LÒNG QUẢNG ĐẠI
Có một quả tim bao la, một lòng quảng đại nghĩa là gì?
Một lần trong một trận bóng chày ở trường trung học, một trọng tài đã xử bất công cho đội chúng tôi. Cả đội tức tối, chúng tôi hét lên giận dữ chống ông, thóa mạ ông, kêu tên ông ra chửi, lớn tiếng trút cơn giận của mình. Nhưng một trong các bạn trong đội không làm theo. Thay vì la hét trọng tài, anh cố gắng chận chúng tôi đừng la hét. “Bỏ qua đi!” Anh cứ lặp đi lặp lại với chúng tôi: “Bỏ qua đi! Chúng ta lớn hơn thế!” Lớn hơn gì cơ chứ? Anh không nói đến sự non nớt của trọng tài, nhưng đến sự non nớt của chúng tôi. Và chúng tôi “không lớn hơn thế” ít nhất là trong lúc này. Chắc chắn tôi không thể nuốt được bất công. Tôi chưa đủ lớn.
Nhưng có cái gì đã ở lại trong lòng tôi sau sự cố này. Thách thức phải “lớn hơn” bên trong sự việc đã làm chúng ta yếu đi. Tôi vẫn không làm được, không phải luôn luôn, nhưng tôi là người tốt hơn, quảng đại hơn khi tôi làm, cũng như tôi sẽ là người thấp hơn, nhỏ nhen hơn khi tôi không làm được.
Nhưng cũng như các bạn đồng đội của chúng tôi đã thách thức chúng tôi trong những năm qua, chúng tôi phải tiếp tục “lớn hơn” giây phút nhỏ nhen lúc đó. Lời mời gọi này nằm ở trọng tâm thách thức đạo đức của Chúa Giêsu trong Các Mối Phúc. Ngài mời gọi chúng ta có một “đức tính sâu đậm hơn các người biệt phái và các luật sĩ.” Và có nhiều điều ẩn giấu trong đó hơn là những gặp gỡ đầu tiên với những nhà luật sĩ và người biệt phái, vì những người này rất đạo đức. Họ cố gắng trung thành với lề luật đức tin, họ là những người có lòng tin và giữ công lý nghiêm ngặt. Họ không bất công như các trọng tài! Nhưng bên trong lòng tốt này thiếu một cái gì mà Các Mối Phúc mời gọi chúng ta, một lòng quảng đại nào đó để có quả tim và tinh thần khá lớn, để vươn lên, để không bị yếu, để lớn hơn trong một khoảng khắc nhất định.
Cho phép tôi đưa ra một chuyện về điều này: Đức Gioan-Phaolô II là giáo hoàng đầu tiên chống án tử hình. Điều quan trọng cần lưu ý là ngài không nói án tử hình là sai. Kinh thánh nói chúng ta có quyền thi hành án tử hình. Đức Gioan-Phaolô II cũng thừa nhận. Tuy nhiên, và đây là bài học, ngài nói, khi chúng ta có thể thực thi công lý bằng bản án tử hình, nhưng chúng ta không nên làm điều đó vì Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm một cái gì cao hơn, cụ thể là tha thứ cho kẻ có tội và không xử tử họ. Đó là lòng quảng đại, là lớn hơn ở thời điểm chúng ta nắm bắt nó.
Thánh Tôma Aquinô, trong sự khôn ngoan về đạo đức của ngài, ngài đã làm một phân biệt mà chúng ta ít nghe thấy, cả ngoài đời lẫn trong giảng dạy của nhà thờ. Ngài nói, có một vài chuyện có thể là tội đối với người này, mà không là tội đối với người kia. Về thực chất, một cái gì đó có thể là tội cho một người có trái tim quảng đại, ngay cả khi nó không phải là tội đối với người thấp bé và có trái tim nhỏ. Đây là ví dụ: trong một bình luận đầy thách thức cực kỳ khó, Thánh Tôma Aquinô đã viết, thật là tội lỗi khi từ chối khen một người thực sự xứng đáng, vì khi làm như vậy chúng ta từ chối một phần thức ăn mà người đó cần để sống. Trong việc giảng dạy điều này, Thánh Tôma rõ ràng cho rằng, chỉ là tội đối với một người có lòng quảng đại, rộng lượng và có một mức độ trưởng thành nhất định. Một người chưa trưởng thành, ích kỷ và nhỏ mọn thì không có cùng mức độ đạo đức và thiêng liêng.
Làm thế nào có thể, tội không còn là tội, dù đó là người như thế nào? Không phải lúc nào cũng vậy. Có một cái gì là tội hay không là tội tùy thuộc vào chiều sâu và mức độ trưởng thành trong mối quan hệ. Chúng ta hình dung chuyện này: một người đàn ông và vợ mình có mối quan hệ sâu sắc, nhạy cảm, quan tâm, tôn trọng và thân mật đến mức các biểu hiện nhỏ nhất của tình cảm hoặc coi thường là đủ để cho họ hiểu. Chẳng hạn, buổi sáng khi họ chia tay nhau đi làm, khi nào họ cũng có một biểu lộ tình cảm, như một nghi thức chia tay. Bây giờ, nếu một trong hai bỏ biểu lộ này vào một buổi sáng bình thường, khi không có lý do gì đặc biệt, thì đó không phải là chuyện nhỏ, chuyện vô tình. Có một cái gì lớn ở đây. Ngược lại, nếu một cặp vợ chồng khác có mối quan hệ ít gần gũi, ít quan tâm, ít tình cảm, ít tôn trọng và không có thói quen thể hiện tình cảm khi chia tay. Quên như vậy sẽ không có nghĩa gì. Không nhẹ, không có ý định, không có hại, không có lỗi, chỉ là thiếu quan tâm như bình thường. Đúng, một số điều có thể là tội cho người này mà không tội cho người kia.
Chúng ta được Chúa Giêsu mời gọi để những gì tốt nhất trong chúng ta trở nên đủ lớn, để có trái tim và tâm trí, để biết là có tội nếu không khen, để biết dù Kinh Thánh cho phép chúng ta thi hành án tử hình, nhưng chúng ta vẫn không nên làm, và để biết rằng chúng ta là những người tốt hơn khi chúng ta lớn hơn bất kỳ chuyện gì nhỏ bé mà chúng ta trải qua trong một thời điểm nhất định.
Rev. Ron Rolheiser, OMI
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire