samedi 24 octobre 2020

Từ Hi Thái Hậu và bữa bữa tiệc Xuân Canh Tý (1874) tốn gần 400 lượng vàng.

 Trong suốt chiều dài của lịch sử, có lẽ chưa có bữa yến tiệc nào xa hoa và tốn kém bằng bữa tiệc Tết xuân Canh Tý năm 1874 do Từ Hi Thái Hậu đời nhà Thanh, Trung Quốc tổ chức nhằm thiết đãi sứ thần, tướng lĩnh của các quốc gia phương Tây.

Quan khách nhận được thiếp mời từ ngày 23 tháng Chạp năm Quý Dậu (1873), bao gồm 400 khách mời, trong đó có 212 vị khách đến từ 8 quốc gia liên minh đánh Trung Quốc và 188 công thần của triều đình Mãn Thanh. Thực đơn có đến 140 món ăn, khai tiệc vào 12 giờ đêm Giao thừa năm 1874, kéo dài đến giờ Tý đêm mồng 7 Tết, hao tốn 98 triệu hoa viên Trung Quốc, vào khoảng 374 vàng và cần đến 1750 người phục dịch.

 


Hình Từ Hi Thái Hậu

Ngay từ rằm tháng 2 năm Quý Dậu (1873), mỗi tỉnh ở Trung Quốc được lệnh tiến cử 10 đầu bếp giỏi nhất để vào kinh thành hội ý thực đơn, sau 2 tháng bàn bạc, các đầu bếp đã đưa ra thực đơn gồm 140 món ăn, trong đó có 7 món vô cùng đặc biệt, và 7 đêm bữa tiệcdiễn ra, mỗi đêm chỉ dùng một món.

Vào đêm 30 Tết, tất cả khách mời của buổi tiệc sẽ tề tựu tại Duy An Cung, cùng thời điểm đó, Từ Hi Thái Hậu dự lễ trừ tịch ở miếu Tôn Long. Sau ba hồi chiêng trống long phụng được vang lên là hồi khánh ngọc bao tin Thái Hậu xuất cung. Quan khách sẽ đồng loạt đứng dậy hướng về long kiệu nơi có 8 vệ sĩ lực lưỡng khiêng, Thái Hậu sẽ khẽ vén màn bước ra để chào quan khách.

Sau ba hồi chiêng, thái thú Lý Hồng Chương sẽ thay mặt phát biểu ý nghĩa của buổi yên tiệc này nhằm mục đích thắt chặt tình giao hữu giữu triều đình nhà Thanh và các nước phương Tây. Thay mặt 8 nước, sứ giả của Anh quốc đáp lời. Và tiếp theo ba tiếng ngọc khánh báo hiệu yến tiệc bắt đầu, các khách mời sẽ ngồi cách nhau một mét, sau lưng có 2 người hầu nam và nữ đứng phục dịch.

Cứ hết mỗi một món ăn, nhạc sẽ tấu lên một bản, sau khi dùng đúng 5 món, khách mời sẽ được uống một chén rượu thuốc nước có tác dụng tiêu thực. Tất nhiên, rượu để đãi khách cũng là loại rượu quý và đại bổ. Nhà bếp sẽ dọn lên 20 món mỗi ngày, trong đó có một món đặc biệt nhất như đã đề cập. Cứ mỗi lần dùng một món ăn mới thì Từ Hi thái hậu sẽ gõ khánh ngọc, một viên thái giám lại vòng tay xướng tên món ăn.

Hãy cùng tìm hiệu 7 món ăn đặc biệt này nhé.

Sâm thử (chuột sâm)

Sâm thử nghĩa là chuột được nuôi bằng nhân sâm. Chuột sau khi sinh sẽ được đem nuôi trong lồng kính, ăn các loại sâm hảo hạng và uống nước suối cho đến khi sinh ra con thì sẽ lấy những con đó nuôi riêng theo cách thức trên để cho ra thêm một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới vẫn chưa được dùng, cứ nuôi như thế đến đời thứ ba thì chuột mới thực sự "Thập toàn đại bổ".

Món ăn đặc biệt này được dọn ra, mọi người nhìn nhau, Thái Hậu cầm nĩa xúc một con chuột bao tử (chuột con mới sinh còn chưa mở mắt) ăn để cho mọi người có thể học theo, nếu ai tinh mặt sẽ thấy con chuột kêu lên chin chít và có một tia máu bắn ra.

Thái hậu thưởng thức món ăn một cách thong thả như thể muốn kéo dài hương vị món ăn tuyệt diệu này, có thể thấm nhuần trí óc, cơ thể và nói: "Mời chư vị". Nhưng lại không có ai động đũa, thái hậu cười và nói rằng người tiếc không thể thấm nhuần được văn minh Âu- Mĩ của các sứ giả, nhưng riêng về cái ăn thì người thấy quả là các sứ thần chậm tiến, không biết được cái gì là ngon, là bổ, về món ăn này, có lẽ các sứ giả còn phải học hỏi các nước phương Đông.

