mardi 25 août 2020
Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975
Cùng nhìn lại những hình ảnh so sánh “xưa và nay” của các ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước năm 1975. Đến nay, thời gian đã qua hơn nửa thế kỷ, không ai có thể tránh khỏi được quy luật của thời gian. Tuy nhiên cũng có một số ca sĩ vẫn còn mang phảng phất nét đẹp quý phái của một thời vàng son.
Thanh Lan sinh năm 1948, là ca sĩ, diễn viên của Việt Nam. Bà là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi thành công trên cả ba lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh và sân khấu. Ca sĩ Thanh Lan nổi tiếng với các ca khúc Pháp, là một trong những gương mặt tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nhạc trẻ ở Sài Gòn.
Ca sĩ Phương Hồng QuếCa sĩ Phương Hồng Quế sinh năm 1953, là một trong những giọng hát tiêu biểu thuộc thế hệ sau cùng của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Cô được báo chí Sài Gòn gọi danh hiệu là “Tivi chi bảo”.
Ca sĩ Kim LoanCa sĩ Kim Loan sinh năm 1948, nổi tiếng khắp làng nhạc miền Nam xưa với nhan sắc khả ái với ca khúc được mến mộ nhất là Căn Nhà Ngoại Ô của nhạc sĩ Anh Bằng
Ca sĩ Trúc MaiCa sĩ Trúc Mai sinh năm 1942, thuộc thế hệ đầu tiên của nhạc vàng miền Nam. Cô không chỉ có giọng hát ngọt ngào, ấm áp mà còn chinh phục khán giả với vẻ đẹp yêu kiều, quý phái. Giọng hát Trúc Mai gắn liền với bài hát “Hàn Mặc Tử” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh.
Ca sĩ Anh Khoa sinh năm 1948, là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước 1975 ở dòng nhạc trữ tình. Giọng hát truyền cảm và nhẹ nhàng của ông đã gây ấn tượng với khán giả cho đến ngày nay.
Ca sĩ Phương DungCa sĩ Phương Dung sinh năm 1946 (có thông tin cho rằng năm sinh thật của cô là 1942), là ca sĩ thuộc thế hệ đầu của dòng nhạc vàng, được khán giả mến mộ trong suốt 60 năm qua. Cô được đặt biệt danh là “Nhạn Trắng Gò Công”, rất thành công với những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như Nỗi Buồn Gác Trọ, Tạ Từ Trong Đêm, Những Đồi Hoa Sim… Cho đến nay Phương Dung vẫn còn đi hát ở Việt Nam
Ca sĩ Thiên TrangCa sĩ Thiên Trang sinh năm 1951, là một trong những ca sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng. Cô có giọng hát ngọt ngào và gương mặt rất hiền từ, dễ gây thiện cảm với khán giả.
Ca sĩ Hương LanCa sĩ Hương Lan sinh năm 1956, được xem là 1 trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của nhạc vàng trước và sau năm 1975. Giọng hát của Hương Lan nổi tiếng với sự ngọt ngào đặc trưng, đặc biệt là khi hát nhạc quê hương âm hưởng dân ca Nam Bộ. Hương Lan cũng là 1 trong những ca sĩ có nhiều bản thu âm nhất với hàng ngàn ca khúc được phát hành trong hơn 50 năm ca hát.
Ca sĩ Ngọc Đan ThanhCa sĩ Thái Châu sinh năm 1951, nổi tiếng với dòng nhạc vàng, trữ tình với giọng hát ấm áp nhưng cũng rất ngọt ngào.
Ca sĩ Giáng ThuCa sĩ Giáng Thu là học trò của nhóm tác giả Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng). Người bạn đồng môn của cô trong lớp nhạc Lê Minh Bằng còn có ca – nhạc sĩ Mạnh Quỳnh, người đã song ca ăn ý với Giáng Thu, đặc biệt là với bài hát Tuyết Lạnh, Hai Đứa Giận Nhau…
Ca sĩ Bạch YếnDanh ca Bạch Yến sinh năm 1942, là 1 trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn từ cuối thập niên 1950. Cô là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất trình diễn cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon… và là ca sĩ Việt đầu tiên và duy nhất hát nhạc phim Hollywood The Green Berets (Mũ nồi xanh).
