Mỗi ngày đều uống một cốc trà lớn? Thói quen uống trà này đã sai
Người
ta thường đi đến các cửa hàng đồ uống, mua những cốc cỡ lớn, có thể là
trà xanh, trà ô long hay trà đen, ngoài nước trà còn có thêm đá viên bỏ
vào những chiếc cốc có dung tích khoảng 700 ml. Một cốc trà mát lạnh
uống rất thú vị, uống vào bụng thật quá đã, nhưng cách uống trà này chưa
chắc đã tốt cho cơ thể.
Các
nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng trà có chứa chất chống oxy hóa
như polyphenol và các chất chống oxy hóa khác, là chất dinh dưỡng giúp
cơ thể chống viêm. Đông y cho rằng trà có thể giúp hạ hỏa tốt nhất, mà
hỏa là nguyên nhân của mọi bệnh tật. Tuy nhiên, nếu bạn uống một tách
trà lạnh lớn, nó không chỉ dễ làm tổn thương lá lách và dạ dày, mà còn
làm bạn cảm thấy khát hơn, thậm chí có thể gây béo phì, mệt mỏi và các
triệu chứng khác.
Người
xưa uống trà để dưỡng sinh giữ gìn sức khỏe, và nhiệt độ của trà là một
trong những điểm quan trọng nhất. Trong cuốn "Bản thảo cương mục" có đề
cập đến trà, nói: "Uống trà ấm
sẽ làm hạ hoả do hàn khí bốc lên. Uống trà nóng, trà sẽ mượn hoả khí mà
thăng tán, đồng thời cũng có thể làm giải độc tố của rượu và thức ăn,
đó là công dụng của trà vậy".
Nói cách khác, uống trà có thể cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể, nhưng uống trà ấm và trà nóng mới có hiệu quả.
Bản
thân trà cũng được phân thành tính hàn và tính ấm, nhưng hầu hết đều là
tính hàn. Bác sĩ Diệp Khải Dân, bác sĩ điều trị tại Phòng khám Y học cổ
truyền Trung Quốc Minh Y, chỉ ra rằng uống trà thực sự có lợi ích cho
sức khỏe, nhưng hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào thể chất từng người.
Những người trẻ tuổi tỳ vị khỏe mạnh, uống hơi nhiều trà cũng không có
vấn đề gì. Tuy nhiên, những người thể chất hư hàn và yếu nhược, nên lựa
chọn trà cẩn thận để uống, hoặc tuyệt đối không uống, nếu không sẽ dễ
làm lạnh tỳ vị, tổn hại nguyên khí. Những người dạ dày kém, hay bị tiêu
chảy và đau dạ dày cũng nên chú ý.
Một
điểm quan trọng khác của việc uống trà là lượng uống. Trà phù hợp với
việc uống nhâm nhi từng chén nhỏ. Đặc biệt là trà xanh, trà núi cao (trà
ô long nướng (sao) nhẹ) và các loại trà có tính hàn khác, uống nhiều dễ
gây tổn thương dạ dày. Hồng trà (trà đen) có tính ấm và ít gây hại cho
dạ dày, nhưng "trà đen có tính ngưng tụ, nếu uống quá nhiều, sẽ cảm thấy nước tích tụ trong dạ dày, không thể hấp thụ và tiêu hóa được", bác sĩ Diệp Khải Dân nói.
Nếu
có thể chọn mua loại trà tốt, tự mình pha để uống là tốt nhất. Bởi vì
có một số thức uống từ trà có giá rẻ có thể được sử dụng từ trà rẻ tiền
không rõ nguồn gốc.
-
- Trà có tính hàn, nếu thêm đá, uống nhiều vào cơ thể, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ (Shutterstock)
Các loại trà khác nhau phù hợp với những người khác nhau
Trên thị trường có nhiều loại trà phổ biến như trà xanh, trà ô long, trà đen và các loại trà khác. Làm thế nào để lựa chọn?
Trà xanh:
Không trải qua quá trình lên men, trà sau khi hái được làm khô trực
tiếp, có tính hàn nhất, không thích hợp để người bình thường uống như
một loại trà dưỡng sinh. Tuy nhiên, người có hỏa khí cao, tỳ vị khỏe
mạnh có thể uống với lượng vừa phải.