Não hầu (óc khỉ)

Ở gần núi Thiên Hoa vùng Sơn Đông có rừng lê được gọi là Lê Ngọc Căn, trị được các bệnh cam, thận, nhiệt uất, ho kinh niên. Nhưng rừng lê đã bị một bầy khỉ ở đó ăn hết, vì vậy thịt khỉ ở đây thơm, ngon, đại bổ, ăn vào trị được bệnh bán thân bất toại.

Tương truyền rằng về dược tính, não của bầy khỉ này còn quí hơn gập bội. Từ Hi thái hậu hạ lệnh phải bắt được 200 con khỉ trẻ, chưa thay lông, mỗi một con được thưởng 110 lượng vàng. Số khỉ Thiên Hoa Sơn đem đãi khách là 80 con, cứ 5 người ăn một bộ óc khỉ. 80 con khỉ này được tẩm bổ hàng ngày.

Để giảm bớt độ man rợ, Từ Hi thái hậu cho khỉ mặc áo quan, mũ mão như các tham quan, nịnh thần, nghịch tặc… trong lịch sử Trung Quốc và cho rằng cái chết của chúng là "xứng đáng".

Mỗi con khỉ sẽ được đặt trong một cái lồng nhỏ, như cái trống con, có thể khép lại và mở ra dễ dàng, một đầu sẽ khoét một cái lỗ vừa đủ để đầu khỉ ló lên; lồng có gông khá chắc để khỉ không thể nhúc nhích được, sau đó, người ta sẽ từ từ "hoá kiếp" cho những con khỉ. Lúc ăn, người hầu sẽ cầm một chiếc chày ngà và giáng xuống đầu khỉ, cú đập này đương nhiên đã được tập luyện, đủ để con khỉ xấu số chết ngay. Sau đó, rưới nước sâm nóng lên đầu khỉ để óc tái đi một chút. Quan khách sẽ dùng muỗng bạc để thưởng thức món ăn.

Món ăn này được liệt vào một trong những món kinh dị và vô nhân đạo nhất trên thế giới. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của óc khỉ, nhưng việc ăn tươi như vậy có thể khin người ăn mắc bệnh Creutzfeldt-Jakob- căn bệnh về não có mức độ tử vong cao. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến mất mạng.

Tượng tinh (tinh khí của voi)

Trước hết, chọn những tổ yến thật to và tốt được lấy từ các đảo ngoài khơi biển Nam hải, rửa cẩn thận rồi nấu bằng nhân sâm và đường Chủng Càu Chỉ của Đại Hàn, hòa chung với nước lê Vân Nam cùng bột Kiết Châu Phấn, nấu khô lại rồi tạo thành hình con voi, cuối cùng bỏ vào lò nung cho thật chín và chắc.

Tượng tinh là các nài voi đã lấy sẵn, khi con voi làm bằng tổ yến đã được nung, các đầu bếp sẽ khoét lưng voi một lỗ trống vừa đủ nhét vào một cái bóng cá voi đã ngâm thuốc bắc phơi khô và có chứa tượng tinh trong đó. Món ăn được đem đi hấp cách thủy. Để thưởng thức món ăn, thực khách sẽ lấy một chiếc kim vàng và đâm vào bụng con voi để chất nước nhờn chảy vào chén bạc rồi uống.

Cỏ phương chi

Cỏ Phương Chi thường mọc trên phiến đá ở ngọn núi Thái Hàng. Đặc biệt, loại cỏ này chỉ vào những năm nhuận mới mọc và chỉ mọc đúng môt lần duy nhất vào ngày Trung thu, và đời sống lại rất ngắn, chỉ gặp phải ngọn gió bắc đầu mùa sẽ khô héo ngay lập

Cỏ Phương Chi. (Ảnh: Internet).

Muốn hái được loại cỏ này, trước đó một ngày người ta phải dắt lên núi một con ngựa đực trắng tuyền. Lúc mặt trời vừa mọc, dẫn ngựa tới phiến đá có cỏ, đợi ngựa ăn xong, sau đó "hóa kiếp" cho ngựa, rồi mổ bụng lấy dạ dày đem về chế thuốc, phơi khô. Tương truyền, cỏ này mát, trừ bách bệnh.

Cỏ Phương Chi sẽ được được nấu với Long Tu, người ăn vào sẽ sảng khoái tinh thần, suốt cả tháng không thấy mệt mỏi.

Trứng công

Thịt công làm nem đã là món quý, trứng chim công lại càng trân quý hơn nữa vì rất khó lấy được trứng công (khó đến gần ổ trứng vì công sẽ chống cự dữ dội để bảo vệ trứng, thậm chí công phá vỡ ổ trứng để không cho người lấy).

Công bảo vệ trứng rất kĩ lưỡng. (Ảnh: Internet).

Để nấu được món này, cần đến 100 con khỉ được huấn luyện để trộm trứng công. Kết quả thu được 500 trứng đãi khách, nhưng số khỉ lại "hi sinh" mất một phần ba.

