, dù rằng trong lòng họ, họ mong mỏi một điều gì khác. Rồi người quản lý bắt đầu nói:”Chủ đất biết rằng tất cả các anh đều mắc nợ số tiền lớn. Ong ấy nhờ tôi nói với các anh những điều sau đây”. Quản lý ngừng nói. Họ chờ đợi cơn bão ập tới và gắng hết sức mình để chống lại nó. “Thế thì”, quản lý nói tiếp “Tôi có một tin mừng cho các anh”. Một lần nữa ông ngừng lại. Tin mừng ! Họ không thể tin điều họ nghe.”Chủ đất nhờ tôi nói với các anh rằng các anh có thể quên hết nợ nần. Ong ấy xóa hết nợ nần cho các anh. Từ hôm nay, các anh có thể bắt đầu lại từ đầu”.

          Họ reo hò mừng rỡ. Các tá điền ôm hôn nhau. Một số người bắt đầu nhảy múa, đã lâu rồi họ không  nhảy múa. Khi họ trở về nhà mình với tâm hồn thanh thản, lần đầu tiên trong nhiều năm, họ nhận thấy mặt trời chiếu sáng, chim hát ca và những bông hoa rực rỡ nở rộ trong các cánh đồng.

          Tin mừng Đức Giêsu loan báo trong hội đường Nazareth cũng như thế. Ngài là người quản lý mới mà Thiên Chúa sai đến với dân mắc nợ Người. Theo người Pharisêu, ngày của Chúa phải là ngày phán xét. Và ở đây, Đức Giêsu tuyên bố rằng đó là ngày của ân huệ Thiên Chúa, không chỉ dành cho những người đáng khen mà dành cho tất cả mọi người.
                  
 (Flor McCarthy, Phụng vụ Chúa nhật, năm C, tr 365-366).

II. SỨ MẠNG CỦA CHÚNG TA.

          1. Sứ mạng của Giáo hội.
         
          Sứ mạng của Đức Giêsu, ngày hôm nay, vẫn được tiếp tục thực hiện qua  Giáo hội và trong Giáo hội. Thực vậy, Khi Đức Giêsu hoàn thành thời gian sứ mạng của Ngài, Ngài gửi Thánh Thần đến cho các môn đệ để họ tiếp tục công bố Năm Toàn Xá của Thiên Chúa, loan Tin mừng cho mọi người, rao giảng và thực hiện  sự giải phóng toàn diện con người và xã hội. Nói rõ hơn, Giáo hội được đầy Thánh Thần từ ngày lễ Ngũ tuần phải tiếp tục sứ mạng của Đức Giêsu trong lịch sử. Như vậy, lời sách tiên tri Isaia thâu tóm sứ mạng của Đức Giêsu cũng là lời thâu tóm sứ mạng của Giáo hội mọi thời đại. Hôm nay sứ mạng ấy càng trở nên khẩn trương hơn.

          2. Sứ mạng của mỗi Kitô hữu.

          a) Mỗi người được sai đi.

          Qua bài Tin mừng này, thánh Luca trình bầy Đức Giêsu như một kẻ được Thiên Chúa xức dầu Thánh Thần và sai đi. Tất cả chúng ta là những kẻ được Chúa sai đi. Mỗi người chúng ta cũng được Chúa sai đi. Ngày trước, Thiên Chúa đã sai Đức Giêsu đi, rồi đến phiên Đức Giêsu lại sai chúng ta đi. Đức Giêsu đã phán:”Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai chúng con ra đi”(Ga 17,18). Bởi vậy lời Thánh Kinh mà Đức Giêsu đã áp dụng cho bản thân Ngài “Chúa đã sai tôi đi”, cũng phải được chính chúng ta áp dụng cho chúng ta “Chúa cũng sai tôi đi”.

          Sai đi để làm gì ? Thưa sai đi để làm tông đồ cho Chúa. Mỗi Kitô hữu là một tông đồ. Công đồng Vatican II còn nói mạnh hơn:”Làm tông đồ là bản tính của người Kitô hữu”. Nói khác đi, nếu không làm tông đồ thì không còn phải là Kitô hữu nữa.

          b) Phải mộ mến Lời Chúa.

          Muốn đi loan báo Tin mừng thì phải biết Tin mừng, muốn biết Tin mừng mà không mộ mến Lời Chúa thì làm thế nào mà biết rao giảng Lời Chúa, nhất là biết sống theo lời Chúa dạy. Dĩ nhiên, nếu chỉ tin rằng những gì được nói trong Thánh kinh, nhất là Tin mừng, đều là sự thật mà thôi thì chưa đủ, vì đó là thái độ luôn phải có đối với bất cứ cuốn sách phàm tục nào mà chúng ta cho là đúng đắn.  Trái lại, khi đọc Tin mừng là phải đọc với tất cả niềm tin cao độ và lòng mến thiết tha nghĩa là tin tưởng tất cả những gì trong đó đang được thực hiện. Thánh Giêrônimô nói:”Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô”. Khi đọc Kinh thánh, chúng ta hẵy lắng nghe những điều Chúa nói với chúng ta qua ân sủng, với tất cả con tim nồng cháy của mình.

Truyện : Chẳng nghe được gì hết.

