jeudi 24 avril 2014

Sư Tử Có Ðôi Cánh


Khách du lịch đến thưởng ngoạn Venezia, một thành phố mơ mộng nằm trên sông nước và được làm tăng thêm vẻ đẹp bằng những công trình kiến trúc độc đáo cũng như bằng những tác phẩm nghệ thuật thời danh nằm ở mạn đông bắc Italia, không thể bỏ qua công trường Marcô, công trình mang tên của vị thánh bổn mạng của thành phố Venezia và cũng là vị thánh Giáo hội mừng kính hôm nay.
Trên con đường tiến gần đến công trường Marcô, du khách nhìn thấy một con sư tử có đôi cánh đứng sừng sững trên một ngọn tháp cao. Hình sư tử này nhắc đến sự nghiệp viết sách Phúc Âm đầu tiên của thánh Marcô, như chứng từ của sử gia Papias, sinh sống vào cuối thế kỷ thứ hai viết như sau:
"Marcô, người thông ngôn của Phêrô, đã viết ra đúng những gì nhớ được, tuy không theo thứ tự, về những điều Ðức Kitô đã nói và đã làm. Marcô không trực tiếp nghe Chúa giảng, cũng không phải là môn đệ của Ngài. Nhưng ông đã tháp tùng Phêrô, người đã giảng dạy theo những gì ông cảm thấy cần thiết, chứ không phải chủ tâm thuật lại lời Chúa một cách có hệ thống".
Marcô là người thông ngôn và lãnh trách nhiệm chép lại những lời Phêrô giảng, vì thế không lạ gì ở cuối bức thư thứ nhất, Phêrô gọi ông là "Marcô, người con của tôi".
Ngoài sự gần gũi với thánh Phêrô, Marcô cũng tiếp xúc lân cận với Phaolô, bắt đầu vào lần gặp gỡ đầu tiên vào năm 44, khi Phaolô và Barnaba đưa về Giêrusalem số tiền cộng đoàn Antiokia quyên được để trợ giúp cộng đoàn Mẹ. Khi trở về, Barnaba đem theo Marcô, là cháu của ông.
Sau đó, trong khi đồng hành với Phaolô và Barnaba để hoạt động truyền giáo ở đảo Cypre, vì một sự bất đồng ý kiến nào đó, Marcô đã bỏ về Giêrusalem. Vì lý do này, trong chuyến truyền giáo thứ hai, Phaolô đã nhất quyết không cho Marcô theo, mặc dù Barnaba tha thiết yêu cầu. Sự kiện này đã gây đổ vỡ đến sự cộng tác giữa Phaolô và Barnaba.
Nhưng trong những ngày cuối đời, khi chờ đợi ngày hành quyết, Phaolô đã viết thư nhắn với Timôthê: "Hãy đem cả Marcô đến nữa, vì tôi cần sự giúp đỡ của anh ấy lắm". Bạn bè người ta muốn gặp trong những ngày cuối đời phải là những người đồng sinh đồng tử!
Những chi tiết khác nhau đó của cuộc đời của thánh Marcô không lấy gì làm chắc. Có tài liệu cho là thánh nhân chết tự nhiên. Tài liệu khác lại cho là thánh nhân được phúc tử đạo. Vương cung thánh đường tại công trường Marcô ở Venezia tự hào là còn giữ lại hài cốt của Ngài.
Trong cuộc sống, Marcô đã chu toàn bổn phận mà mọi người Kitô được kêu gọi phải thực thi: Ðó là rao giảng Tin Mừng và làm chứng về Ðức Kitô. Marcô đã thực hiện công việc này đặc biệt qua công tác viết sách Phúc Âm, những người Kitô khác qua kịch nghệ, âm nhạc, thơ phú hay qua việc dạy đạo cho con em quanh bàn ăn của gia đình hoặc qua cuộc sống chứng tá trong những sinh hoạt và nếp sống hằng ngày.
Chén cơm trong ngày

mercredi 23 avril 2014

Mẹo vặt vệ sinh trong nhà

 

Mẹo vặt vệ sinh trong nhà
Đơn giản hóa công việc vệ sinh nhà cửa với 15 bí quyết tuyệt vời sau đây.
 
Mặc dù vệ sinh nhà cửa không phải là công việc yêu thích của nhiều người nhưng phần kết quả luôn khiến chúng ta thực sự hài lòng và vui vẻ. Nếu bạn thực sự muốn ngôi nhà của mình sạch bóng, lấp lánh và thơm tho thì bạn phải đầu tư công sức làm sạch nó một cách triệt để.
Để đơn giản hóa công việc vệ sinh nhà cửa giúp bạn, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các bí quyết tuyệt vời sau đây:
1. Làm sạch tủ bếp bằng gỗ
Tủ bếp tích lũy rất nhiều loại chất bẩn khác nhau, lâu ngày sẽ khiến bề ngoài của nó trở nên xấu xí. Bạn có thể khắc phục vấn đề này bằng hỗn hợp tẩy rửa tự chế tại nhà. Pha trộn 1 phần dầu thực vật với 2 phần bột baking soda, bôi hỗn hợp lên vết bẩn, dùng một miếng bọt biển/bàn chải/miếng vải để lau chùi.
2. Làm sạch đồ chơi trẻ em
Đồ chơi trẻ em, đặc biệt là những miếng nhỏ thường bám rất nhiều bụi bẩn. Nếu làm sạch từng cái một thì sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức của bạn. Vì vậy, hãy chọn giải pháp đơn giản và hiệu quả hơn là bỏ tất cả chúng vào một chiếc túi giặt, rồi giặt bằng máy như bình thường. Sau đó, chỉ cần đổ chúng ra một chiếc giỏ, để khô.
3. Làm sạch bàn là với muối biển
Việc làm sạch bàn là rất đơn giản nếu bạn biết đến mẹo nhỏ sau. Đầu tiên, rải muối biển lên một miếng vải, bật bàn là ở mức nhiệt cao nhất (nhớ tắt chế độ phun hơi nếu có) và sau đó là lên lớp muối. Các vết bẩn gặp muối sẽ tự động biến mất và trả lại bề mặt sạch sẽ và sáng bóng cho chiếc bàn là của bạn.
4. Tẩy trắng ruột gối bị ố vàng
Thật khó chịu khi phải nhìn thấy và sử dụng những chiếc ruột gối ngả màu ố vàng. Nhưng tin tốt là bạn hoàn toàn có thể khắc phục nó. Chỉ cần giặt gối với đầy đủ các thành phần theo công thức sau đây: 1 cốc bột giặt, 1 cốc nước tẩy, 1/2 cốc bột hàn the và nước thật nóng.
5. Đánh bóng đồ gỗ bị trầy xước
Nếu bạn có một chiếc bàn gỗ (hoặc bất kỳ đồ dùng bằng gỗ nào) bị trầy xước và xấu xí, đừng vội thay cái mới mà hãy thử đánh bóng lại với một chút giấm và dầu ô liu xem sao. Trộn lẫn 1/2 chén giấm ăn với 1/2 chén dầu ô liu, nhúng một miếng vải vào dung dịch và chà xát lên mặt gỗ. Các vết trầy xước sẽ hoàn toàn biến mất và trả lại vẻ bóng đẹp như mới.
6. Loại bỏ vết nhiệt trên đồ nội thất
Nếu bạn vô tình tạo ra vết nhiệt màu trắng trên đồ nội, để loại bỏ chúng, bạn sẽ cần phải sử dụng nhiều nhiệt và độ ẩm hơn. Làm ẩm 3 - 5 chiếc khăn rồi đặt lên các vết bẩn. Bật bàn là ở mức nhiệt nóng nhất, ủi lên lớp khăn trong khoảng 15 giây.
7. Làm sạch ghế sofa bọc vải
Để làm sạch ghế sofa bọc vải, đặc biệt là vải nhung, vải da lộn, vải lông tuyết, bạn cần đến một miếng bọt biển màu trắng (loại không phai màu) và cồn. Đổ cồn vào trong bình xịt và xịt đều lên bề mặt vải cần làm sạch. Sau đó, dùng bọt biển chà sạch. Để khô tự nhiên.
8. Làm sạch vòi nước phòng tắm
Thay vì sử dụng các sản phẩm làm sạch có hoặc không độc hại, hãy thử một cách tiếp cận tự nhiên hơn. Ví dụ, bạn có thể làm sạch vòi nước trong phòng tắm với chanh tươi. Cắt đôi quả chanh tươi và chà xát trực tiếp lên vòi nước cho đến khi vết bẩn tan hết và đạt độ bóng mong muốn.
9. Làm sạch bầu sen của vòi tắm
Để làm sạch bầu sen của vòi tắm bạn chỉ cần chuẩn bị giấm trắng và một chiếc túi ni-lông. Đổ giấm vào túi và buộc nó quanh phần bầu sen, ngâm trong 1 giờ đồng hồ. Sau đó, rửa sạch với nước.
10. Làm sạch kiềng bếp nấu
Hầu hết các gia đình đều bỏ qua việc vệ sinh bếp nấu, nhất là những chiếc kiềng và vỉ vì chúng dính quá nhiều dầu mỡ, thức ăn. Không một ai muốn động tay vào những thứ bẩn thỉu đến như vậy. Tuy nhiên, bạn có thể vệ sinh chúng dễ dàng và nhanh chóng với sự trợ giúp của dung dịch amoniac.
Đổ 1/4 chén amoniac vào một chiếc túi ni-lông, cho kiềng bếp bẩn vào trong túi, buộc kín lại và để qua đêm. Sáng hôm sau, dùng một miếng bọt biển hoặc giẻ cọ sạch, rửa lại với nước và để ráo. Chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ vì không còn lại một chút dấu vết dầu mỡ nào.
11. Làm sạch thớt gỗ
Thớt gỗ lưu lại vô số vết bẩn và mùi thức ăn, do đó, bạn cần làm sạch chúng một cách triệt để. Hãy chuẩn bị: 2 thìa giấm ăn, 1 chén nước sạch, 1/2 quả chanh tươi, một ít muối biển và một chiếc khăn sạch. Đầu tiên, lau thớt bằng dung dịch giấm ăn pha với nước. Tiếp theo, nhúng nửa quả chanh vào muối biển và chà xát khắp bề mặt thớt. Cuối cùng, rửa sạch lại với nước.
12. Làm sạch vết bút lông dầu trên đồ nội thất
Nếu đứa con nhỏ của bạn vô tình vẽ bút lông dầu lên đồ nội thất hoặc sàn nhà thì cũng đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể làm sạch chúng. Đầu tiên, bôi một ít kem đánh răng vào vết bút lông dầu rồi dùng vải ẩm để lau sạch.
13. Làm sạch thảm lông
Một số vết bẩn có khả năng bám cứng lấy tấm thảm của bạn, làm chúng trở nên xấu xí vô cùng. Không quan trọng sản phẩm nước vệ sinh bạn đang sử dụng là gì nhưng có một giải pháp khắc phục tuyệt vời cho trường hợp này. Phun dung dịch vệ sinh trực tiếp lên vết bẩn, phủ một miếng vải hoặc khăn lên trên và dùng bàn là đã nóng là cho đến khi vết bẩn bay đi hoàn toàn.
14. Đánh bóng đồ bạc
Muối và bột baking soda là hai nguyên liệu bình dân thường được sử dụng trong các sản phẩm làm sạch tại nhà. Nhưng tại sao không kết hợp chúng với nhau? Nếu bạn làm điều này, bạn sẽ có một hỗn hợp tuyệt vời để đánh bóng đồ dùng bằng bạc trong nhà. Pha trộn muối và bột baking soda theo tỉ lệ 1/1.
15. Làm sạch miếng bọt biển rửa bát
Miếng bọt biển rửa bát ẩn chứa vô số vi trùng bên trong và việc làm sạch chúng là rất cần thiết. Bởi vì, làm sao đồ dùng nhà bếp của chúng ta có thể sạch sẽ khi được rửa bằng một miếng rửa bát bẩn thỉu. Để làm sạch, bạn chỉ cần bỏ chúng vào lò vi sóng và quay trong 5 phút. Mọi loại vi trùng đều bị "giết chết".
P.A chuyển 