Heo sữa Phúc Châu

Vùng Phúc Châu (Trung Quốc) có giống heo quý, thịt thơm ngon vô cùng, chuyên ăn một loại củ (giống như củ Hoành Tinh) mọc ở đồi Châu Tịch Xương.

Bữa tiệc đãi khách sử dụng 100 con heo sữa, là những con heo giống Phúc Châu 2 tháng tuổi. Heo được thui qua một lượt để làm sạch lớp lông heo. Tiếp đến người ta sẽ mổ bụng bỏ hết ruột gan rồi ướp các loại thuốc bổ quý trong vòng 3 ngày và đem chưng cách thủy. Lúc ấy thịt heo vô cùng thơm ngon, xương rất mềm.

Sơn dương trùng

Được lệnh của Từ Hi Thái Hậu, các thợ săn của vùng Hồ Bắc sau gần một tháng lặn lội rừng sâu đã bắt được 6 con dê núi đang có mang tại một cánh rừng vùng Thiên Tân. Đàn dê này sau đó được chăm sóc cẩn thận, hàng ngày được cho ăn bằng loại cỏ ở Vân Nam và Quảng Tây.

Đây là cỏ “Đông trùng hạ thảo” vô cùng quý, là vị thuốc bổ can thận. Dê ăn cỏ quý này, lại ăn thêm các lá cây thuốc bổ khác, 6 con dê núi ngày càng mập mạp, đẻ ra lứa con cũng mạnh khoẻ, to lớn hơn so với đồng loại.

Dê con vừa đúng 2 tháng tuổi được chọn lấy 14 con giao cho nhà bếp sơ chế. Sau đó, được ngâm vào thùng gỗ to đựng nước gừng và rượu quý. Đến ngày thứ 2, dê được vớt ra bỏ vào bể bằng sứ chứa sữa dê tươi và nước sâm nhung. Sau 2 ngày, người ta lấy hoa sen trắng (đã được tách cánh hoa và ghim kim vàng xuyên từ hương sen đến cuống hoa) cắm đầy mình dê. 

Ngâm đến ngày thứ 10 (đúng hôm mùng 7 tiệc tàn), xuất hiện những con trùng trắng muốt đầy trong hoa sen. Nhà bếp sẽ nhặt lấy loại trùng sơn dương này chế biến thành món ăn, vô cùng bổ dưỡng, có tác dụng trị các bệnh lao phổi, tê bại, bán thân bất toại

Em đi bỏ lại con đường-Lương Phúc Thọ

 

https://baomai.blogspot.com/ 

Ba tôi là một người đẹp trai và rất có duyên. Ông có một vẻ khôi hài tưởng như hời hợt nhưng nếu hiểu ông thật nhiều, người đối diện sẽ nhận ra sự sâu sắc trong mỗi câu đùa bỡn đó. Ba tôi rất đào hoa. Nếu trong đời tôi mà gặp được một người như ông, tôi sẽ yêu ngay không do dự. Nhưng ba khá khó hiểu và hay làm tôi sợ mỗi khi ông buồn vì bị mẹ chì chiết.

Ba tôi theo đạo công giáo, ngày xưa khi lấy ba tôi mẹ cũng phải theo đạo, nhưng sau đám cưới không bao lâu bà không thèm đi nhà thờ nữa. Còn ba, thỉnh thoảng tôi thấy ông trở về từ nhà thờ vào sáng chủ nhật, mắt buồn vô hồn ngân ngấn nước. Ba nói ông vừa xưng tội. Tôi chưa thấy ba có lỗi với ai, ngay cả một con côn trùng nhỏ nhoi ông cũng không nỡ giết. Ông tốt bụng đến mức hay bị lợi dụng. Vậy tại sao ông cứ hay xưng tội. Hay là ông có lỗi với mẹ vì chỉ có mẹ là không bao giờ hài lòng với ông?

https://baomai.blogspot.com/
Note: hình trong bài này là minh họa

Mẹ không xứng với ba nếu xét về ngoại hình. Mẹ không xấu, thậm chí nếu nhìn kỹ sẽ thấy mẹ rất có nét. Nhưng có thể vì lúc nào mẹ cũng cau có còn ba thì tươi cười nên trông mẹ rất khó coi bên cạnh ba. Mẹ hay nói "Tao đã từng yêu ổng" nhưng ba thì chưa bao giờ nói gì về tình yêu của hai người. Tuy đào hoa nhưng chưa bao giờ ba phản bội mẹ. Năm tôi 19 tuổi, khi vào năm nhất đại học tôi phải lòng người thầy trẻ của mình. Thầy khá đẹp trai nhưng chưa đẹp bằng ba tôi. Lần đầu tiên biết yêu tôi khó giấu những cảm xúc của mình, về nhà tôi hay nhắc đến thầy, nhắc nhiều đến nỗi ba tôi nhận ra và nhìn tôi nhẹ nhàng hỏi "Yêu rồi sao?". Ánh mắt ba rất lạ lùng. Vừa khích lệ nhưng cũng vừa răn đe. Rồi ba nói tiếp "Con gái rồi sẽ hiểu ba!". Nhưng tôi chẳng hiểu gì sất và còn đang bận tâm đến mối tình đầu của mình. Cho tới hôm nay, khi tôi đã kịp yêu thêm hai người nữa mà vẫn chưa đi tới hôn nhân thì tôi phát hiện ra ngăn tủ bí mật của ba.