          Trong vở kịch “The Royal Hunt of the sun” (Hoàng gia đi săn mặt trời) có kể lại cuộc chinh phục dân da đỏ ở Pêru của  người Tây ban nha vào thế kỷ 16, trong đó có một màn kể lại câu chuyện một người nọ biếu cho tù trưởng bộ lạc da đỏ một cuốn Thánh Kinh và bảo ông ta :”Đây là Lời Chúa, Ngài nói với chúng ta qua cuốn sách này”. Viên tù trưởng nghiêm trang cầm cuốn Thánh Kinh lên, xem xét kỹ lưỡng và dịu dàng đặt nó vào lỗ tai. Ông cố gắng nghe đi nghe lại nhưng chẳng nghe được gì hết. Thế là ông ta nghĩ rằng mình bị phỉnh gạt, nên giận dữ dằn mạnh cuốn sách xuống đất.
 Màn bi kịch trên khiến chúng ta tự nhủ:”Vậy chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa như thế nào” ?  Chúng ta phải lắng nghe Lời Chúa bằng ba cách thức : bằng lỗ tai của tâm trí, bằng lỗ tai của trái tim và bằng lỗ tai của linh hồn…(M. Link, Giảng lễ Chúa nhật, năm C, tr 166-167).

          Chúng ta phải làm sao để Lời Chúa được diễn lại sống động nơi tâm trí chúng ta, phải ghi khắc lời ấy vào trái tim chúng ta và phải bàn bạc với Chúa cũng như lắng nghe điều Ngài nhắn nhủ chúng ta qua lời ấy.

III. CÁCH THI HÀNH SỨ MẠNG.

          1. Sống đời chứng tá.

          Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nói :”Người thời nay thích những chứng tá hơn là thầy dạy”. Đúng thế, lời dạy dỗ không hấp dẫn và thuyết phục bằng chứng tá vì người ta thường nói:”Lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Nếu thầy dạy mà thực hành điều mình dạy thì lời ấy càng có tính thuyết phục; nếu ngược lại, những lời giảng dạy ấy hoàn toàn trở nên vô ích, có khi còn phản tác dụng : không làm cho người ta đến với Chúa mà còn làm cho người ta lìa xa Chúa nữa. Muốn cho lời rao giảng của mình có tác dụng, người truyền giáo nên thực hành lời Đức Giám mục chủ phong trong thánh lễ truyền chức Linh mục khuyên tân Linh mục :                
                             “Hãy tin vào điều con đọc,
                             Hãy giảng điều con tin,
                             Và hãy thực hành điều con giảng dạy”.

          Về vấn đề làm chứng này, chúng ta hãy trở lại thời Giáo hội sơ khai, các tín hũu đầu tiên đã sống với nhau như thế nào  theo một tác giả thế kỷ thứ ba :

“Người Kitô hữu không khác với những kẻ khác về cư trú, về ngôn ngữ hay lối sống. Bởi vì họ  không cư ngụ một thành nào riêng biệt, cũng không dùng ngôn ngữ nào khác thường và nếp sống của họ chẳng có chi khác biệt. Không phải do suy tư hay bận tâm tra cứu mà họ khám phá được các giáo thuyết. Họ không chủ trương một giáo điều nào của loài người như một số người nọ…

          Họ ở trong xác thịt nhưng chẳng theo xác thịt. Họ cư ngụ trên mặt đất nhưng có thành trì ở trên thiên đàng. Họ tuân theo mọi lề luật đã được đặt ra, nhưng lối sống của họ còn hơn cả lề luật. Họ yêu mến mọi người mà mọi người bách hại họ. Họ bị giết nhưng nhờ vậy mà được tái sinh. Họ thật nghèo nhưng lại làm cho bao người trở nên giầu có. Thiếu thốn mọi sự nhưng họ được tràn đầy mọi sự. Người ta khinh khi họ, nhưng trong sự khinh dể đó họ tìm được vinh quang. Danh giá họ bị nhục mạ nhưng nhờ đó họ được minh chứng là công chính. Bị chửi bới, họ chúc lành cho người ta, người khác hành hạ họ nhưng họ một niềm kính trọng. Khi làm lành họ bị trừng phạt như những kẻ bất lương, và chính lúc bị trừng phạt như vậy họ lại vui mừng, dường như được sống. Người Do thái khai chiến với họ như với những kẻ ngoại, đang khi đó dân ngoại bắt bớ họ, nhưng chẳng ai có thể nói tại sao lại thù ghét người Kitô hữu như vậy” (Trích Các bài đọc 2, mùa Phục sinh, tr 84-85).

          2. Sống đời yêu thương.

          Đức Giêsu đã phán:”Người ta cứ dấu này mà biết các con là môn đệ của Thầy, là các con hãy yêu thương nhau”(Ga 13,35). Cốt lõi của đạo Công giáo là Bác ái bởi vì chỉ có một lề luật là mến Chúa yêu người. Nếu người ta chỉ yêu Chúa mà không thương yêu tha nhân là một điều khó hiểu vì như thánh Gioan nói, những người chung quanh sờ sờ ra trước mắt mà người ta không yêu thương được, thì làm sao người ta có thể yêu thương Thiên Chúa là Đấng vô hình ?  Vậy nếu muốn giới thiệu cho người khác Đấng mà thánh Gioan gọi “Thiên Chúa là tình yêu” thì phải có một hình ảnh nào, để qua đó người ta biết Thiên Chúa yêu thương nhân loại. Hình ảnh đó chính là tha nhân và nếu yêu tha nhân là hình ảnh của Chúa thì người ta sẽ dễ nhận ra Chúa hơn.

Truyện : Bà có họ hàng với Chúa.