Ca sĩ Thanh ThúyCa sĩ Thanh Thúy sinh năm 1943, là một trong những nữ ca sĩ có ảnh hưởng lớn nhất đến nền Tân nhạc Việt Nam trước năm 1975, là thế hệ ca sĩ đầu tiên của dòng nhạc vàng miền nam. Tên tuổi của cô đã gắn liền với nhạc sĩ Trúc Phương và những tình khúc tiền chiến. Cô cũng là người yêu trong mộng của cả một thế hệ, được các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, đạo diễn truyền hình nổi tiếng… ca ngợi hết lòng với rất nhiều mỹ danh, trong đó nổi tiếng nhất là Tiếng hát liêu trai và Tiếng hát lúc 0 giờ.
Ca sĩ Băng ChâuCa sĩ Thanh Mai sinh năm 1955. Trong làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, dù Thanh Mai không phải là ca sĩ thuộc hàng nổi danh nhất, nhưng tên tuổi của cô vẫn được rất nhiều người biết đến, đặc biệt trong dòng nhạc trẻ.
Ca sĩ Khánh NgọcCa sĩ Khánh Ngọc sinh năm 1937, là minh tinh điện ảnh Sài Gòn thuộc thế hệ đầu tiên. Trong lĩnh vực âm nhạc, bà sở hữu giọng hát nhiều nội lực, từng là thành viên của ban Thăng Long danh tiếng, và cũng là vợ cũ của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Ca sĩ Lệ ThuCa sĩ Lệ Thu sinh năm 1943, thường được nhắc đến như là 1 trong 3 nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, cùng với Khánh Ly và Thái Thanh
Ca sĩ Giao LinhCa sĩ Giao Linh sinh năm 1949, là một trong những ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất trước năm 1975. Cô thường được báo chí Việt Nam gọi là “Nữ hoàng sầu muộn” do tiếng ca và phong cách biểu diễn trầm buồn trong các ca khúc nhạc vàng.
Ca sĩ Thanh TuyềnCa sĩ Thanh Tuyền sinh năm 1947, là một trong những nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Ca sĩ Khánh HàCa sĩ Khánh Hà sinh năm 1952. Cô đã đi hát trước năm 1975, nhưng chủ yếu là hát nhạc trẻ. Từ sau khi sang hải ngoại, Khánh Hà được yêu mến với dòng nhạc trữ tình từ thập niên 1980 với giọng hát rất điêu luyện và được so sánh với các diva nước ngoài.
Ca sĩ Elvis PhươngCa sĩ Elvis Phương sinh năm 1945, là ca sĩ nổi danh với nhiều thế loại nhạc: nhạc trẻ, tiền chiến, nhạc vàng, trữ tình, rock Việt. Sự nghiệp của ông trải dài trên 50 năm và thường được nhắc đến cùng với tên tuổi của ban Phượng Hoàng trước năm 1975.
Ca sĩ Khánh LyCa sĩ Khánh Ly sinh năm 1945, được đánh giá là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Tên tuổi của cô thường được xếp bên cạnh 2 nữ danh ca khác là Thái Thanh và Lệ Thu.
Ca sĩ Hoàng OanhCa sĩ Hoàng Oanh sinh năm 1946, là một trong những ca sĩ tiên phong hát dòng nhạc vàng từ thập niên 1960. Số lượng bài hát nhạc vàng gắn liền với tên tuổi Hoàng Oanh rất nhiều, có thể liệt kê những bài nổi tiếng nhất là Ai Ra Xứ Huế (Duy Khánh), Chuyến Đò Vỹ Tuyến (Lam Phương), Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao (Lê Dinh), Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gãy (Trầm Tử Thiêng), Về Đâu Mái Tóc Người Thương (Hoài Linh), Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An), Một Người Đi (Mai Châu), Mưa Trên Phố Huế (Minh Kỳ & Tôn Nữ Thụy Khương), Sao Chưa Thấy Hồi Âm (Châu Kỳ)… Hoàng Oanh cũng là ca sĩ hiếm hoi của dòng nhạc vàng học lên đến đại học thời đó. Cô tốt nghiệp Cử nhân (Ban Sử Địa) ở Đại Học Văn Khoa.