Những tấm hình đen trắng ba tôi đã chụp từ lâu được xếp kỹ lưỡng trong những phong bì ngả vàng. Bên ngoài mỗi phong bì được viết chủ đề của tập ảnh và các mốc thời gian. Hình lúc ba còn trẻ đẹp trai quá sức tưởng tưởng nhưng chưa bao giờ ba đêm khoe với tôi. Thậm chí tôi nghĩ mẹ cũng không biết gì. Hồi đi học ở đại học văn khoa Sài Gòn ba có khuôn mặt thật ngây thơ với đôi mắt đen trong sáng, lúc tham gia vào ban nhạc trẻ "Sur le Mont" chuyên hát nhạc Pháp thì ba "bày đặt" để tóc hippy hơi dài, nhìn có vẻ quậy nhưng mặt vẫn hiền queo. Và mỗi xấp hình gợi cho tôi nhiều tò mò khi đọc thấy dòng chư bên ngoài phong bì "Những ngày tháng đẹp". Đây rồi, thì ra là hình ba chụp với một cô gái xinh xắn, khuôn mặt trái xoan và đôi mắt tròn đen cũng to như mắt của ba.

Trong ngăn kéo bí mật, ngoài mấy xấp hình ra, tôi còn tìm thấy mấy tấm thiệp chúc sinh nhật ba của một người bạn tên Lan và bất ngờ thấy cả một lá thư mà ngoài phong bì không có tên người gởi cũng như người nhận. Thư viết bằng mực xanh, nét chữ nghiên đều rất nữ tính. Thư cũng không đề ngày nhưng tôi thấy nét chữ của ba đề bên trên "nhận được ngày...". Tôi bắt đầu đọc...

https://baomai.blogspot.com/

"Duy nhớ,

Trong đời Lan, Lan đã nhận được nhiều bức thư thổ lộ của các chàng trai. Nhưng Lan không ngờ là có lúc tới phiên Lan, Lan cũng làm cái việc "vạch áo cho người xem lưng".

Lan không xác định được từ khi nào, Lan đã phải lòng Duy. Và kể từ ngày đó, Lan luôn luôn khổ sở và day dứt. Lan không quan tâm Duy có tình cảm với Lan hay không, Lan không có ý mong chờ Duy nói gì đó với mình. Vì Lan thích làm người chủ động. Và người thích chủ động đó, cho tới ngày hôm nay mới dám thổ lộ lòng mình một cách chân thành nhất vì người ta có nỗi khổ tâm riêng. Khi Lan biết mình có tình cảm với Duy thì Lan đã có anh Minh rồi. Điều này xảy ra trước khi anh Minh đi khá lâu. Và khi anh Minh đi du học xa, Lan không còn gặp ảnh thường xuyên nữa thì Lan ngạc nhiên thấy mình không nhớ đến ảnh. Mà người Lan thấy hằng đêm trong những giấc mơ, làm Lan thao thức, nghĩ ngợi lại là Duy. Lan thấy có lỗi với anh Minh, nhưng nếu người ta có quyền sống thật với lòng mình và có thể hiểu được vì sao mình lại xử sự như vậy thì cuộc đời đỡ rắc rối hơn rất nhiều.

Lan có thể gọi tên tình cảm của mình dành cho Duy. Đó là tình yêu, trong sáng và chân thành. Lan hy vọng Duy không cười Lan vì Lan là con gái mà lại đi bước đầu tiên. Duy không săn sóc, không chiều chuộng Lan, thậm chí sinh nhật Lan cũng không nhớ. Nhiều lúc Duy chững chạc và sâu sắc, rất người lớn làm Lan kính trọng.. Nhưng đôi khi Duy lại hời hợt và mất phương hướng, trẻ con quá làm Lan tổn thương.

https://baomai.blogspot.com/

Sở dĩ Lan muốn Duy biết Lan yêu Duy là vì Lan hy vọng Duy sẽ nghĩ khác đi về cuộc đời này. Duy sẽ sống có ý chí hơn và tích cực hơn. Duy đừng xem trọng những vấn đề tài chính hơn tình cảm con người. Duy có đủ điều kiện xây dựng một gia đình hạnh phúc, Duy chỉ thiếu một tham vọng tiến thân và thừa những ý nghĩ tiêu cực.

Lan biết mình không dễ dàng yêu ai. Vì vậy một khi Lan đã yêu Duy thì cũng có nghĩa là Duy xứng đáng. Xin Duy đừng cho là Lan kiêu ngạo, mà Duy có nghĩ vậy cũng không sao..

Còn vài ngày nữa anh Minh về. Rồi Lan sẽ tiếp tục làm người yêu của ảnh hay ảnh sẽ không chịu đựng nổi khi biết là trong tim Lan đã có thêm hình bóng của một người con trai khác. Sau khi đọc xong thư này, vì một lý do nào đó, chắc Duy sẽ tránh mặt Lan. Lá thư này chỉ để Duy hiểu Lan hơn, vậy thôi. Lan không đòi Duy phải có tình cảm phản hồi đâu, đừng lo!

Lan"

***

Cô Lan này đúng là một người đặc biệt, vừa sắc sảo vừa bộc trực, vừa kiêu kỳ vừa khiêm tốn. Tôi tò mò muốn biết số phận cô sau này, cô sẽ lấy "anh Minh"? Còn ba tôi, sao một cô gái tuyệt vời như cô Lan mà ông không cố gắng dành lấy để rồi cưới mẹ tôi mà sống không hạnh phúc?

Ngày mai ba sẽ đi công tác ở châu Âu về. Chùm chìa khoá ba giao cho tôi để vào công ty dọn dẹp phòng làm việc đã giúp tôi vô tình phát hiện ra ngăn tủ bí mật.. Hẳn ba đã trân trọng những kỷ niệm của mình nhiều lắm nên mới không muốn chia sẻ với ai. Nhưng tôi cũng nóng lòng muốn nghe ba tâm sự. Dù gì tôi cũng lớn rồi, và tự nhiên tôi có cảm tình với cô Lan quá.

Ba về. Tôi nhìn lại ba. Ba đã thay đổi khá nhiều so với thời những tấm hình trong ngăn tủ. Mắt ba không còn vẻ hiền lành của một chàng trai mới lớn. Nhưng mắt ba vẫn còn buồn và nụ cười vẫn còn tươi. Đến bây giờ tôi mới nhận ra ba mình có một vẻ đẹp mâu thuẫn như cá tính của ông: vừa chững chạc và sâu sắc nhưng đôi khi lại hời hợt và mất phương hướng. Tôi đưa trả chùm chìa khoá cho ba:

- Con đã dọn dẹp. Sao những lần đi công tác trước ba không bắt con dọn phòng giùm luôn? Bề bộn lắm!

- Đọc hết rồi chứ?

Tôi không biết ba muốn nói gì. Giọng ba trầm, mắt ba sâu, miệng ba mím lại. Dù đã già ba vẫn còn rất đẹp trai. Thì ra ba cố tình cho tôi phát hiện ra ngăn kéo bí mật. Đã tới lúc ba muốn chia sẻ với tôi? Ba nhìn tôi dịu dàng và rồi tôi cũng thú nhận: "Đọc hết!". Không cần rào trước đón sau, ba vô đề ngay như đã chờ đợi ngày được tâm sự với con gái lâu lắm rồi:

https://baomai.blogspot.com/

- Lan và ba học chung lớp ở ĐH và cùng tham gia vào ban nhạc của khoa. Đó là mối tình duy nhất của cuộc đời ba. Nhưng ba đã không đủ can đảm để dành lấy nó. Con đã yêu và thất bại nhiều lần, nhưng có thể con chưa hiểu tình yêu là gì. Con chưa từng biết đến một mối tình lớn làm người ta suốt đời khắc khoải. Hôm nay ba muốn nói hết cho con nghe, con sẽ hiểu chuyện ba mẹ hơn và biết đâu con sẽ thành công hơn trong tình yêu sau này. Đừng ngắt lời ba.

Ba mở ngăn tủ lấy xấp hình chụp với cô Lan ra xem qua một lần nữa, rồi ba giở lá thư úa vàng ra, tay run run xúc động.

- Lan đã yêu ba biết nhường nào, thậm chí Lan có thể bỏ tất cả để đến với ba. Nhưng ba không dám. Bao nhiêu năm qua ba tự hỏi vậy mình có yêu Lan nhiều như Lan đã yêu ba không? Nếu yêu sao ba còn để mặc cảm, sự xấu hổ và hèn nhát chi phối khiến ba đã chạy trốn Lan. Ba và Lan học chung lớp nhưng khi Lan có anh Minh rồi thì hai người mới có dịp hiểu nhau hơn lúc cùng tham gia vào ban nhạc "Sur le Mont".

https://baomai.blogspot.com/

Thật ra tình yêu không phân biệt kẻ đến trước người đến sau. Nhưng ba lúc đó là một thằng sinh viên nghèo học xa nhà, rồi ra trường cũng không có sự nghiệp cho ra hồn mà chỉ là một tên thư ký cho hãng bia của Pháp. Còn Lan vừa học giỏi vừa xinh đẹp lại tháo vát nên làm trong một lãnh sự quán. Anh Minh của Lan còn xuất sắc hơn, nhà lại có quyền thế, gìau lắm. Đặc biệt ba biết anh ta yêu Lan vô cùng và theo đuổi Lan hơn một năm trời mới được Lan chấp nhận. Con coi làm sao ba không có mặc cảm cho được.

Ba ngừng lại, mắt ba mở to thất thần như hối tiếc một điều tốt đẹp mình đã vô tình đánh mất.