          Dan Clack kể lại một câu chuyện rất ngắn nhưng cũng rất ấn tượng : Vào một buổi tối trời tuyết lạnh, một em bé khoảng sáu, bảy tuổi đang đứng tần ngần trước một siêu thị sang trọng. Đứa bé đi chân đất, khoác trên người bộ quần áo cũ kỹ, tơi tả, trông như miếng giẻ rách.  Có một thiếu phụ đi ngang qua trông thấy cậu bé và đọc được nỗi thèm muốn trong đôi mắt mầu xanh đó. Bà cầm tay đứa trẻ, dẫn vào tiệm  và mua cho em đôi giầy mới và bộ quần áo ấm.
          Sau đó, họ bước ra phố, và thiếu phụ nói với cậu bé :
          - Chúc cháu vui vẻ và một đêm ngủ ngon.
          Đứa bé trố mắt nhìn thiếu phụ, rụt rè hỏi :
          - Thưa bà, bà có phải là Chúa không ?
          Bà cúi xuống mỉm cười với cậu bé, vỗ nhẹ vào vai cậu trả lời :
          - Con ơi, không phải đâu, bà chỉ là một trong những đứa con của Ngài thôi !
          Cậu bé như khám phá được điều gì mới lạ :
          - Cháu đã biết ngay là bà có họ hàng với Chúa mà.
                   (Thiên Phúc, Lời gọi yêu thương, tr 3-4).

          Sống đời bác ái yêu thương là dấu chỉ con cái Chúa và là dấu chỉ anh em với nhau. Đức Giêsu đã xác nhận:”Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”(Lc 6,21). Quả thật,  thiếu phụ trong câu chuyện trên đã nghe và thi hành lời gọi yêu thương của Chúa:”Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy”(Lc 6,38). Được làm anh em, họ hàng của Chúa không là một vinh dự  vô cùng lớn lao cho con người sao ?

          3. Đời sống hiệp nhất.

          Trong thân thể con người có rất nhiều chi thể. Thân thể tạo nên một thể thống nhất dù bao gồm nhiềâu chi thể. Những chi thể này rất khác nhau và có những chức năng rất khác nhau : dĩ nhiên có một số chi thể quan trọng hơn những chi thể khác. Nhưng một thân thể đầy đủ cần có mọi chi thể và các chi thể cần lẫn nhau.

          Giáo hội cũng như thế. Chúng ta dù nhiều nhưng cùng tạo thành một thân thể trong Đức Kitô. Nhận thấy trong giáo đoàn Corintô có sự chia rẽ, thánh Phaolô đã viết thư khuyên nhủ các tín hữu tránh sự chia rẽ mà phải hợp nhất trong Chúa Kitô:”Tất cả chúng ta, dầu là Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể… Vậy anh em, anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận”(Bài đọc 2).

          Gia đình là Hội thánh tại gia. Hội thánh tại gia cũng phải có những đặc tính như Hội thánh toàn cầu : duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền. Một trong các đặc tính là sự hiệp nhất. Thánh Phaolô cũng trưng Sách Thánh ra để nói lên sự hiệp nhất vợ chồng là cần thiết:”Chính vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”(Ep 5,32). Nếu trong gia đình Kitô hữu, mọi người hiệp nhất với nhau, nhất là vợ chồng không ly dị, thì đây là chứng tá hùng hồn để giới thiệu cho người ta một Chúa Ba Ngôi duy nhất, nguyên lý của mọi tạo vật, và mọi loài thọ sinh phải tùng phục thờ lạy Ngài.

vendredi 22 janvier 2016

Shows hay được thực hiện bởi nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau.



Mời  quý vị thưởng thức rất nhiều shows hay được thực hiện bởi nhiều dân tộc và quốc gia khác nhau. 
Link này tổng hợp khoảng 26 videos 


LY Cathy chuyển

Chiếc áo được chị em nô nức săn lùng để chơi Tết

Áo dài cách tân “bùng nổ” trên thị trường thời trang Tết với nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau.

Dịp Tết này, những mẫu áo dài được yêu thích hơn mọi năm đặc biệt là áo dài gấm, áo dài thêu với kiểu dáng cách tân và được kết hợp ngẫu hứng với quần cluthes, chân váy, …
Ngoài những shop chuyên áo dài, các shop thời trang thiết kế cũng nắm được thị hiếu của khách hàng và nhanh chóng cho ra mắt những mẫu áo dài bắt mắt và có nhiều giá cả để lựa chọn.
Nhiều chủ cửa hàng thời trang chia sẻ chưa năm nào nhu cầu mua áo dài cách tân của các bạn trẻ lại cao như năm nay. Không chỉ trong dịp Tết, những dịp như cưới hỏi, tiệc tùng nhiều cô gái cũng lựa chọn áo dài để làm điệu. Mặc dù áo dài có giá khá cao vì chất liệu và tốn công may nhưng vẫn là mặt hàng hút khách.
Các shop thường ngày chỉ trung thành với mẫu trang phục dành cho teen girl trẻ trung cũng “lấn sân” buôn bán áo dài Tết này. Chủ shop chia sẻ không trả lời kịp tin nhắn của khách hàng và rất nhiều mẫu đã hết sớm hơn dự định.
Khách hàng cũng hài lòng với chất lượng và kiểu dáng bắt mắt của áo dài năm nay. Với sự tư vấn từ các chủ shop, khách cũng tha hồ biến tấu những mẫu áo dài với nhiều phong cách khác nhau tùy sở thích. Có thể đi giày bệt, giày cao đều phù hợp và những nàng mũm mĩm cũng tự tin hơn với những kiểu áo dài suông.