VỪA LÀ THỰC PHẨM VỪA LÀ CHẤT TẨY RỬA LÀM SẠCH.

Chắc ai cũng biết sốt cà chua (ketchup) rất ngon nhưng bạn có biết rằng nó cũng hiệu quả trong việc đánh bóng đồ đồng? Tuy nhiên, nó không phải là gia vị duy nhất hoặc thực phẩm có nhiều ứng dụng. Trong thực tế, nhiều thức ăn chúng ta dùng hàng ngày cũng mang đến những tác dụng khác ngoài việc thoả mãn nhu cầu về ăn uống.

Dưới đây là vài loại thực phẩm có 2 công dụng: dinh dưỡng và làm sạch. Nếu bạn nhớ đuợc chúng thì bạn sẽ tiết kiệm được nhiều tiền.

1. Vỏ chuối đánh bóng đồ bạc

Bạn đừng bao giờ vứt bỏ vỏ chuối nếu bạn có bộ sưu tập bằng bạc quý giá đang bị mờ, hãy dùng phần bên trong vỏ chuối để chà lên đồ bạc và bạn sẽ thấy chúng sáng loáng như mới.
alt
2. Vỏ dưa leo xóa những vết bẩn trên tường và bàn

Theo Saudia Davis, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Greenhouse Eco-Cleaning, dưa leo là sản phẩm làm sạch rất linh hoạt. Vỏ của chúng có thể loại bỏ dấu vết trên bàn và tường; nếu bạn muốn gương phòng tắm không bị mờ khi bạn ra khỏi phòng tắm, chỉ cần chà xát vỏ dưa trên nó trước khi bạn bắt đầu mở nước.
alt
3. Dùng sốt cà chua để làm sáng nồi và chảo bằng đồng

Bạn chỉ cần dùng miếng vải có thấm sốt cà chua và thoa lên bất cứ đồ đồng nào cần đánh bóng, để như vậy từ 5 đến 30 phút, chất acids trong gia vị đó sẽ xóa đi những vết xỉn hoặc mờ trên món đồ.
alt
4. Hành sống làm sạch vỉ nướng

Để bỏ đi tất cả dầu mỡ và những chất bẩn còn sót lại trên vỉ nướng, trước hết hãy bật nóng vỉ nướng để làm cháy hết những thức ăn hoặc chất bẩn còn bám lại, sau đó bạn chỉ cần ghim một nửa củ hành sống vào một cây nĩa lớn và chà lên vỉ nướng.
alt
5. Dùng quả óc chó (walnut) để xóa đi các vết trầy trên đồ gỗ

Sau khi bỏ vỏ, dùng quả walnut để chà dọc theo vết trầy. Kế tiếp là dùng ngón tay bạn thoa lên vết trầy để giúp dầu thấm vào gỗ. Đợi 5 phút và sau đó dùng vải mềm để lau thêm. Hy vọng sẽ không có vết trầy trên đồ gỗ đó nữa.

6. Lát bánh mì trắng giúp nhặt những mảnh vỡ thủy tinh

Khi cần phải nhặt những mảnh vỡ nhỏ thủy tinh thì cách đơn giản nhất là dùng 1 lát bánh mì của Wonder Bread, thấm ướt và chậm nhẹ lên những mảnh vỡ, chúng sẽ dính vào bánh mì.
alt
7. Gạo làm sạch máy xay cà phê

Lấy một ít gạo bỏ vào máy xay và xay cho đến khi thành bụi. Khi bạn đổ bụi đó ra thì những hạt cà phê hay những phần gia vị còn sót lại trong máy xay cũng đi theo lớp bụi đó. Sau đó bạn có thể lau sạch lại bằng giấy ướt.

8. Dầu olive tẩy nhựa

Có thể một trong những đứa con của bạn sau khi chơi ngoài trời, chạy vào nhà ngồi hay nằm dài lên ghế sẽ làm dính nhựa lên ghế. Bạn chỉ cần thoa một muỗng canh dầu oliu trên một miếng vải và chà lên khu vực bị dính, nhựa sẽ từ từ bị lỏng ra.
9. Bột ngô giúp xóa vết dầu mỡ trên vải

Chỉ cần rải bột ngô lên trên vết dầu mỡ và đợi khoảng 15-20 phút. Bột ngô sẽ hút hết các chất bẩn trên vải. Dùng máy hút bụi để làm sạch bột và sau đó giặt miếng vải theo cách thường ngày của bạn.

10. Dùng Coca-Cola để làm sạch bồn cầu

Chất acids trong Coca-Cola giúp xóa đi những vết bẩn trong bồn cầu. Bạn hãy đổ một lon nước ngọt vào bồn cầu và giữ như vậy trong một giờ, chất acids trong nước Coca sẽ tẩy đi những vết dơ. Sau đó, chà và xả nước, bạn sẽ thấy bồn cầu sáng loáng.
alt

lundi 21 avril 2014

Chúa Ki-tô Vinh Quang và cộng đoàn Giao Ước mới


 
Chúa Ki-tô Vinh Quang và cộng đoàn Giao Ước mới
Gioan 20-21
 
Mầu nhiệm Thương Khó và Phục sinh là hai thì của một mầu nhiệm: Chúa Giêsu được tôn vinh:
thì thứ nhất là tôn vinh trên thập giá, thì thứ hai là Chúa tỏ Vinh Quang cho cộng đoàn của Giao Ước Mới.
Trong thì thứ nhất, chúng ta đã thấy cả lịch sử Cứu Độ trong Cựu ước được làm mới: tạo dựng mới, Ixaac mới, xuất hành mới, Giao ước mới và điều răn mới, Đền Thờ mới, Đất Hứa mới… tất cả trong Chúa Giê-su và nhờ Chúa Giê-su: Khởi Đầu Mới (Phụng vụ Vọng Phục Sinh có các bài đọc Cựu Ước tương ứng với các chủ đề trên: tạo dựng, Ixaac, Xuất Hành, Giao Ước, Giao Ước mới).
Không có sách Tin Mừng nào kể việc Chúa sống lại, vì đâu có ai ở trong mộ mà thấy! Tất cả bốn sách tin Mừng và lời rao giảng của các tông đồ chỉ kể lại kinh nghiệm gặp gỡ Chúa Giê-su phục sinh. Gioan kể những cuộc gặp tại Giê-ru-sa-lem (chương 20) và tại Biển Hồ (chương 21). Chúng ta sẽ lần lượt đọc hai chương này.
Trước hết nên chú ý tới lối viết của Gioan, rất giống nghệ thuật điện ảnh hiện đại, vì điện ảnh là kể chuyện bằng hình ảnh, kể chuyện thì dùng lời. Điện ảnh thì người xem phải “nối” các hình hoặc chuỗi hình với nhau. Nghe kể chuyện thì phải để cho lời kể vào qua lỗ tai, tác động trên trí tưởng tượng và tình cảm của mình. Con nít nghe kể chuyện thì thấy như mọi sự đang xảy ra trước mắt, và phản ứng bằng vui, buồn, lo, sợ… Tin mừng Gioan không chỉ súc tích, nhiều tầng ý nghĩa, nhiều cách qui chiếu với Cựu Ước như chúng ta đã thấy trong Cuộc Thương Khó; nhưng còn là bậc thầy trong nghệ thuật kể chuyện. Ta cần nghe với tâm tình và thái độ trẻ thơ.
Ngày thứ nhất trong tuần tức là ngày chúa nhật của chúng ta. Người Do Thái nghỉ ngày thứ bảy để tham dự vào sự nghỉ ngơi của Thiên Chúa (Xh 20,11) và để nhớ Chúa đã giải thoát khói ách khổ sai bên ai Cập (Đnl 5,14-15). Ngày thứ nhất bắt đầu khi mặt trời lặn buổi chiều ngày thứ bảy.  
 