- Khi Lan đưa cho ba lá thư này, Lan nói "Đọc đi!" - Ba lắc đầu cười - Lan lúc nào cũng nói những câu ra lệnh với ba, nhưng lần đó nói xong Lan vụt chạy vào nhà. Và ba đã không gặp lại Lan ròng rã 30 năm qua. Ba ngỡ ngàng cầm lá thư trong tay, không ngờ được. Chắc con có thể tưởng tượng ba xúc động thế nào khi đọc những dòng chữ bộc bạch lòng mình của Lan. Ba đã khóc nức nở như một đứa trẻ, vì hạnh phúc, vì tủi thân, vì bối rối. Ba đọc đến thuộc lòng, nhắm mắt cũng hình dung được nét chữ của Lan. Ba muốn gọi điện cho Lan gặp nhau nói hết mọi chuyện nhưng không đủ can đảm. Ba tự cấm mình không được nhớ đến Lan và ba đã tránh mặt Lan như Lan dự đoán,. Ba tự thuyết phục mình "Yêu là phải hy sinh", Lan không thể nào hạnh phúc được với một người như ba. Nói yêu Lan làm gì khi mà ba không đủ sức lo cho Lan một cuộc sống tương đối. Còn với anh Minh, Lan sẽ có tất cả. Anh ta vừa có tài lại vừa có đức. Rồi Lan sẽ quên ba và lại tìm được sự đồng điệu với anh Minh sau thời gian xa nhau. Sau đó một năm Lan lấy chồng, ba cũng không đến dự vì lúc đó thật ra ba đang làm việc trên một chiếc tàu du lịch đi vòng quanh thế giới. Ba đã đổi việc làm để được ra đi, để trốn chạy đất Sài Gòn nhiều kỷ niệm. Con biết Lan lấy ai không?

- Anh Minh chứ còn ai vô đây nữa!

https://baomai.blogspot.com/

- Không, anh ta cũng không có cái diễm phúc đó! - Ba cười, buồn đến mức tôi muốn bật khóc - Ba đã tự lừa dối mình. Trong thư Lan có nói là không nhớ gì đến anh Minh mà chỉ nghĩ đến ba. Vậy mà ba vẫn cố thuyết phục mình, Lan rồi sẽ hạnh phúc với anh ta. Sau khi anh Minh về ít lâu, chỉ chừng một tháng là Lan xin đi du lịch sang Pháp. Ba nghĩ Lan cũng muốn trốn chạy, trốn anh Minh và trốn tất cả những gì làm anh khổ sở. Rồi qua bạn bè chung của hai người, ba biết tin Lan làm đám cưới với một kiến trúc sư người Pháp và sang định cư luôn ở quê chồng. Lan vẫn liên lạc với bạn bè trong nhóm trừ ba Lan chắc là buồn và giận ba lắm. Khi nghe Lan lấy một người nước ngoài trong thời gian ngắn như vậy ba suy nghĩ rất nhiều. Ba chắc Lan khó có hạnh phúc với một cuộc hôn nhân như vậy. Ba muốn viết thư cho Lan nhưng tồi lại thấy mình không xứng đáng. Và ba đã cố gắng vươn lên như Lan hằng mong mỏi. Ngày xưa ba không bao giờ nghĩ mình có thể trở thành một thương nhân vì tánh ba dễ mủi lòng và sống thiên về tình cảm. Nhưng có lẽ vì không muốn cứ mãi là một người đàn ông yếu hèn mà ba đã cố gắng và thành công với việc kinh doanh.

Ba ngừng lại, nhìn căn phòng làm việc sang trọng của mình và mỉm cười chua chát:

https://baomai.blogspot.com/

- Ba đã từng xem trọng vật chất khi ba còn quá khó khăn, đến khi tiền bạc quá nhiều ba mới hiểu tình cảm mới là điều đáng quí và khó tìm. Lúc trước ba không dám lấy ai và nghĩ cũng không ai muốn lấy ba. Nhưng sau khi Lan lấy chồng được bốn năm, bà nội hối ba lập gia đình vì sự nghiệp của ba đã khá vững chắc rồi. Ba lấy mẹ con như một sự sắp đặt, ba biết trước mình sẽ không thể nào hạnh phúc, vậy mà ba vẫn chấp nhận cưới. Ba có tội với mẹ con. Sau khi con ra đời ba mới giật mình vì đã tạo ra một con người không bằng tình yêu. Ba có tội với con. Ba không muốn lặp lại lỗi lầm này với một đứa con nữa nên mẹ con căm ghét ba. Ba muốn trả lại tự do cho mẹ nhưng bà từ chối.

- Con hiểu mẹ - Tôi lên tiếng - và con cũng hiểu ba.

 - Con chưa hiểu ba đâu, chính ba còn không hiểu nổi ba nữa là! - Ba lại cười buồn

 - Câu chuyện chưa kết thúc. Ba tình cờ gặp lại anh Minh sau 23 năm Lan lấy chồng. Con không tin được đâu, anh ta không lấy vợ. Anh nói với ba "anh đã cho Lan hết tình yêu của mình nên anh không thể nào yêu ai khác". Ba thấy mình cũng có tội với anh.

https://baomai.blogspot.com/

- Cô Lan này có phước thiệt! - tôi buột miệng - ai cũng yêu cô ta đến trọn đời.