1. Áo dài gấm cách tân
Chất liệu gấm truyền thống không chỉ còn được sử dụng cho những người trung tuổi và trở nên trẻ trung với những kiểu áo dài cách tân với đủ màu sắc và kiểu dáng khác nhau.

áo dài, thời trang, đón tết
Các mỹ nhân showbiz ưa chuộng áo dài cách tân trong rất nhiều sự kiện và đều nhận được phản ứng tích cực từ công chúng
áo dài, thời trang, đón tết
Áo dài may sẵn theo size cũng được nhiều người ưa chuộng với thiết kế suông dễ mặc. Các mẫu áo dài có giá từ 2 triệu đến 3 triệu đồng được may từ các chất liệu gấm cao cấp.
áo dài, thời trang, đón tết
Những màu sắc nổi bật và đậm không khí xuân được nhiều người lựa chọn, với những thiết kế như này bạn sẽ phải chi hơn 2 triệu đồng. Mặc dù có giá không rẻ nhưng lại thích hợp với nhiều hoàn cảnh và tiện dụng nên áo dài gấm rất được ưa chuộng.

áo dài, thời trang, đón tết
Áo dài năm nay được nhiều phụ huynh đặt may cho con với những gam màu như đỏ, xanh, vàng. Áo người lớn và trẻ em thường chênh lệch từ 500 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng.
áo dài, thời trang, đón tết
Bạn có thể phối áo dài cách tân nhiều kiểu khác nhau, quần cluthes, chân váy, quần skinny, …
áo dài, thời trang, đón tết
Cổ tàu 3 phân được nhiều người ưa chuộng vì tính hiện đại nhưng cũng không làm mất đi nét đặc trưng của áo dài. Các shop thường chỉ may vài chiếc cho một mẫu vải để đảm bảo tính độc đáo và thường “cháy hàng” sau khi ra mắt.
áo dài, thời trang, đón tết
Các shop liên tục cập nhật những mẫu mã mới để chiều lòng khách hàng và cạnh tranh với các đối thủ. Nếu quá bận hoặc không muốn chờ đợi lâu thì những mẫu áo dài may sẵn là lựa chọn hay dành cho bạn. Khác với áo dài truyền thống, áo dài cách tân rất dễ mặc nên việc mua sẵn cũng rất phù hợp.

2. Áo dài thêu cách tân
Áo dài thêu được nhiều shop làm mới và trẻ trung hơn với những họa tiết bắt mắt và màu sắc phong phú.
Cũng giống như áo dài gấm, áo dài thêu được kết hợp mới lạ với những kiểu váy và quần suông rộng. Các cô gái trở nên năng động nhưng vẫn không kém phần nữ tính với những kiểu áo dài này. Chủ yếu những tiệm áo dài tung ra sản phẩm thêu tay tỉ mỉ, chi tiết hơn hẳn thêu máy.
áo dài, thời trang, đón tết
Những gam màu đỏ, trắng, pastel được nhiều cô nàng lựa chọn để chụp những bộ ảnh Tết. Giá cả phụ thuộc vào những chi tiết thêu, càng cầu kỳ có giá càng cao.
áo dài, thời trang, đón tết
Trung bình, những mẫu áo dài thêu này có giá khoảng 4 triệu đồng, mặc dù khá cao nhưng nhiều chị em vẫn không ngại rút ví khi nhìn những thiết kể tỉ mỉ và đầy mê hoặc như thế này.
áo dài, thời trang, đón tết
Thường áo dài thêu được thiết kế từ vải đũi, thô. Những mẫu thêu các họa tiết thiên nhiên hoa lá được nhiều người ưa chuộng.
áo dài, thời trang, đón tết
Thậm chí giày, dép cũng được thêu đính tỉ mỉ để set đồ trở nên hoàn hảo và bắt hơn.
áo dài, thời trang, đón tết
Không chỉ con gái Việt Nam thích mê áo dài, các cô gái ngoại quốc cũng muốn làm điệu với trang phục này để dạo phố.
áo dài, thời trang, đón tết
Những màu trầm mặc như nâu, ghi cũng được biến tấu “vừa lạ- vừa quen” để diện trong dịp Tết này.
(Theo Eva.vn)

Hồng Công chuyển 

mercredi 20 janvier 2016

Punta Arenas (Chile 2015)






























chào mừng du khách






mùa Xuân hoa vàng nở rộ


Cổ thụ có giáng đăc biệt



Tượng  Ferdinand Magellan (1490-1521)



Ông là một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha.Chuyến hải hành trong khoảng thời gian 1519–1521 của Magellan đã đi vào lịch sử như là chuyến đi đầu tiên bằng đường biển của con người từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương (cái tên có nghĩa "biển bình yên" này được đặt bởi Magellan; đồng thời nơi nối giữa hai Đại dương được mang tên Eo biển Magellan), và là chuyến đi đầu tiên băng qua Thái Bình Dương. Chuyến đi này cũng đánh dấu sự kiện con người lần đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất thành công,









Để kỷ niệm 100 năm



 nhiều cây có giáng  đặc biệt quá!

 



nhìn bàn chân !


hoa vàng tươi mát 



Viếng nghĩa địa nổi tiếng của Punta Arenas







Important Characters

Relevant figures in the history of Punta Arenas are buried in the cemetery of that city. It is important to mention the chapels of the great families of that epoch such as Menèndez-BehetyBraun HamburgerBlanchardGreenshieldsKusanovic and Menèndez-Montes. Menèndez-Behety was one of the most influential families during that time and they founded several companies and acquired large tracts of land in the Chilean Patagonia.