Ngày thứ nhất là ngày Thiên Chúa bắt đầu tạo dựng.
Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm” (St 1,1-2).
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phê-rô và người môn đệ Chúa Giê-su thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20, 1-2).
Tôi xin phép đọc đoạn mở đầu này như xem một đoạn phim để giúp bạn đọc làm quen với cách đọc này. Câu mở đầu của Gioan 20 và câu mở đầu của sách Sáng thế có nhiều yêu tố giống nhau: trời còn tối thì đâu đã thấy được hình dạng rõ ràng, cửa mộ mở toang như vực thẳm. Cái chưa có hình dạng và bóng tối xâm nhập tâm trí bà Maria Mac-đa-la. Chúng ta nghe tiếng động đầu tiên: bước chân phụ nữ chạy. Tiếng gõ cửa. Hai người đàn ông thò đầu ra. Giọng phụ nữ hốt hoảng: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ”: người ta là ai? Bà đã vô mộ đâu mà biết người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ? Dĩ nhiên làm sao biết họ để Người ở đâu! Bà lại gọi Người là “Chúa” nữa ! Là Chúa thì ai mà đem đi được? Trong cái hoang vu của ngôi mộ mở toang giữa bóng đêm, tất cả đều hoang mang. Nhưng câu thứ hai của bà gợi lại câu hỏi đầu tiên của hai môn đệ: “Rabbi, Thầy ở đâu?” (Ga 1,38). Maria Mac-đa-la trong bối cảnh này cũng gợi lại hình ảnh và lời các bà đỡ chống chế với Pharao về việc để cho con trai Hip-ri sống: “Chúng tôi đến chưa kịp thì họ đã sanh rồi”. “A-đam mới” nằm trong mộ như bào thai trong lòng mẹ, bà đỡ tới thì đã ra rồi và “Họ đã đem đi rồi”.
Tuy nhiên bà “phản” đạo diễn, vì đạo diễn ra lệnh cho trên màn hình cho thấy chỉ có mình bà đi ra mộ, thế mà bà lại nói “Chúng tôi không biết”. Chúng tôi là những ai? Tại sao “đạo diễn” lại cho thấy một mình bà Maria Mac-đa-la? Chúng ta sẽ phải chú ý đặc biệt tới nhân vật này. Xin nhớ lại cảnh đứng gần thập giá, ta chỉ thấy thân mẫu, Dì Maria và bà Maria Mac-đa-la, cho tới khi máy quay phim đưa hình từ tầm mắt của Chúa Giê-su chúng ta mới thấy người môn đệ Chúa Giê-su thương mến đứng bên thân mẫu. Bây giờ thì chúng ta thấy hai người đàn ông, Simon Phê-rô (đã biến khỏi màn hình từ lúc gà gáy cái đêm trong dinh thượng tế) và người môn đệ Chúa Giê-su thương mến đã “đón Đức Mẹ về nhà mình” từ trên Núi Sọ, sau khi được “sinh làm con” của thân mẫu Chúa Giê-su, có Dì Maria và bà Maria Mac-đa-la chứng kiến. Chúng ta chờ Dì Maria tới gọi, nhưng không phải. “Bà đỡ” tới báo tin vui: “Sanh rồi, mà không biết họ để ở đâu”.
Bây giờ thì hai người đàn ông vọt ra khỏi cửa, chạy đi xác minh và làm chứng. Một người “nhà”: “người môn đệ Chúa Giê-su thương mến”, đứa “con mới” của thân mẫu đã trở thành E-và mới; và một người đã trở thành “xa lạ” vì ba lần chối không biết, không có liên hệ gì với Chúa Giêsu. Tiếng bước chân hai người đàn ông cùng chạy. Người môn đệ kia nhanh chân hơn, tới trước. Ông không vào, chỉ cúi nhìn vào, thấy các băng vải còn đó… Ông Phê-rô tới sau, chạy thẳng vào bên trong và thấy rõ hơn: khăn che đầu cuốn riêng ra một nơi, không để lẫn với các băng vải. Người tới trước vào theo, và cũng thấy như vậy. “Ông đã thấy và ông đã tin”. Thế là hai nhân chứng kiểm tra đúng phương pháp: người tới trước đứng chờ, nhìn vào đã thấy, tuy chưa hoàn toàn rõ. Ông chứng kiến ông Phê-rô đi vào, rồi ông vào sau. Như vậy không ai làm xáo trộn hiện trường, và hai người thấy như nhau. Ông “người nhà” thấy và tin, nhưng không nói tin cái gì. “Thực ra, trước đó hai ông chưa hiểu rằng theo lời Kinh Thánh thì Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”; vậy nếu như đã hiểu Kinh Thánh thì khỏi cần chạy ra mộ kiểm chứng! Rồi cả hai ông lững thững ra về.
Nhìn hai ông quay lưng đi, ta bỗng nghe tiếng phụ nữ thút thít. Bà Maria Mac-đa-la trở lại từ hồi nào và đang khóc bên mộ. Trở lại cảnh bà Maria Mac-đa-la một mình ra mộ lúc trời còn tối rồi chạy về la hoảng, ta lại nhớ sách Diễm Ca, đã được gợi lên từ chuyện xức dầu ở Bê-ta-ni-a.
Suốt đêm trên giường ngủ, tôi tìm người lòng tôi yêu dấu, tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp. Vậy tôi sẽ đứng lên, đi rảo quanh khắp thành, nơi đầu đường cuối phố, để tìm người yêu dấu của lòng tôi… Bọn lính gác gặp tôi, tôi hỏi họ: “Các anh có thấy chăng người lòng tôi yêu dấu?” Vừa rời họ, tôi đã gặp người lòng tôi yêu dấu. Tôi vội níu lấy chàng và chẳng chịu buông ra cho đến khi đưa vào nhà thân mẫu, tới khuê phòng người đã cưu mang tôi” (Dc 3,1-4).
Ở chương 5, người yêu gõ cửa giữa đêm khuya, nàng không chịu mở. Đến khi nghĩ lại và mở thì người yêu đã bỏ đi rồi. “Chàng đi rồi hồn tôi như đã mất, tôi đi tìm chàng mà đâu có gặp, tôi mãi gọi chàng, không một tiếng đáp… Bọn lính gác gặp tôi, chúng đánh tôi đến mang thương tích. Này thiếu nữ Giê-ru-sa-lem, tôi van nài các bạn: gặp người tôi yêu dấu các bạn sẽ nói gì? Xin cho nhắn rằng: tôi đang ốm tương tư.” (5,4-8).
Cuối cùng nàng cũng biết người yêu đang ở đâu: “Người tôi yêu đã xuống vườn nhà” (6,2).
Sách Diễm Ca nói về những giai đoạn khác nhau trong Giao Ước giữa Thiên Chúa và dân. Cuộc tìm kiếm thứ nhất gợi lại biến cố Xuất Hành và vào Đất Hứa, cuộc tìm kiêm thứ hai gợi lại biến cố lưu đầy và trở về.
Cuộc gặp gỡ giữa Chúa Phục Sinh với Maria Mac-đa-la được diễn tả bằng nhiều lời và hình ảnh gợi lại hai lần mất, tìm và gặp trong sách Diễm Ca. Maria đi ra mộ lúc trời còn tối. Sau khi la hoảng, hoang mang, lại thơ thẩn đứng khóc bên mộ Chúa. Hai người đàn ông chạy ra mộ, vào kiểm tra rồi đi về, gợi hình ảnh lính canh đi tuần. Bà cúi nhìn vào như tìm lại trong mộ lần nữa thì lại thấy hai thiên thần canh giữ hai đầu nơi Chúa đã nằm. Thiên thần hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giê-su đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giê-su. Đức Giê-su hỏi bà: “Này bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để người ở đâu, tôi sẽ đem người về. » Đức Giê-su gọi bà : « Maria ! » Bà quay lại và nói bằng tiếng Hip-ri : « Rap-bu-ni !», nghĩa là « Lạy Thầy ! » Đức Giê-su bảo : « Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha, nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ : «Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em ».
Thế là vừa rời bọn lính gác tôi đã gâp người lòng tôi yêu dấu ! Câu hỏi của thiên thần tạo dịp cho bà nói lên nỗi lòng. Chúa Giê-su hỏi cùng một câu, nhưng thêm : « Bà tìm ai ? » ; chúng ta nghe gợi lại câu hỏi đầu tiên Chúa đặt cho hai môn đệ (1, 38). Hai lần trả lời bà lặp lại cùng một nội dung bà đã báo động cho hai môn đệ. Thấy Chúa Giê-su bà lại tưởng ông làm vườn ; gợi lời trong Diễm Ca: « người yêu tôi đã xuống vườn nhà ». Chúa gọi tên bà ; gợi lại lời Chúa nói về mình như mục tử : « Anh gọi tên từng con chiên » (Ga 10,3) Diễm Ca : « Xin đặt em như chiếc ấn trên trái tim anh, như chiếc ấn trên cánh tay anh » (8,6). Ta giật mình vì không thấy nói bà níu lấy Chúa, nhưng đã nghe Chúa bảo : « thôi, đừng giữ Thầy lại… ». Có bản dịch là « đừng chạm đến Thầy », nhưng cách dùng động từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa lả bảo người kia ngưng việc gì đã bắt đầu rồi. Diễm Ca : « Tôi vội níu lấy chàng và chẳng chịu buông ra cho đến khi đưa vào nhà thân mẫu ». Khi Ixaac cưới Rebecca, dù bà Sara không còn nữa nhưng « cậu Ixaac đưa Rebecca vào lều của bà Sara, mẹ cậu. Cậu lấy cô làm vợ » (St 21,67). Lý do Chúa Giê-su bảo Maria đừng níu Người lại là “vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha”. Giao ước Chúa Giê-su đã lập là cho chúng được đến với Chúa Cha, nên Chúa Giê-su đóng vai chủ động: chờ Thầy lên cùng Chúa Cha đã! Nhưng trong khi chờ đợi thì Maria nhận được nhiệm vụ phải thi hành ngay: “nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ”.
Chúng ta lại ngạc nhiên vì Chúa sai bà Maria « đi tìm gặp anh em của Thầy » chứ không phải « các môn đệ của Thầy »! Sau tiệc cưới Cana, Chúa Giê-su đi xuống Caphanaum cùng với thân mẫu, anh em của Chúa và các môn đệ. Đến chương thứ bảy thì Chúa tách khỏi anh em: “Thời của tôi chưa đến, nhưng thời của các anh lúc nào cũng thuận tiện. Thế gian không thể ghét các anh, nhưng tôi thì nó ghét… Các anh cứ lên dự lễ đi.” (7,6-8). Từ trên thập giá Chúa cho người môn đệ yêu dấu thành con của thân mẫu, tức là em của mình. Như đã giải thích, người môn đệ ấy tiêu biểu cho tất cả các môn đệ: “Ai đón nhận, tức là tin vào Người thì Người cho họ trở nên con Thiên Chúa, sinh ra do bởi Thiên Chúa” (Ga 1,12). Bây giờ không còn môn đệ, chỉ còn anh em, những người anh em sinh trên Núi Sọ.
Tại sao Chúa lại sai bà Maria đi tìm anh em? Bà Maria đã đóng vai « bà đỡ” trên Núi Sọ và sáng sớm nay hốt hoảng đi báo tin “sinh rồi!”. “Bà đỡ” thì biết anh em mới sinh của Chúa! Bản tin nhắn bà phải đem là: ”Thầy lên cùng Cha của Thầy cũng là Cha của anh em, cùng Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em”. Bà đỡ cho biết ai là Cha của những người anh em. Với tin nhắn này thì Chúa công bố là Giao ước đã thành tựu: Cha của Thầy cũng là Cha của anh em; Thiên Chúa của Thầy cũng là Thiên Chúa của anh em.
Bà nói với các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa” hoàn chỉnh những lời tuyên xưng của họ từ ban đầu; An-rê: “Chúng tôi đã thấy Đấng Ki-tô”, Nathanaen: “Thầy là con Thiên Chúa, là vua It-ra-en”. Từ lúc hoàn tất mọi sự trên thập giá thì vinh quang Thiên Chúa nơi Chúa Giê-su đã biểu lộ trọn vẹn: Đức Giê-su đã được tôn vinh là Chúa; Đức Giê-su nằm trong mộ với tư cách là Chúa. Trong cái hoang mang giữa đêm tối, bà Maria còn lẫn lộn nên nói “người ta đã đem Chúa đi khỏi mồ”, nhưng về mặt khác thì lại đúng, chính là Chúa Cha đã tôn vinh Con, đem Con đi khỏi mộ, như Chúa Giê-su đã cầu xin.
Trước khi đi xa hơn, cần nói riêng về nhân vật Maria Mac-đa-la này vì có những sự lẫn lộn trong hình ảnh quen thuộc về bà. Trong ba sách Phúc âm Nhất Lãm bà đều đứng đầu danh sách các bà đứng xa xa nhìn Chúa Giê-su trên thập giá và đi ra mộ (Mt 27, 55-56 và 28,1 // Mc 15,4016,1// Lc 24,10). Riêng Luca cho danh sách các bà đi theo Chúa Giêsu từ Ga-li-lê (8,2) thì cũng kể tên bà đầu tiên; và cũng chỉ có Luca cho biết thêm : “bà Maria gọi là Maria Mac-đa-la, là người đã được giải thoát khỏi bảy quỷ”. Khi kể về các bà đứng xa xa nhìn Chúa Giê-su trên thập giá thì Luca chỉ nói “tất cả những người quen biết Đức Giê-su cũng như những phụ nữ đã theo Người từ Ga-li-lê”. Trong câu chuyện thông thường và có khi cả trong các bài giảng, người ta hay đồng hóa bà với người phụ nữ tội lỗi vào xức dầu cho Chúa khi Chúa đang ăn ở nhà một người Pha-ri-sê (Lc 7, 36-50). Chẳng có gì cho phép đồng hóa hai nhân vật này.
Trong Tin Mừng Gioan thì ta thấy bà xuất hiện trên Núi Sọ, tên bà đứng sau thân mẫu Chúa Giê-su và Dì Maria, rồi bà là người đi ra mộ, cũng chẳng đem theo dầu thơm như trong Luca 23,56-24,1. Vậy ta hãy tôn trọng các “thông tin” của mỗi sách Tin Mừng, đừng “xào chung” các nhân vật hay các sách tin Mừng, vì sẽ gây lẫn lộn và không hiểu được ý nghĩa. Đừng “vẽ rắn thêm chân”. Tin Mừng Gioan không cho thêm thông tin riêng về bà Maria Mac-đa-la ngoài cái tên và vị trí của bà trên Núi Sọ: sau thân mẫu và Dì Maria thôi, và hai lần bà ra mộ một mình. Như vậy có nghĩa là trong Tin Mừng thú tư, về phía phụ nữ ngoài họ hàng của Chúa Giê-su thì bà Maria Mac-đa-la là người gần Chúa Giê-su nhất. Phía đàn ông thì Người môn đệ yêu dấu trong bản văn không có tên gọi, trở thành biểu tượng của mọi người được Chúa yêu mến và thí mạng cho. Maria Mac-đa-la thì có tên riêng, là người ngoài gia đình ruột thịt của Chúa Giêsu, trở thành hình ảnh của cộng đoàn dân của Giao Ước mới đi tìm Chúa của mình. [Những suy diễn ngoại đạo và phạm thượng về tương quan giữa nhân vật này với Chúa Giê-su trong các tiểu thuyết từ cổ chí kim, không đáng chúng ta quan tâm, ví đó chỉ là suy diễn của kẻ không hiểu gì về Lời Chúa mà chỉ biết những chuyện phàm tục, chỉ đáng chúng ta xóa bỏ tức thì như bao nhiêu cái nhảm nhí chui vào hộp thư điện tử mỗi ngày.]
Gợi hình ảnh của sự đi tìm và gặp được người yêu trong sách Diễm Ca để nói về việc cộng đoàn của Giao ước mới đi tìm Chúa của mình quả là tuyệt vời. Cả lịch sử Hội thánh, cộng đoàn của Giao Ước mới cũng như đời sống của mỗi Ki-tô hữu là một lịch sử xoay vần theo bốn thì: có, mất, tìm và gặp Chúa, cũng giống như dân Chúa trong Cựu Ước. Vì thế mà Chúa Giê-su bảo “Hãy tìm kiếm nước Thiên Chuá” (Lc 12, 31). Chừng nào được ở với Chúa Giê-su tại nơi Chúa ở (x. Ga 17, 24), tức là trong lòng Chúa Cha thì mới hết phải đi tìm, vì lúc đó “tôi thuộc trọn về người tôi yêu và người tôi yêu thuộc trọn về chàng” (Dc 8,3).
Trong Diễm Ca, nàng là thửa vườn của chàng:
Gió bấc nổi lên đi và gió nam hãy ùa tới, thổi mát vườn của tôi cho hương thơm lan tỏa! Người tôi yêu cứ vào vườn của chàng mà thưởng thức hoa thơm trái ngọt.
Này em gái của anh, người yêu anh sắp cưới, vườn của anh, anh đã vào rồi, đã hái mộc dược, hái cỏ thơm…(Dc 4,26-5,1).
Khi Maria Mac-đa-la tưởng Chúa Giê-su là người làm vườn thì hóa ra là đúng rồi. Chúa Giêsu vừa là người yêu trong sách Diễm Ca vừa là A-đam mới. Sách Sáng Thế chép: « Đức Chúa là Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn E-đen để cầy cấy và canh giữ đất đai » (St 2,15). Chúa chết nằm ở mộ trong vườn, Chúa sống lại cũng xuất hiện trước tiên trong vườn. Hội Thánh là thửa vườn của Chúa. Mỗi người là thửa vườn của Chúa. Maria đóng vai « nàng » trong sách diễm Ca tượng trưng cho Hội thánh, trong khi người môn đệ yêu dấu tượng trưng cho mỗi người đã tin vào Chúa để lãnh ơn cứu độ và được tái sinh làm con Thiên Chúa.
Trên bình diện Hội Thánh thì ông Phê-rô và người môn đệ yêu dấu lại tượng trưng cho hai khía cạnh không thể tách rời : cơ cấu và lòng tin yêu. Những trình thuật tiếp theo trong hai chương 20-21 sẽ diễn tả hai khía cạnh này. Tôi sẽ viết tiếp, xin đón đọc phần tiếp theo.
Mừng Chúa Phục Sinh, Halleluia!
Giê-ru-sa-lem, Thứ bảy Tuần Thánh 2014 – L.M. Nguyễn công Đoan, S.J.