Ca sĩ Phương Đại (tam ca Sao Băng)Ca sĩ Phương Đại được biết nhiều nhất trong ban tam ca Sao Băng. Ngoài ra ông cũng thường song ca với nữ ca sĩ Phương Hồng Quế
Ca sĩ Phương Hoài TâmCa sĩ Phương Hoài Tâm thường được gọi là “tiếng hát học trò”, được biết đến tên tuổi thật sự không phải nhờ giọng hát xuất sắc, mà là ở khuôn mặt xinh tươi khả ái với đôi má lúm đồng tiền và một mái tóc cắt úp, một thời đã được nhiều nữ sinh coi như kiểu tóc thời trang.
Ca sĩ Trung ChỉnhCa sĩ Trung Chỉnh sinh năm 1943, là ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước năm 1975 và thường song ca với Hoàng Oanh, Phương Dung. Nghề nghiệp chính của ông là bác sĩ quân y
Ca sĩ Chế LinhCa sĩ Chế Linh sinh năm 1942, là một huyền thoại của dòng nhạc vàng. Ông vừa là ca sĩ, vừa là nhạc sĩ với bút danh Tú Nhi, được công chúng xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng. Hiện nay ở tuổi gần 80, ông vẫn còn đi hát, là giọng hát bền bỉ nhất của nhạc Việt mọi thời đại.
Ca sĩ Mạnh QuỳnhCa sĩ Mạnh Quỳnh sinh năm 1951, là học trò của nhóm Lê Minh Bằng. Ông thường song ca với ca sĩ Giáng Thu, và được biết đến với ca khúc Gõ Cửa.
Ca sĩ Mai Lệ HuyềnCa sĩ Mai Lệ Huyền sinh năm 1946, được xem là một ca sĩ huyền thoại của Sài Gòn trước năm 1975, trở thành hiện tượng chưa từng có trong dòng nhạc kích động khi kết hợp cùng Hùng Cường. Mai Lệ Huyền sở hữu vẻ đẹp lạ, giúp cô luôn nổi bật trong đám đông. Cô có đôi mắt to và sâu thăm thẳm, khuôn mặt tròn như búp bê. Ở thời đỉnh cao của mình, cô đã đốt cháy các sân khấu và vũ trường bằng giọng ca đầy ma lực và vẻ bề ngoài quyến rũ, trở thành cái tên có độ phủ sóng rộng rãi trong công chúng miền Nam.
Ca sĩ Họa MiCa sĩ Họa Mi sinh năm 1955, là cô học trò nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Ca sĩ Họa Mi được nhận xét có “giọng hát trong và thánh thót ở những nốt cao, ấm áp và tình cảm ở những nốt trầm”.
Sau đây là hình ảnh xưa và ảnh sau này của các ca sĩ đã về khuất núi:
Danh ca Thái ThanhDanh ca Thái Thanh sinh năm 1934 và qua đời năm 2020. Bà được mọi tầng lớp khán giả, các nghệ sĩ và giới nghiên cứu âm nhạc xưng tụng là tên tuổi lớn nhất trong số những ca sĩ của tân nhạc Việt Nam. Bà được nhà văn Mai Thảo gọi là “Tiếng hát vượt thời gian”, và danh hiệu này đã đi liền với cuộc đời và sự nghiệp của bà. Nhiều người cũng gọi Thái Thanh là “đệ nhất danh ca” của âm nhạc Việt Nam.
Ca sĩ Duy QuangCa sĩ Duy Quang sinh năm 1950, là con trai đầu của nhạc sĩ Phạm Duy và danh ca Thái Hằng. Ông được coi là một trong những ca sĩ nổi bật của tân nhạc Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai, với chất giọng ngọt ngào, tình cảm.
Ca sĩ Hà ThanhCa sĩ Hà Thanh sinh năm 1937 và đã qua đời năm 2014. Bà là giọng nữ trung thành danh ở Sài Gòn từ đầu thập niên 1960, sở trường hát nhạc thính phòng cổ điển, nhạc tiền chiến, và cả nhạc vàng.