Mùa
hè nóng bức cũng rất thích hợp để uống trà xanh, có thể giúp giải
nhiệt. Trà thường có tính lạnh nên mùa hè là mùa uống trà thích hợp
nhất, còn mùa đông, ngược lại không được uống trà tùy tiện, đặc biệt là
trà xanh.
Trà ô long:
cũng được gọi là trà xanh, là một loại trà bán lên men, tùy theo mức độ
sao nhiều hay sao ít có thể chia thành trà sống sao nhẹ (ví dụ: trà cao
sơn), trà sống sao trung bình (ví dụ: trà ô long Đông Đỉnh), và trà sao
kỹ (chẳng hạn như dòng Thiết quan âm).
Trà
cao sơn vẫn giữ được hương vị tươi ngọt của lá trà, nhưng tính vẫn hàn
lạnh, uống nhiều hại dạ dày; trà nửa sống nửa chín bởi vì thời gian sao
lâu hơn nên có tính ấm hơn; Trà càng có tính ấm như trà ô long sao kỹ,
bởi vì hoả khí nặng hơn nên thường không thích hợp với người sợ nhiệt,
tính nóng, người dễ nổi nóng.
"Đối với những người không biết uống trà, trước hết nên uống trà ô long sao vừa". Bác sĩ Diệp Khải Dân chỉ ra rằng loại trà này thích hợp để uống quanh năm. “Nếu uống mà bụng không cảm thấy khó chịu thì sau đó có thể chuyển sang uống trà ô long sao nhẹ, trà xanh".
Ngoài ra, những người muốn uống trà cao sơn nhưng sợ đau bụng có thể
yêu cầu người bán sao thêm một lần nữa để thành trà nửa sống nửa chín
rồi mới uống.
-
- Những người không biết loại trà nào phù hợp với họ có thể uống trà ô long sao vừa trước. (Shutterstock)
Hồng trà (trà đen): là trà lên men hoàn toàn, tính chất hơi ấm. Những người thân thể dễ bị khô nóng nên chú ý đến lượng trà đen mà họ uống.
Nói
chung, trà không thích hợp để uống khi bụng đói, đặc biệt là trà xanh
và trà ô long. Tuy nhiên người Anh thích uống trà, ngay khi thức dậy vào
buổi sáng, họ sẽ uống một tách trà đen nóng, chính vì trà đen có tính
ấm, ít gây hại cho dạ dày.
Vào thời tiết lạnh, cũng thích hợp để uống trà đen nóng, trà ô long sao vừa hoặc sao kỹ.
Tuyệt chiêu uống trà: Uống trà để lâu năm để dưỡng sinh
Về
việc uống trà, có một bí quyết dưỡng sinh, đó là: mua trà mới làm xong
về cất trữ trong nhiều năm, nó sẽ trở thành trà để lâu năm, có tác dụng
dưỡng sinh tốt.
Nói chung,
trà xanh, trà ô long và các loại trà khác chưa được lên men hoàn toàn
có thể trở thành trà để lâu năm sau khi được bảo quản hơn 3 năm. Nhưng
trà đen lên men hoàn toàn không thích hợp để làm trà để lâu năm.
Bác
sĩ Diệp Khải Dân chỉ ra rằng trà vị hàn đắng càng để lâu thì tính chất
càng ôn bình và có tác dụng của dược liệu. Người bình thường và người
già muốn uống nhiều trà để dưỡng sinh nâng cao sức khỏe, tốt nhất nên
uống trà để lâu năm, có thể thanh trừ hư hỏa, lại không quá đắng và
không lạnh. Ông mô tả nó giống như rượu mới ủ thì rất cay nồng, làm hại
cơ thể, trong khi rượu ủ càng để lâu thì càng ôn nhuận.
Bác sĩ Diệp Khải Dân chia sẻ: “Ông cố của tôi đã từng mua hàng chục cân trà, uống cho đến hơn 90 tuổi, và trà trở thành trà lâu năm”.
Ông cười, khuyên mọi người cũng có thể mua thêm trà xanh, trà ô long
loại ngon về dự trữ để uống dần, trở thành loại trà để lâu năm với nhiều
tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Theo Tô Quan Mễ - The Epoch Times
REF
Đức Nhã biên dịch