Tình trường bí mật của Khánh Ly thời con gái

Default Tình trường bí mật của Khánh Ly thời con gái
Click image for larger version Name: 1382833868522.jpg Views: 1401 Size: 174.4 KB ID: 602335 
  Click image for larger version Name: 1382833868497.jpg Views: 1397 Size: 73.7 KB ID: 602336   Click image for larger version Name: 1382833868512.jpg Views: 1397 Size: 43.7 KB ID: 602337  
Trong lịch sử cận đại VN, chỉ có tướng và ca sĩ là vọt nhanh nhất !!! Nhưng đặc biệt người chồng yêu dấu cuả Khánh Ly lại chết oan khiên tại cưả biển Đà Nẵng.
 

Suốt thời son trẻ của bà toàn lận đận với chuyện tình yêu và chưa bao giờ được sống trọn vẹn với mơ ước của mình.
Có một quãng thời gian, nguồn tin nữ ca sĩ Khánh Ly ở tuổi ngấp nghé 70 (bà sinh năm 1945 tại Hà Nội) sẽ về Việt Nam biểu diễn theo lời mời của chủ nhân phòng trà Đồng Dao, TP.HCM đã gây xôn xao dư luận. Cuối cùng, Khánh Ly đã không về. Một vài người trong giới ca hát tiết lộ: Nhà tổ chức và Khánh Ly chưa đạt được thỏa thuận về giá cả (cát-sê) và cách chi trả. Thế là chìm xuồng!
Sau khi sang Hoa Kỳ định cư năm 1975, giọng hát của bà vẫn đứng đầu ở hải ngoại. Từ đó đến nay, bà đã hai lần về Việt Nam với tư cách thăm viếng người nhà. Lần sau cùng vào tháng 5.2000. Tài danh là thế, nhưng đường tình cảm của Khánh Ly không được may mắn như sự nghiệp ca hát. Suốt thời son trẻ của bà toàn lận đận với chuyện tình yêu và chưa bao giờ được sống trọn vẹn với mơ ước của mình, và mối tình với hai người đàn ông Đà Nẵng thì ít người biết đến.