Ca sĩ Duy KhánhCố ca sĩ – nhạc sĩ Duy Khánh sinh năm 1936 và qua đời năm 2003, ông được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng, và có thể xem là “cánh chim đầu đàn” của dòng nhạc vàng được khai sinh vào thập niên 1950-1960 ở miền Nam.
Nhật Trường Trần Thiện ThanhCa sĩ Nhật Trường, cũng là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sinh năm 1942 và qua đời năm 2005. Hiếm có người nào lên đến đỉnh vinh quang với cả 2 lĩnh vực ca sĩ và nhạc sĩ như ông. Nhật Trường Trần Thiện Thanh cũng được xưng tụng là 1 trong tứ trụ nhạc vàng.
Ca sĩ Hùng CườngCa sĩ Hùng Cường sinh năm 1936, qua đời năm 1996, được công chúng yêu nhạc xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng cùng với Duy Khánh, Chế Linh và Nhật Trường. Đó là 4 danh ca vừa có khả năng hát, vừa có khả năng sáng tác nhạc vàng, và là những nam danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc miền Nam vào thập niên 1960 – nửa đầu thập niên 1970. Nếu chỉ xét riêng trong dòng nhạc vàng thì tên tuổi của Hùng Cường có phần yếu thế nhất trong 4 cây “đại trụ” này, nhưng nếu xét về sự đa tài, mức độ tài hoa thì Hùng Cường lại nổi trội hơn cả, vì ông không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc, mà còn là tài tử điện ảnh nổi tiếng, một kép chính cải lương lừng danh và là một trong những nghệ sĩ kịch đầu tiên của miền Nam.
Đông Kha
Hai bài thơ không thể quên
Hai bài thơ không thể quên
Dinh Độc Lập
Xin giới thiệu hai bài thơ về Sai gòn và Miền Nam Việt Nam (VNCH) không thể nào quên trong tâm trí đám học trò Miền Nam trước năm 1975 như bản thân tôi. Tôi nói “không thể nào quên” vì các Cô giáo, Thầy giáo bậc Tiểu học cho học trò học thuộc nằm lòng hai bài này để lên trả bài trong lớp học lấy điểm.
Có lẽ quý vị niên trưởng cũng không quên (nếu các vị còn tỉnh táo, chưa bị dính “Ao-dai-mơ?!”) hai bài thơ như vầy…
*
1-Sài Gòn
Sài Gòn có bến Chương Dương,
Có Dinh Độc Lập, có đường Tự Do,
Phường Chợ Quán, khóm Cầu Kho,
Bến xe Lục Tỉnh, con đò Thủ Thiêm,
Ô tô buýt chạy khắp miền,
Vườn chơi có Thảo Cầm Viên, Tao Đàn...
Bến Thành đã tiếng tăm vang,
Chợ Cầu Ông Lãnh lại càng nên đi...
Xe đò, xe máy, tắc-xi,
Bình Tây, Khánh Hội ngại gì xa xôi!
Chánh Hưng, Phú Nhuận đây rồi,
Thị Nghè, Tân Định nhiều nơi còn chờ...
Trải bao thay đổi đến giờ,
Khắp nơi đã rợp bóng cờ vinh quang,
Sài Gòn, thủ phủ Việt Nam,
Mai ngày kiến thiết, mở mang còn nhiều.
Bảo Vân
2-Tôi yêu tiếng Việt miền Nam
Tôi yêu tiếng Việt miền Nam,
Yêu con sông rộng, yêu hàng dừa cao.
Yêu xe thổ mộ xôn xao
Trên đường khúc khuỷu đi vào miền quê.
Tôi yêu đồng cỏ nắng se,
Nhà rơm trống trải, chiếc ghe dập dềnh.
Tôi yêu nắng lóa châu thành,
Trận mưa ngắn ngủi, gió lành hiu hiu.
Nơi đây tôi mến thương nhiều,
Miền Nam nước Việt mỹ miều làm sao!
Xa xôi hằng vẫn ước ao
Vào thăm vựa lúa xem sao, hỡi mình!
Chừ đây tình đã gặp tình,
Tưởng như trong đại gia đình đâu xa.