The Legends of the Cemetery

The cemetery of Punta Arenas is well known because of its attractive legends that transform the place into a magical environment of mystery. What do people say?
  • When Sara Braun gave everything for building the entrance of the cemetery, she asked for something. After her death, the central door of the cemetery had to be closed forever. Nowadays, that door is still closed and has not been opened since Sara Braun's death.
  • Another known legend of the cemetery is the one concerning the “Indio Desconocido”. Everything started in 1930 when an Indian died in the Island called Diego de Almagro. The Indian was buried in the cemetery due to a donation from the administration of the same place. After twenty years, someone discovered several candles and coins around the grave. The years passed by and in 1968 the grave were plenty of papers demonstrating gratitude for being helped by the Indian. Moreover, a woman named Magdalena Vrsalovic decided to donate the coins, in order to help the Cruz Roja of Punta Arenas, a Chilean Institution that helps the community in case of difficulties. Therefore, Magdalena and other people agreed to build a monumental grave with the figure of the Indian made byEdmundo Casanova.


 

cypress khổng lồ 

  



























 


 

nhìn xuống vịnh thật đẹp mắt





























 
 
 

 







vào dinosaure parc
































cathedral 







trên đường trở về tàu 

nhiều chim quá












phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp







*************************

Punta Arenas

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Punta Arenas
Magallanes
Quang cảnh thành phố Punta Arenas. In the background the Strait of Magellan and the north bờ biển của Tierra del Fuego (Isla Grande De Tierra del Fuego)
Quang cảnh thành phố Punta Arenas. In the background the Strait of Magellan and the north bờ biển của Tierra del Fuego (Isla Grande De Tierra del Fuego)
Huy hiệu của Punta Arenas
Huy hiệu
Comuna de Punta Arenas.svg
Punta Arenas trên bản đồ Chile
Punta Arenas
Punta Arenas
Location in Chile
Tọa độ: 53°10′N 70°56′T
CountryChile
RegionXII - Magallanes y Antártica Chilena
ProvinceMagallanes
Founded asPunta Arenas
Foundationngày 18 tháng 12 năm 1848
Chính quyền
 • MayorVladimiro Mimica (2008 -)
Diện tích
 • Tổng cộng17.526,3 km2 (67,669 mi2)
Dân số (2002)
 • Tổng cộng154.000
 • Mật độ6,8/km2 (180/mi2)
Múi giờ(UTC-4)
6200000 sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaLỗi Lua trong Mô_đun:Wikidata tại dòng 98: attempt to concatenate local 'label' (a nil value).
Trang webhttp://www.puntaarenas.cl
Punta Arenas là thành phố ở phía nam Chile, thủ phủ của vùng Magallanes y La Antárctica Chilena. Thành phố Punta Arenas có diện tích 17.526,3 km2  km², dân số 154.000 người (2002). Punta Arenas nằm ở bên eo biển Magellan, là một trong những thành phố cực nam của thể giới. Đây là một trung tâm thương mại quan trọng của Chile. Punta Arenas cũng là trung tâm ngành dầu khí ở quần đảo Tierra del Fuego gần đó. Punta Arenas đã được thành lập năm 1849 để củng cố tuyên bố chủ quyền của Chile đối với eo biển Magellan. Thành phố này từng là một nơi cung cấp nhiên liệu cho tàu bè trước khi có kênh đào Panama. Năm 1927, nó được đổi tên thành Magallanes, nhưng tên ban đầu đã được phục hồi năm 1938.
15mrz08 P Arenas 08.jpg

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Punta Arenas, Chile (1970–2000)
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)26.225.424.519.224.020.021.223.219.021.224.425.926,2
Trung bình cao °C (°F)14.314.012.39.76.54.13.75.27.710.212.213.59,4
Trung bình ngày, °C (°F)10.510.28.76.53.81.71.32.44.36.58.49.76,1
Trung bình thấp, °C (°F)6.86.65.23.41.2−0.9−1.1−0.11.23.04.76.03,0
Thấp kỉ lục, °C (°F)−1.5−0.4−4−13−14−11.2−15−11.6−9.5−5−2.5−1−15
Giáng thủy mm (inches)41.7
(1.642)
31.2
(1.228)
38.1
(1.5)
40.2
(1.583)
41.2
(1.622)
27.0
(1.063)
29.1
(1.146)
29.8
(1.173)
26.5
(1.043)
27.2
(1.071)
30.0
(1.181)
33.3
(1.311)
395,3
(15,563)
độ ẩm72747782868786837975727279
Số ngày giáng thủy TB151415141311111211101314153
Số giờ nắng trung bình hàng tháng232.5178.0164.3117.093.066.083.7120.9156.0213.9228.0232.51.885,8
Số giờ nắng trung bình ngày7.56.35.33.93.02.22.73.95.26.97.67.55,2
Nguồn #1: Dirección Meteorológica de Chile[1]
Nguồn #2: Universidad de Chile (nắng)[2]
 Phương tiện liên quan tới Punta Arenas tại Wikimedia Commons

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Estadistica Climatologica Tomo III (pg 512–537)” (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Dirección General de Aeronáutica Civil. Tháng 3 năm 2001. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ “Tabla 4.6: Medias mensuales de horas de sol diarias extraídas del WRDC ruso (en (hrs./dia))” (PDF)Elementos Para La Creación de Un Manual de Buenas Prácticas Para Instalaciones Solares Térmicas Domiciliarias (bằng tiếng Tây Ban Nha). Universidad de Chile. Tháng 9 năm 2007. tr. 81. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2015