- Đã rất nhiều lần ba muốn gặp lại Lan khi đi công tác sang Pháp nhưng ba sợ. Hai lần rồi ba cầm địa chỉ Lan, đáp xe lửa rồi taxi đến trước căn nhà Lan ở nhưng ba không dám xuống xe. Ba lúc đó đã 46 và 50 tuổi mà vẫn còn nguyên sự rụt rè cả thẹn ngày nào. Nhưng lần đi công tác này ba quyết định phải gặp cho được Lan để về kể cho con nghe đoạn cuối của câu chuyện.

Tôi mở to mắt lắng nghe đoạn gay cấn nhất của một câu chuyện tình 30 năm sau

 - Cô Lan có đẹp không? Cô sống hạnh phúc không?

 - Ba không gặp được Lan

- Sao??

- Trước khi đến nhà ba quyết định gọi điện thoại. Ba nhận ra ngay giọng Lan, Lan cũng nhận ra ba "Duy hả? Có chuyện gì không? Sao lâu quá không gặp?" - Ba lắc đầu cười - Tánh tình không thay đổi!!" "Lan biết thế nào cũng có ngày Duy tìm Lan nhưng không ngờ lâu dữ vậy. Lan viết sẵn di chúc để lại một cái hộp cho Duy rồi". Ba đề nghị gặp mặt nhưng Lan từ chối. "Thôi! Bây giờ Duy già rồi, nhăn nheo , bệ vệ, xấu thấy mồ còn để Lan thấy làm chi. Duy đang ở đâu để Lan cho người đem quà đến. Bao nhiêu năm qua không liên lạc , nhưng giờ đã nói chuyện với nhau rồi thì sau này Lan sẽ viết thư". Ba nài nỉ bao nhiêu Lan cũng không chịu, cứ nói không muốn thấy ba đã già. Hai mươi phút sau cú điện thoạị đó, một chàng tây lai đẹp trai đem đến cho ba cái hộp, nói tiếng Việt rất giỏi.

"Con là Michel Minh Duy mẹ con gởi bác hộp này. Con đã qua Việt Nam nhiều lần. Con đã từng cho xe chạy đến trước nhà bác ở Việt Nam theo lời mẹ con biểu để "thám thính" - cậu ta cười lém lỉnh - con phải ngồi trong xe rình bác gái để về nói lại là mẹ con đẹp hơn vợ bác. Sau này về làm ăn con sẽ đến nhà bác chơi, mẹ con xúi phải "cưa" con gái bác!"

https://baomai.blogspot.com/

Ba tôi bật cười lớn, cười sặc sụa. Khi ba nguôi cơn cười, tôi thấy trong mắt ba có nước. Ba mở va li lấy ra một hộp giấy và cho tôi xem những tấm thiệp sinh nhật. Mỗi năm người đàn bà đó đã viết cho ba tôi một tấm thiệp nhưng bà đã không bao giờ gởi. Còn ba tôi, ba nói: "Cho đến giờ ba cũng không nhớ được ngày sinh nhật của Lan".

https://baomai.blogspot.com/

Trong cuộc đời những chuyện như thế không phải ít. Mấy ai trong cuộc đời chọn được một kết cuộc hợp lý cho mình? Mấy ai đủ dũng cảm để gạt đi những con mắt người đời để mà sống cho riêng mình? Thế nên đừng trách sao con người luôn nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ.

dimanche 18 octobre 2020

7 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ, minh mẫn như xưa!

Rất nhiều người đã trải qua việc như thế này: Có chuyện muốn nói, nhưng khi mở miệng ra thì không biết nói gì; Đi được nửa đường, nhưng lại không nghĩ ra là đi làm gì; Vừa đặt đồ xuống liền quên mất là để ở đâu rồi…

Suy giảm trí nhớ bắt nguồn từ nhiều phương diện. Một trong số các nguyên nhân đó là không khí trong phòng thiếu oxy, máu lưu thông không tốt, dẫn đến não bộ không được cung cấp đủ máu khiến xuất hiện các cảm giác đau đầu chóng mặt, suy giảm trí nhớ.



Thực ra chỉ cần một số động tác nhỏ trong cuộc sống – nếu bạn thường xuyên tập luyện sẽ rất có ích cho việc cải thiện trí nhớ.

Mẹo 1: Nâng cao chân

Khi phần cẳng chân được nhấc lên, cao hơn vị trí của tim một chút thì máu ở phần cẳng chân và đùi sẽ chảy về phổi và tim, không những có thể giảm áp lực cho tĩnh mạch ở cẳng chân và đùi mà còn khiến cho lượng máu cung cấp cho phần đầu tăng lên, khiến tinh thần của bạn trở nên sảng khoái.