Người xem tôi tựa người nhà,
Người kêu thân mật tôi là: Thầy Hai!
Đồng bào Nam Việt ta ơi!
Tôi yêu cặp mắt làn môi thiệt thà.
Nước non vẫn nước non nhà,
Bắc Nam xa mấy vẫn là anh em!
Bàng Bá Lân
Trần Văn Giang
lundi 24 août 2020
Trái đất nhìn từ không gian vào ban đêm
Trái đất nhìn từ không gian vào ban đêm (Hình ảnh của NASA).
My My | July 28,2020
Trên thế giới sự phát triển giữa nông thôn và thành thị vẫn còn tồn tại một khoảng cách rất lớn, cuộc sống về đêm của thành phố vẫn thường sống động và nhộn nhịp hơn, bức tranh đêm cũng càng thêm rực rỡ sắc màu.
Nếu có thể thưởng thức Trái đất từ không gian vào ban đêm, bạn sẽ thấy đại dương và đất liền rải rác với những ngôi sao nhỏ được điểm xuyết trông vô cùng huyền ảo, một vẻ đẹp của sự yên tĩnh đến bất ngờ.
Hãy cùng thưởng thức những bức ảnh ngoạn mục sau đây và bạn có thể tự hào nói rằng đây là trái đất thân yêu của chúng ta.
Bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu. Mặc dù các nước ở Bắc Âu đều đã phát triển, nhưng do dân cư thưa thớt, ánh sáng chiếu rọi lên không được dầy đặc lắm.
So sánh với các quốc gia khắc, các nước ở Địa Trung Hải cũng rực rỡ không kém, giống như những chiếc lá lấp lánh ánh vàng.
Anh và Pháp những nước phát triển cao độ trông rất tươi sáng.
Sắc vàng óng ở miền Đông Hoa Kỳ, đặc biệt khu vực Florida với vẻ đẹp sống động.
Miền bắc Mexico với miền Tây Hoa Kỳ có thể nhìn thấy những ngọn núi gồ ghề.
Quần đảo Caribbean gần phía đông Hoa Kỳ, Cuba và nhiều nước khác.
Khu vực Great Lakes (Ngũ Đại Hồ), thành phố gần đó là nơi quy tụ các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Có thể nói đây là trái tim của Hoa Kỳ, tất nhiên nơi đây cũng rất rực rỡ ánh sáng.
Trung Mỹ kết nối với Hoa Kỳ, nơi đây có kênh đào kinh tế quan trọng nhất thế giới: Kênh đào Panama.
Miền Đông của Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil, hầu hết mọi người đều tập trung ở các thành phố.
Chile – đất nước dài và hẹp nhất thế giới, bên cạnh đó là Argentina với lượng dân cư thưa thớt.
Khu vực chiến tranh liên miên – Vịnh Ba Tư, các nước bờ biển nhiều dầu vẫn rất hưng thịnh.
Biển Đỏ và bán đảo Ả Rập, khu vực sa mạc không có người ở.
Nước Nga gần Đông Âu, các thành phố lớn của Nga gần như tất cả tập trung ở đây.
Khu vực Caspian Sea ở Tây Á, còn có hồ lớn nhất thế giới.
Miền nam châu Phi, rất ít chỗ có ánh sáng, đặc biệt ở gần bờ biển.
Đông Phi và đảo Madagascar, do điều kiện phát triển chưa đủ, vào ban đêm không có ánh sáng.
New Zealand với địa hình phong phú với dân số cả nước khoảng 4,4 triệu người.
Hòn đảo lớn thứ hai thế giới của Quốc gia Độc lập Pa-pua New Guinea và miền bắc Australia.
Nhật Bản, khu vực Kanto hầu như sáng rực.
Trong bối cảnh Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng chỉ có Bắc Hàn là một ngoại lệ với bóng tối bao trùm…
Đài Loan, khu vực phía tây hầu như rất sáng.
Đây là khu vực Đông Nam Á. Hình ảnh đất nước Việt Nam, dải chữ S, ánh sáng thường rơi vào vùng đồng bằng, vùng núi quanh co yên tĩnh trầm mặc.
Thanh Phước chuyển