**********************************************************

Punta Arenas

From Wikipedia, the free encyclopedia
This article is about the city in Chile. For other uses, see Punta Arenas (disambiguation).
Punta Arenas
Magallanes
City, Port and Commune
Collage of Punta Arenas
Collage of Punta Arenas
Coat of arms of Punta Arenas
Coat of arms
Comuna de Punta Arenas.svg
Punta Arenas is located in Chile
Punta Arenas
Punta Arenas
Location in Chile
Coordinates (city): 53°10′S 70°56′WCoordinates53°10′S 70°56′W
Country Chile
Region Magallanes y Antártica Chilena
ProvinceMagallanes
Founded asPunta Arenas
Foundation18 December 1848
Government[1] [2]
 • TypeMunicipality
 • AlcaldeEmilio Boccazzi Campos (Ind.)
Area[3]
 • Total17,846.3 km2(6,890.5 sq mi)
Elevation34 m (112 ft)
Population (2012 Census)[3]
 • Total127,454
 • Density7.1/km2 (18/sq mi)
 • Urban116,005
 • Rural3,491
Sex[3]
 • Men60,616 (2002)
 • Women58,880 (2002)
Time zoneCLT (UTC−4)
 • Summer (DST)CLST (UTC−3)
Area code(s)56 + 61
WebsiteOfficial website (Spanish)

Memorial to Ferdinand Magellan in Punta Arenas.
Punta Arenas is the capital city of Chile's southernmost regionMagallanes and Antartica Chilena. The city was officially renamed Magallanes in 1927, but in 1938 it was changed back to Punta Arenas. It is the largest city south of the 46th parallel south. As of 1977 Punta Arenas has been one of only two free ports in Chile.[4]
Located on the Brunswick Peninsula north of the Strait of Magellan, Punta Arenas was originally established by the Chilean government in 1848 as a tiny penal colony to assert sovereignty over the Strait. During the remainder of the 1800s, Punta Arenas grew in size and importance due to the increasing maritime traffic and trade traveling to the west coasts of South and North America. This period of growth also resulted from the waves of immigrants attracted to the gold rush and sheep farming boom in the 1880s and early 1900s. The largest sheep company, controlling 10,000 square kilometres in Chile and Argentina, was based in Punta Arenas, and its owners lived there.
Since its founding Chile has used Punta Arenas as a base to defend its sovereignty claims in the southernmost part of South America. This led, among other things, to the Strait of Magellan being recognized as Chilean territory in theBoundary treaty of 1881 between Chile and Argentina. The geopolitical importance of Punta Arenas has remained high in the 20th and 21st centuries because of its logistic importance in accessing the Antarctic Peninsula.

Etymology[edit]

The English 18th-century explorer John Byron is sometimes credited with naming this area, calling it Sandy Point. But it was not until 1843 that the government tried to establish a fort and settlement at Fuerte Bulnes. The namePunta Arenas was derived from the Spanish term Punta Arenosa, a literal translation of the English name 'Sandy Point'. The city has also been known as "Magallanes." Today that term is normally used to describe the administrative region which includes the city.
Punta Arenas has been nicknamed "the city of the red roofs" for the red-painted metal roofs that characterized the city for many years. Since about 1970 the availability of other colors in protective finishes has resulted in greater variety in the characteristic metal roofs.

Geography[edit]

Located on the Brunswick Peninsula, Punta Arenas is among the largest cities in the entire Patagonian Region. In 2012, it had a population of 127,454.[5] It is roughly 1,418.4 km (881 miles) from the coast of Antarctica.
The Magallanes region is considered part of Chilean Patagonia. Magallanes is Spanish for Magellan, and was named for Ferdinand Magellan, the Portuguese explorer sailing for Spain. While circumnavigating the earth for Spain, he passed close to the present site of Punta Arenas in 1520. Early English navigational documents referred to this site as "Sandy Point".
The city proper is located on the northeastern shore of Brunswick Peninsula. Except for the eastern shore, containing the settlements of Guairabo, Rio Amarillo and Punta San Juan, the peninsula is largely uninhabited. The municipality (commune) of Punta Arenas includes all of Brunswick Peninsula, as well as all islands west of the Isla Grande de Tierra del Fuego and north of Cockburn and Magdalena channels.
The largest of those are:
Except Dawson Island, with a population of about 301 in 2002, the islands are largely uninhabited. Clarence Island had a population of five.

Climate[edit]