 
Ông đại úy tay chơi
Sau khi chia tay với người chồng đầu tiên và đã có với nhau hai mặt con, chẳng bao lâu, Khánh Ly gặp người chồng thứ hai, một đại úy biệt kích và là một tay chơi có hạng của đất Sài Gòn thời đó.
Ông ta tên là Mai Bá Trác, con trai thứ trong một gia đình giàu có và tiếng tăm ở Đà Nẵng, từng chỉ huy một trại biệt kích biên phòng ở biên giới Tây Ninh vào những năm cuối thập niên 60. Là một người đàn ông có thân hình to lớn, không thuộc thành phần đẹp trai, học giỏi, nhưng ông ta có dáng dấp của một kẻ phong trần, bụi bặm và lì lợm.
Vốn con nhà giàu, lại nắm chức vụ hái ra tiền, nên mang danh là lính biên giới, nhưng tháng nào Mai Bá Trác cũng có mặt ở Sài Gòn mấy ngày để ăn chơi xả láng với nhiều người đẹp. Dạo đó, ông ta đã sắm xe du lịch Mustang mui trần để sẵn ở hậu phương làm phương tiện di chuyển thì ít mà để tán tỉnh các em thì nhiều. Mai Bá Trác tỏ ra rất hào phóng với em út, nên ít cô nào từ chối lời tỏ tình có điều kiện đi kèm của ông ta. Nhưng đến khi gặp Khánh Ly thì Trác chết mê, chết mệt.


Mai Bá Trác – người chồng thứ hai của Khánh Ly
Thật ra, lúc bấy giờ, chàng trai nào được là bạn của Khánh Ly thôi, cũng đã hãnh diện lắm rồi, nói chi đến người tình. Thế là Mai Bá Trác, bỏ tất cả để dồn hết khả năng vào việc chinh phục mục tiêu duy nhất. Phải công bằng mà nói, thời vàng son của Khánh Ly, những người đeo đuổi bà tầm cỡ như ông Trác, hoặc nhỉnh hơn đều không thiếu. Nhưng dầu sao, bà là một nghệ sĩ nên không thiếu chất lãng mạn và dễ xiêu lòng nhưng Khánh Ly cũng đủ cảm nhận Mai Bá Trác quá chân tình. Ngược lại, ông Trác cũng yêu Khánh Ly tha thiết lắm, vì thế mà đồng ý làm đám cưới để thành vợ, thành chồng với nhau.
Năm 1972, họ cho ra đời một bé gái. Ông Mai Bá Trác lấy tên thật của Khánh Ly (là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè thường gọi là “Mai đen” bởi làn da không được trắng) làm chữ lót, đặt tên con là Mai Mai Misa như để bày tỏ hết lòng yêu thương của ông ta. Đến khi ván đã đóng thuyền, biết chắc là của mình rồi, ông Trác lại ngựa quen đường cũ, không có ý bỏ vợ, nhưng lại lén lút trăng hoa với nhiều người phụ nữ khác.
Cũng vào năm 1972, ông Mai Bá Trác viện dẫn lý do bận rộn việc nhà binh nên thường xuyên vắng nhà. Thật ra, ông đang chung sống với một người con gái khác, tên là Thơ, còn rất trẻ và đẹp hơn Khánh Ly nhiều. Chuyện vụng trộm này rồi cũng đến tai Khánh Ly. Trong lòng đã nguội lạnh nhiều rồi, nhưng bà vẫn nhờ người theo dõi và biết rõ chỗ ở của ông Trác với tình nhân.
Không làm ồn ào, Khánh Ly đã âm thầm nhờ văn phòng Thừa Phát Lại ập vào bắt quả tang để có chứng cứ ly dị. Thế là chia tay, ông Mai Bá Trác vẫn thường xuyên về thăm con và rất muốn nối lại tình xưa, nhưng Khánh Ly cương quyết từ chối. Chính vì thế mà sau này đã xảy ra trận đánh ghen của ông Mai Bá Trác dành cho tình địch của mình. Và, cho đến bây giờ, hơn 40 năm trời trôi qua, Khánh Ly đã có chồng khác, và Mai Bá Trác cũng đã trải qua không biết bao nhiêu mối tình theo kiểu “già nhân ngãi, non vợ chồng”, nhưng lúc nào ông ta cũng nhắc đến Khánh Ly một cách yêu quý và tỏ ra thích thú khi có ai đó gọi mình bằng “ông Khánh Ly”.
Hiện Mai Bá Trác định cư ở Mỹ và rất thường về Việt Nam để thăm nhà. Lần về nào ông cũng lên Thủ Đức ghé thăm bà chị ruột của Khánh Ly đang sinh sống tại đó.
“Mối tình tuyệt vời” của Khánh Ly
Năm 1972, sau khi nói lời chia tay với Mai Bá Trác, trong một lần ra Huế hát phục vụ cho binh sĩ, Khánh Ly đã gặp Đỗ Hữu Tùng trong một bữa tiệc khao quân.
Sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, sau khi học xong tú tài, Đỗ Hữu Tùng đã tình nguyện vào học khóa 16, trường Võ bị Đà Lạt. Ra trường với cấp bậc Thiếu úy, ông xin về Thủy quân Lục chiến và trở thành một sĩ quan nổi tiếng của binh chủng được coi là thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Dáng người thấp nhưng chắc chắn và có làn da ngăm đen, khuôn mặt hiền lành, không có vẻ gì là người của trận mạc. Ông ta lại ít nói, có vẻ hơi thâm trầm.
Khi gặp Khánh Ly, Đỗ Hữu Tùng đã 32 tuổi, mang hàm Trung tá, giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6, rồi sau đó lên Quyền Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147 Thủy quân lục chiến. Lúc bấy giờ, ông ta đã có vợ và 1 con. Người đàn bà này tên Nguyễn Thị Lan, vốn là một cô gái Huế nhưng lớn lên tại Đà Nẵng và là bạn của Tùng từ thời mới lớn.
Sau đó, ông Tùng mải theo đơn vị hành quân, ít có thời gian ở nhà với vợ. Không biết có phải là định mệnh hay không mà ngay phút đầu gặp nhau, Đỗ Hữu Tùng và Khánh Ly đã bị tiếng sét ái tình đánh trúng trái tim. Họ dường như không còn biết đất trời là gì.
Dù đã có vợ con nhưng ông Tùng tâm sự đây mới đích thực là mối tình đầu và ông đã yêu một cách say đắm. Còn Khánh Ly cho đến mãi sau này, bà vẫn xác định, mối tình với Đỗ Hữu Tùng là tuyệt vời hơn cả mà suốt đời không dễ gì quên!
 