Despite its low latitude, Punta Arenas has a subpolar oceanic climate (Köppen climate classification Cfc) bordering on a tundra climate. The seasonal temperature in Punta Arenas is greatly moderated by its proximity to the ocean, with average lows in July near −1 °C (30 °F) and highs in January of 14 °C (57 °F). This is not to say that it is known for stable constant temperatures, only small variability with season. Rainfall is most plentiful in April and May, and the snowy season runs all through the Chilean winter (June until September). As in most of Patagonia, average annual precipitation is quite low (only 15 inches) because of a rain shadowcreated by the Andes. The average temperature does not go below +1 °C (34 °F).[6] Among Chileans the city is also known for its strong winds (up to 130 km/hour). Winds tend to be strongest during the summer; city officials have put up ropes between buildings in the downtown area to assist pedestrians with managing the strong downdrafts created in the area[citation needed].
Since 1986, Punta Arenas has been the first significantly populated city in the world to be affected directly by the thinning in the ozone layer. Its residents are considered to be exposed to potentially damaging levels of ultraviolet radiation.[7][8][dated info][needs update]
[hide]Climate data for Punta Arenas, Chile (1970–2000) Extremes (1888–2015)
MonthJanFebMarAprMayJunJulAugSepOctNovDecYear
Record high °C (°F)25.0
(77)
26.8
(80.2)
26.0
(78.8)
20.0
(68)
16.0
(60.8)
16.0
(60.8)
12.0
(53.6)
14.0
(57.2)
19.0
(66.2)
23.5
(74.3)
24.9
(76.8)
27.0
(80.6)
27.0
(80.6)
Average high °C (°F)14.3
(57.7)
14.0
(57.2)
12.3
(54.1)
9.7
(49.5)
6.5
(43.7)
4.1
(39.4)
3.7
(38.7)
5.2
(41.4)
7.7
(45.9)
10.2
(50.4)
12.2
(54)
13.5
(56.3)
9.4
(48.9)
Daily mean °C (°F)10.5
(50.9)
10.2
(50.4)
8.7
(47.7)
6.5
(43.7)
3.8
(38.8)
1.7
(35.1)
1.3
(34.3)
2.4
(36.3)
4.3
(39.7)
6.5
(43.7)
8.4
(47.1)
9.7
(49.5)
6.1
(43)
Average low °C (°F)6.8
(44.2)
6.6
(43.9)
5.2
(41.4)
3.4
(38.1)
1.2
(34.2)
−0.9
(30.4)
−1.1
(30)
−0.1
(31.8)
1.2
(34.2)
3.0
(37.4)
4.7
(40.5)
6.0
(42.8)
3.0
(37.4)
Record low °C (°F)−1.0
(30.2)
−2.4
(27.7)
−4.0
(24.8)
−8.4
(16.9)
−10.6
(12.9)
−12.8
(9)
−14.2
(6.4)
−12.0
(10.4)
−9.6
(14.7)
−4.8
(23.4)
−3.0
(26.6)
−1.0
(30.2)
−14.2
(6.4)
Average precipitation mm (inches)41.7
(1.642)
31.2
(1.228)
38.1
(1.5)
40.2
(1.583)
41.2
(1.622)
27.0
(1.063)
29.1
(1.146)
29.8
(1.173)
26.5
(1.043)
27.2
(1.071)
30.0
(1.181)
33.3
(1.311)
395.3
(15.563)
Average precipitation days151415141311111211101314153
Average relative humidity (%)72747782868786837975727279
Mean monthly sunshine hours232.5178.0164.3117.093.066.083.7120.9156.0213.9228.0232.51,885.8
Mean daily sunshine hours7.56.35.33.93.02.22.73.95.26.97.67.55.17
Source #1: Dirección Meteorológica de Chile[9]
Source #2: Universidad de Chile (sunshine hours only),[10] Méteo Climat (record highs only)[11]

History[edit]

Two early Spanish settlements were attempted along this coast (on the Straits of Magellan). The first was founded in 1584 and was called Nombre de Jesús. It failed due to the harsh weather and difficulty in the settlers' obtaining food and water, and the enormous distances from other Spanish ports. A second colony, Rey don Felipe, was attempted about 80 kilometres south of Punta Arenas. This became known later as Puerto del Hambre, sometimes translated as Port Starvation or Famine Port. Spain had established these settlements in an attempt to protect its shipping and prevent piracy by English pirates, by controlling the Straits of Magellan. An English pirate captain, Thomas Cavendish, rescued the last surviving member of Puerto del Hambre in 1587.[12] [13]

Penal colony[edit]

See also: Mutiny of Cambiazo
In 1843 the Chilean government sent an expedition to build a fort and establish a permanent settlement on the shores of the Strait of Magellan. It built and commissioned a schooner called Goleta Ancud. Under the command of John Williams Wilson, Chilean Navy, it transported a crew of 21 people (captain, eighteen crew, two women), plus cargo, to accomplish the mandate. The founding act of the settlement took place on 21 September 1843.[14]
The fort was well-positioned on a small rocky peninsula, but the location could not support a proper civilian settlement. With this in mind the Military Governor, José de los Santos Mardones, decided in 1848 to move the settlement to its current location, along the Las Minas river, and renamed it Punta Arenas.
In the mid-19th century, Chile used Punta Arenas as a penal colony and a disciplinary posting for military personnel with "problematic" behavior. It also settled immigrants there. In December 1851, a prisoners' mutiny led by Lieutenant Cambiaso, resulted in the murder of Governor Muñoz Gamero and the priest, and the destruction of the church and the hospital.[15] The mutiny was put down by Commander Stewart of HMS Virago assisted by two Chilean ships: Indefatigable andMeteoro.[16][17]
An 1877 mutiny, known as El motín de los artilleros (Mutiny of the Artillerymen), led to the destruction of a large part of the town and the murder of many civilians not directly associated with the prison. In time the city was restored. The growth of the sheep farming industry and the discovery of gold, as well as increasing trade via sailing ships, attracted many new settlers, and the town began to prosper.

Economic boom[edit]

Between about 1890 and 1940, the Magallanes region became one of the world's most important sheep-raising regions, with one company (Sociedad Explotadora de Tierra del Fuego) controlling over 10,000 square kilometres in southern Chile and Argentina. The headquarters of this company and the residences of the owners were in Punta Arenas.
Visitors today can tour the Sarah Braun museum, established at the former Braun-Menéndez mansion, in the center of Punta Arenas. Other popular attractions include the two nearby rookeries for Magellanic penguins, and the reconstructed fort of the failed Fuerte Bulnes settlement.
The Punta Arenas harbor, although exposed to storms, was considered one of the most important in Chile before the construction of the Panama Canal. It was used as a coaling station by the steamships transiting between the Atlantic and Pacific oceans. Today it is mostly used by tourism cruises and scientific expeditions.

Modern city[edit]

The city is often a base for Antarctic expeditions, although Ushuaia (Argentina) and Christchurch (New Zealand) are also common starting points.[18]
Panoramic view of northern Punta Arenas

Demography[edit]

Punta Arenas has a population of over 127,000 inhabitants (2012 Census). According to the 2002 census of the National Statistics Institute, the Punta Arenas commune has 119,496 inhabitants (60,616 men and 58,880 women). Of these, 116,005 (97.1%) lived in urban areas and 3,491 (2.9%) in rural areas. The population grew by 5.1% (5,830 persons) between the 1992 and 2002 censuses. It further rose to 127,454 at the 2012 Census.[3]
The city was populated by many colonists from Spain and Croatia in the mid-nineteenth century and many of their descendants still live there. Other national ethnic groups represented are GermanEnglishItalianSwiss, and Irish.
Croatian immigration to Punta Arenas was a crucial development in the region of Magallanes and the city in particular. Currently, this influence is still reflected in the names of shops, streets and many buildings. According to some references, some 50% of the population of Punta Arenas are ethnic Croats.[19]

Economy[edit]


Ice breaker RV Laurence M. Gould in Punta Arenas. Punta Arenas is an important point in the supply of Antarctic bases in West Antarctica
By 2006 the economy of Punta Arenas and the region had diversified considerably, and the city is vibrant and modern. Chile's principal oil reserves, though small, are located here, along with some low-grade coal.[citation needed] A modern methanol plant is located a short distance from the city.
Agricultural production, including sheep and cattle, continues to play a significant role Tourism has contributed to the city's popularity and steady growth. Some cruise ships to Antarctica depart from Punta Arenas's port, which also serves as a hub for many cruise lines that travel along the channels and fjords of the region.[citation needed]
Fisheries and silviculture are also significant here. A regular ferry service connects Punta Arenas with the main island of Tierra del Fuego and a less frequent ferry runs to the Chilean town of Puerto Williams.
A modern airport serves international connections and is often a stopping point for aircraft going to or coming from Antarctica. The city is served by Presidente Carlos Ibáñez del Campo International Airport, which has flights operated by LAN Airlines,Aerovías DAP and Sky Airline; most flights are to other destinations within Chile, although Ushuaia (Argentina) and Mount Pleasant (Falkland Islands) are also served.[20] Paved highways connect Punta Arenas with Argentina.
Since the Falklands War, when transport ties were severed between the Falkland Islands and Argentina, Punta Arenas has become a major outside link to the archipelago.

Education[edit]

University of Magallanes (UMAG) is a university in the southern Chilean city of Punta Arenas. It is part of the Chilean Traditional Universities. The University of Magallanes was established in 1981 during the neoliberal reforms of the Chile's military regime as the successor of Universidad Técnica del Estado's Punta Arenas section. Universidad Técnica del Estado had established the Punta Arenas section in 1961.
The University of Magallanes has campuses in Punta Arenas and Puerto Natales as well as a university center in Puerto Williams. University of Magallanes publishes the humanities and social sciences journal Magallania twice a year.

Culture[edit]


Nao Victoria, Magellan's ship replica, in the Museo Nao VictoriaPunta Arenas

Nao Victoria Museum[edit]

This museum exhibits a full-size replica of the first ship ever to circumnavigate the world: Ferdinand Magellan's Nao Victoria.Since October 2011, the museum has added a full-size replica of the James Caird, used by Ernest Shackleton during hisImperial Trans-Antarctic Expedition with the Endurance. The museum is located 7.5 km north on Route Y-565 to Rio Seco.[21]

Administration[edit]


Map of the Punta Arenas commune in Magallanes Region
As a commune, Punta Arenas is a third-level administrative division of Chile administered by a municipal council, headed by analcalde who is directly elected every four years. The 2008–2012 alcalde is Vladimiro Mimica Carcamo (Ind.).[1][2]
Within the electoral divisions of Chile, Punta Arenas is represented in the Chamber of Deputies by Carolina Goic (PDC) and Miodrag Marinovic (Ind.) as part of the 60th electoral district, which includes the entire Magallanes and Antartica Chilena Region. The commune is represented in the Senate by Carlos Bianchi Chelech (Ind.) and Pedro Muñoz Aburto (PS) as part of the 19th senatorial constituency (Magallanes Region).

Access[edit]

Punta Arenas can be accessed by sea, by land or air.
Presidente Carlos Ibáñez del Campo International Airport (IATA: PUQ, ICAO: SCCI), located 20 km north of the city, is the main gateway to the region and serves Punta Arenas. Transport, rental car, duty-free shops and custom office services are available in the building. Airlines serving the airport include LAN Chile and Sky Airline, as well as charter flights.
By road, passing through Argentine territory is mandatory as there are no direct routes within Chilean territory.[6]
By sea, several cruises and ferries can take you to the city, although the costs are much higher because they include stops at tourist sites along the route.

Notable people[edit]

Twin towns – Sister cities[edit]

Punta Arenas has the following sister city relationships, according to Bellingham Sister Cities Association, and Sister Cities International:
CityState / RegionCountryYear
Bellingham Washington United States1996
SplitFlag of the Kingdom of Dalmatia.svg Dalmatia Croatia
UshuaiaProvincia de Tierra del Fuego, Antártida e Islas del Atlántico Sur Argentina

See also[edit]

Gallery[edit]