Khánh Ly, (thứ 2 từ trái qua) trong buổi biểu diễn văn nghệ 1972
 
Khi chuyện tình của Đỗ Hữu Tùng và Khánh Ly đã đi đến chỗ mặn nồng, ông Tùng có ý sẽ đi đến hôn nhân, thì bạn bè hỏi: “Còn bà Lan và thằng con trai thì sao?”. Ông Tùng không trả lời thẳng câu hỏi mà kể, có lần ông về Sài Gòn, ghé vào bệnh viện Từ Dũ tìm vợ thì bắt gặp bà ta đang tình tứ với viên bác sĩ trực. Chuyện này có vẻ khó tin, vì khi đã muốn thay lòng, đổi dạ, người ta phải viện dẫn một lý do nào đó để tự bào chữa cho mình. Bởi lẽ, ông Tùng đến bệnh viện Từ Dũ thì lúc nào cũng được, nhưng xông thẳng vào phòng trực mà không ai biết thì hơi lạ! Hơn nữa, ngay khi chứng kiến tận mắt, tại sao ông Tùng lại không có phản ứng gì, để rồi sau này mới nói cho bạn bè biết.
Suốt năm 1973 cho đến ngày Mai Bá Trác đánh ghen, Khánh Ly thường xuyên bay ra chung sống với Đỗ Hữu Tùng tại vị trí đóng quân. Hầu như tất cả sĩ quan và thuộc cấp của Đỗ Hữu Tùng đều biết, ông ta đã đặt cho Khánh Ly một cái tên được mật mã hóa là Kí-Lô, để tránh tai vách mạch rừng. Lần cuối cùng Kí-Lô ra tìm Tùng và ở lại mấy ngày là giữa năm 1974, khi bộ chỉ huy hành quân Lữ đoàn của Tùng đang đóng tại Mỹ Chánh. Vài tháng sau, Đỗ Hữu Tùng được nghỉ phép về Sài Gòn thì đụng đầu với Mai Bá Trác.
Trận đánh ghen chớp nhoáng
Biết chắc sau khi chia tay, Khánh Ly đã dan díu với Đỗ Hữu Tùng nên Mai Bá Trác hết sức ghen tức. Nhưng lúc bấy giờ, Trác đã bị thuyên chuyển lên Buôn Ma Thuột nên không biết làm cách nào để đối mặt tình địch. Chẳng may thời gian Đỗ Hữu Tùng về phép thì Mai Bá Trác cũng có mặt tại Sài Gòn. Ông ta theo dõi và biết Tùng thường xuyên có mặt tại phòng trà Khánh Ly, nên rủ thêm vài chiến hữu, lặng lẽ mở cuộc đột kích.
Khi Đỗ Hữu Tùng xuất hiện, mới bước vào bên trong, Trác đã bám theo và đánh Tùng hai tát tai. Trước khi định móc súng ra để xiết cò, thì mọi người kịp thời can ngăn. Đỗ Hữu Tùng đã nhanh chóng rút lui, nhưng ông đâu có chịu nhục, nhất là khi Mai Bá Trác và Khánh Ly đã không còn là chồng vợ. Ông ta vội huy động một số đàn em Thủy Quân Lục Chiến ở hậu cứ ra trả đũa, nhưng Mai Bá Trác cũng đoán được ý đồ đó của Tùng nên cũng vội biến khỏi đấu trường.
Mọi chuyện không dừng ở đó. Nắm được vụ việc này, như bắt được vàng, ngày hôm sau nhật báo Trắng Đen đã chạy tít 8 cột trang nhất, mô tả lại trận đánh ghen mà họ đã vẽ rắn thêm chân cho ly kỳ hấp dẫn. Kết quả, Đỗ Hữu Tùng thay vì đang chờ được cất nhắc lên Đại tá thì bị ngưng lại và mất luôn chức Lữ Đoàn Trưởng 147, phải về làm Lữ Đoàn Phó 258 cho người bạn cùng khóa là Nguyễn Xuân Phúc. Cả Đỗ Hữu Tùng và Nguyễn Xuân Phúc đều tử trận vì đạn pháo kích ngày 29.3.1975 tại bờ biển Đà Nẵng.
Năm 1991, nhân kỷ niệm 30.4 trong một bài viết về chiến trường Đà Nẵng những ngày cuối cùng trên báo Công An thành phố, có nhắc đến cái chết của 2 Trung tá Thủy Quân Lục Chiến là Nguyễn Xuân Phúc và Đỗ Hữu Tùng. Sau khi đọc bài báo này, bà Lan, vợ ông Tùng đã đến tòa soạn dò hỏi, với hy vọng sẽ tìm được hài cốt của chồng mình. Bởi theo bà thì dầu ai có phụ bạc ai đi nữa, thì một ngày cũng là nghĩa vợ chồng.
kp
 
MT chuyển

samedi 19 avril 2014

Hãy Thắp Lên Một Que Diêm



19 Tháng Tư
Hãy Thắp Lên Một Que Diêm
Một bữa nọ, ông John Keller, một diễn giả nổi tiếng được mời thuyết trình trước khoảng 100 ngàn người tại vận động trường Los Angeles bên Hoa Kỳ. Ðang diễn thuyết ông bỗng dừng lại và nói: "Bây giờ xin các bạn đừng sợ! Tôi sắp cho tắt tất cả đèn trong sân vận động này".

Ðèn tắt, sân vận động chìm sâu trong bóng tối dày đặc, ông John Keller nói tiếp: "Bây giờ tôi đốt lên một que diêm. Những ai nhìn thấy ánh lửa của que diêm tôi đốt thì hãy kêu lớn lên: Ðã thấy!". Một que diêm được bật lên, cả vận động trường vang lên những tiếng kêu: "Ðã thấy!".

Sau khi đèn được bật sáng lên, ông John Keller giải thích: "Ánh sáng của một hành động nhân ái dù bé nhỏ như một que diêm sẽ chiếu sáng trong đêm tăm tối của nhân loại y như vậy".

Một lần nữa, tất cả đèn trong sân vận động lại tắt. Một giọng nói vang lên ra lệnh: "Tất cả những ai ở đây có mang theo diêm quẹt, xin hãy đốt cháy lên!". Bỗng chốc cả vận động trường rực sáng.

Ông John Keller kết luận: "Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau, có thể chiến thắng bóng tối, sự dữ và oán thù bằng những đóm sáng nhỏ của tình thương và lòng tốt của chúng ta".

Hòa bình không chỉ là môi trường sống vắng bóng chiến tranh. Hòa bình không chỉ là cuộc sống chung im tiếng súng. Vì trong sự giao tiếp giữa người với người, đôi khi con người giết hại nhau mà không cần súng đạn, đôi khi con người làm khổ nhau, đàn áp và bóc lột nhau mà không cần chiến tranh.

Ngoài ra, hòa bình không chỉ được xây dựng trong những văn phòng của các nhà lãnh đạo. Hòa bình không chỉ được xây dựng qua những cuộc họp, qua những buổi thảo luận, mặc cả của các nhà chính trị. Mọi người chúng ta phải trở thành những người thợ xây dựng hòa bình. Bởi lẽ nguồn gốc của hòa bình xuất phát từ phẩm chất của các mối liên lạc giữa người với người.

Người biết yêu mến là người thợ xây dựng hòa bình. Kẻ biết giúp đỡ là kẻ xây đắp hòa bình. Những ai biết tha thứ, những ai biết phục vụ tha nhân, những ai biết luôn khước từ hận thù, bạo lực là những người thợ xây dựng hòa bình. Những ai biết chia sớt của cải mình cho người túng thiếu hơn, những ai có lòng nhân từ, có lòng khoan dung và thông cảm đều là những kẻ giúp cho hòa bình nảy nở giữa loài người.

Tóm lại, cách thức tốt nhất để xây dựng hòa bình là tăng thêm cho thật nhiều những hành động yêu thương và hảo tâm đối với đồng loại. Những hành động yêu thương xuất phát từ lòng nhân hậu sẽ như những ánh sáng nho nhỏ của một que diêm. Nhưng nếu mọi người cùng đốt lên những ánh sáng bé nhỏ, những hành động yêu thương sẽ có đủ sức mạnh để xua đuổi bóng tối của những đau khổ và sự dữ.
P.A chuyển

Lễ Vọng Phục Sinh tại Vatican và Giêrusalem, Lễ Vượt Qua ở Vatican và Giêrusalem 2013

Lễ Vọng Phục Sinh tại Vatican và Giêrusalem 2013



  Lễ Vượt Qua ở Vatican và Giêrusalem 2013

vendredi 18 avril 2014

Lễ Phục Sinh

 

Lễ Phục Sinh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tranh "Victory over the Grave" (Chiến thắng sự chết), của Bernhard Plockhorst, thế kỷ 19

Lễ Phục Sinh thường được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng 3 hoặc 4 mỗi năm để tưởng niệm sự kiện sự chếtphục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá (xem Thứ Sáu Tuần Thánh), được người Kitô hữu tin là đã xảy ra vào khoảng năm 3033 CN. Phục Sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công giáo gọi là Mùa Phục Sinh, kéo dài đúng 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống.

Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban.
Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.
Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật. Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua).

Ngày của lễ Phục Sinh

Ngày Chúa Nhật Phục Sinh, 2000–2020
2000: 23 tháng 4 (Tây phương); 30 tháng 4 (Đông phương) 2001: 15 tháng 4 2002: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương) 2003: 20 tháng 4 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương) 2004: 11 tháng 4 2005: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương) 2006: 16 tháng 4 (Tây phương); 23 tháng 4 (Đông phương) 2007: 8 tháng 4 2008: 23 tháng 3 (Tây phương); 27 tháng 4 (Đông phương) 2009: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương) 2010: 4 tháng 4 2011: 24 tháng 4 2012: 8 tháng 4 (Tây phương); 15 tháng 4 (Đông phương) 2013: 31 tháng 3 (Tây phương); 5 tháng 5 (Đông phương) 2014: 20 tháng 4 2015: 5 tháng 4 (Tây phương); 12 tháng 4 (Đông phương) 2016: 27 tháng 3 (Tây phương); 1 tháng 5 (Đông phương) 2017: 16 tháng 4 2018: 1 tháng 4 (Tây phương); 8 tháng 4 (Đông phương) 2019: 21 tháng 4 (Tây phương); 28 tháng 4 (Đông phương) 2020: 12 tháng 4 (Tây phương); 19 tháng 4 (Đông phương)
Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 325 tháng 4. Ngày kế tiếp, Thứ hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ thập niên 1980.
Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregory hay lịch Julius (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự – nhưng không giống hệt – lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.
Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rôma dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.

Vị trí trong năm phụng vụ

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về lễ Phục sinh của Kitô giáo. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan, cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.
Ngược lại Giáo hội Tây phương tại Rôma, Palestine, Ai cập, Hy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng lễ Phục sinh vào ngày Chủ nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chủ nhật. Ngày Chủ nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do thái, hay là Chủ nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chủ nhật.
Cuộc tranh cãi về việc mừng lễ Phục sinh chứng giám việc cử hành phụng vụ đa dạng tại các vùng khác nhau và nêu lên sự hiểu biết khác biệt về lễ Phục sinh. Khi mừng lễ Phục sinh vào ngày 14 Nisan, các giáo hội Đông phương cũng mừng Chúa Giêsu chết và sống lại, nhưng họ đánh dấu trọng tâm vào cái chết của ông, trong khi đó bên Tây Phương nhấn mạnh vào sự sống lại của ông.
Cuộc tranh luận suýt gây ra đổ vỡ giữa hai bên. Vào năm 192, Giáo hoàng Victor quyết định ra vạ tuyệt thông các Giáo hội miền Tiểu Á. Thánh Irênê can thiệp ôn hoà và giáo hoàng này đã rút lại vạ tuyệt thông.
Tại Công đồng Nicêa năm 325 do hoàng đế Constantin triệu tập, các Giáo hội Kitô giáo đồng ý tách biệt lễ Vượt qua Do thái giáo và lễ Phục sinh Kitô giáo. Các nghị phụ chấp thuận mừng lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật tiếp theo tuần trăng tròn (14 Nisan) sau ngày Phân xuân.

Kitô giáo Tây phương

Trong Kitô giáo Tây phương, lễ Phục Sinh đánh dấu việc kết thúc 40 ngày chay tịnh – giai đoạn ăn kiêng và sám hối để chuẩn bị cho lễ Phục Sinh bắt đầu vào Thứ tư Lễ Tro và chấm dứt vào khuya Thứ bảy Tuần Thánh.
Tuần trước ngày Phục Sinh là tuần rất đặc biệt trong truyền thống Kitô giáo gọi là Tuần Thánh: Chủ Nhật trước đó là Chúa nhật Lễ Lá, và ba ngày cuối cùng trước ngày Phục Sinh gọi là Tam Nhật Thánh, bao gồm: Thứ năm Tuần Thánh (Thứ năm Rửa Chân), Thứ sáu Tuần Thánh (Thứ sáu Tốt Lành) và Thứ bảy Tuần Thánh (Thứ bảy Yên Tĩnh). Chúa nhật Lễ Lá, Thứ năm Tuần Thánh và Thứ sáu Tuần Thánh tập chú và việc tưởng nhớ đến các sự kiện Chúa Giêsu vào thành Jerusalem, bữa Tiệc Ly và Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập tự giá. Thứ sáu Tuần Thánh, Thứ bảy Tuần Thánh và Chúa nhật Phục Sinh đôi khi được gọi là Tam Nhật Phục Sinh (hay Tam Nhật Vượt Qua). Ở một số nước, lễ Phục Sinh kéo dài 2 ngày, với ngày thứ hai gọi là "Thứ hai Phục Sinh". Nhiều giáo hội bắt đầu lễ Phục Sinh vào cuối buổi tối ngày Thứ bảy Tuần Thánh với lễ Vọng Phục Sinh hay Canh thức Vượt Qua.
Mùa Phục Sinh bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh và kéo dài đến lễ Hiện xuống vào 50 ngày sau đó. Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh tất cả rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980. Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch Mặt Trăng tương tự — nhưng không giống hệt — lịch Do Thái. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3. Trong suốt thời Trung Cổ, cách tính này được diễn đạt ngắn gọn là Lễ Phục Sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rome dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julius bởi Dionysius Exiguus (không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội trên các đảo Anh dùng phương pháp Rome cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664. Các giáo hội trên lục địa châu Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregory để tính ngày, còn các giáo hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julius, nên ngày lễ Phục Sinh của họ thường không trùng nhau.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không được các thành viên sử dụng.Ngoài những truyền thống tôn giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được làm từ chocolate. Trứng là biểu tượng từ xưa về sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Hiện xuống (một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến giã ngoại cho cả gia đình.

Kitô giáo Đông phương


Biểu tượng Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô của Giáo hội Chính thống Nga vào thế kỉ 16

Trong Kitô giáo Đông phương, sự chuẩn bị bắt đầu với mùa Đại Chay. Theo sau chủ nhật thứ năm của mùa Đại Chay là Tuần Lá, kết thúc vào Thứ Bảy Lazarus. Thứ Bảy Lazarus chính thức bế mạc mùa Đại Chay, mặc dù việc ăn kiêng vẫn tiếp tục cho tuần kế tiếp đó. Sau Thứ Bảy Lazarus đến Chúa Nhật Lá, Tuần Thánh và cuối cùng là lễ Phục Sinh hay lễ Vượt Qua (Pascha, Πασχα), và việc ăn kiêng chấm dứt ngay sau Phụng Vụ Thánh (Divine Liturgy). Lễ Phục Sinh theo ngay sau Tuần Sáng (Bright Week), không ăn kiêng trong tuần này kể cả thứ tư và thứ sáu.
Phụng Vụ Thánh Vượt Qua nói chung diễn ra vào khoảng nửa đêm, vào sáng sớm của ngày Vượt Qua. Việc đặt Phụng Vụ Thánh Vượt Qua vào nửa đêm bảo đảm rằng không có Phụng Vụ Thánh khác vào buổi sáng, khiến lễ này trở thành "Lễ của mọi lễ" trong năm phụng vụ.

Phong tục và lễ nghi

Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua). Trong tuần này, các giáo hội Kitô giáo tưởng nhớ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, cử hành những mầu nhiệm mà Chúa Giêsu đã hoàn tất vào những ngày cuối cùng ở trần gian. Đối với Kitô hữu, mọi cử hành phụng vụ trong tuần này đều nói lên thái độ đau buồn, nhưng với tâm tình biết ơn vì Chúa đã thương trở nên con người để chịu đau khổ và chịu chết cho nhân loại tội lỗi.


Trứng Phục sinh tại Cộng hòa Séc

Tại nhiều quốc gia Tây Phương, Lễ Phục Sinh bao gồm chủ nhật và thứ hai là ngày nghỉ lễ chính thức. Tại châu Âu, như tại Đức, thêm ngày thứ Sáu Tuần Thánh cũng là ngày nghỉ lễ chính thức, vào ngày này, những nơi vui chơi, rạp hát, tiệm buôn đều đóng cửa để tưởng niệm cuộc khổ nạn của Chúa.
Theo một phong tục cổ từ những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc, vì coi đó như là điều tốt lành, vì từ trứng xuất hiện lên sự sống.

Xem thêm

Tham khảo

Phương tiện liên quan tới Easter tại Wikimedia Commons

Tuần Thánh trước Lễ Phục Sinh
Chúa nhật Lễ Lá | Thứ hai Tuần Thánh | Thứ ba Tuần Thánh | Thứ tư Tuần Thánh Thứ năm Tuần Thánh | Thứ sáu Tuần Thánh | Thứ bảy Tuần Thánh

Ngày hôm trước Thứ bảy Tuần Thánh
(Canh thức Vượt Qua)

Những ngày lễ Công giáo Chúa Nhật Phục Sinh Emblem of the Papacy SE.svg Ngày hôm sau Thứ Hai trong Tuần Bát Nhật Phục sinh