Mẹo 2: Lắc đầu qua lại

Các động mạch ở cổ là đường ống để cung cấp máu cho não. Lắc đầu khiến cho những bộ phận này vận động, không những có thể tăng lượng máu cung cấp cho não mà còn có thể giảm khả năng chất béo ứ đọng lại trong động mạch cổ. Đồng thời nó cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ.

Mẹo 3: Vươn vai

Cơ thể nếu ở trong một tư thế quá lâu, phần điểm cuối của mạch máu ở tay sẽ bị tích tụ rất nhiều máu. Động tác vươn vai là quá trình cơ bắp được thắt chặt và thả lỏng, lượng máu tích tụ cũng được đưa về tim. Tim sẽ nhận được nhiều máu để đưa đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó đại não cũng được chia cho một phần.

Mẹo 4: Chải tóc

Mang theo bên mình một cây lược hoặc là lấy tay để chải tóc có thể cải thiện sự chuyển động của máu ở phần da đầu.
Cách làm cụ thể: Mở nhẹ mười ngón tay, chải tóc từ trước ra sau từ trên xuống dưới, một ngày làm 3-4 lần, mỗi lần từ 3-5 phút có thể tác dụng nâng cao trí lực, tinh thần được thả lỏng và chăm sóc sức khỏe não, nó đặc biệt có ích cho những người mắc bệnh suy nhược thần kinh.

Mẹo 5: Cắn chặt răng

Khi cắn chặt răng, lượng nước bọt bài tiết ra sẽ tăng lên, trong nước bọt có chứa Parotin có tác dụng trì hoãn sự già yếu. Mấy năm gần đây có nghiên cứu phát hiện ra rằng, trong nước bọt có chứa thành phần ức chế ung thư, có tác dụng phòng ngừa các u ác tính ở đường tiêu hóa.

Mẹo 6: Vận động ngón tay

Ngón tay là đại não thứ hai của con người, thông qua việc vận động ngón tay có thể kích thích đại não, làm trì hoãn sự chết đi của các tế bào não.
Duỗi các ngón tay ra, cuộn tròn chúng lại, hai động tác thực hiện xen kẽ nhau, hoặc là hai tay thay phiên nhau mát xa các đầu ngón tay. Bạn cũng có thể thường xuyên dùng tay để nắm các quả bóng tập gym, để hai quả bóng gym chuyển động trong tay. Hoặc là bạn có thể trộn gạo và đỗ đen lại với nhau sau đó lại nhặt tách chúng ra. Dùng những động tác này để vận động hai tay sẽ đạt được mục đích là tăng cường và duy trì trí nhớ của đại não.

Mẹo 7: Vận động kích thích

Vận động có thể kích thích sự hoạt động của lớp vỏ đại não khiến não khỏe hơn. Một tuần chạy bộ, đi nhanh 5 lần, mỗi lần tập trong nửa tiếng, tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng cường trí nhớ.

Nước chiếm 50% thể tích đại não, chăm chỉ uống nước không những có thể trì hoãn sự già hóa mà còn có ích cho đại não. Khi uống nước nên nắm vững nguyên tắc chia làm nhiều lần uống, mỗi lần uống một lượng nhỏ, đợi khi khát mới uống thì có nghĩa là cơ thể bạn khá thiếu nước rồi.

7 mẹo trên trong cuộc sống bạn có thể áp dụng chúng mọi lúc mọi nơi, bạn đã ghi nhớ rồi chứ? Nếu quanh bạn có những người thường hay quên thì hãy mau chia sẻ 7 mẹo này cho họ nhé!

La conjonctivite, qu'est ce que c'est ?

 La conjonctivite, qu'est ce que c'est ? 

Un début de rougeur, des picotements, une sensation de brûlure, les yeux collés au réveil, des démangeaisons sévères... Plus de doute, vous avez une conjonctivite. C'est une infection de la conjonctive, la membrane qui recouvre le blanc de l'oeil et l'intérieur de la paupière.

Le lait maternel

Lorsqu'un tout-petit attrape une conjonctivite, on préfère souvent les médecines douces pour le traiter. Si la maman allaite encore, mettez-lui quelques gouttes de lait maternel sur l'oeil infecté plusieurs fois par jour, de préférence au moment de la tétée. Les vertus antiseptiques du lait maternel ne sont plus à prouver. 

Le miel

Le miel est un des produits miracles de la nature. Antiseptique, antiviral et antibactérien, il permet à l'oeil - ou aux yeux si les deux sont touchés - de retrouver son état normal. Dans une tasse d'eau bouillie et refroidie, diluez une cuillère à café de miel. Utilisez ensuite une dosette stérile vide (de sérum physiologique par exemple) puis mettez deux à trois gouttes trois fois par jour dans chaque oeil. Vous pouvez également appliquez du miel pur sur l'oeil pour réduire l'inflammation.

Le gel d'aloe vera

Le gel d'aloe vera se trouve en épicerie ou magazin bio. Choisissez-le bio pour être sûr qu'il soit pur. Appliquez le gel délicatement autour de l'oeil et de la paupière, massez doucement puis laissez pénétrer. Renouvelez le geste trois fois par jour. Vous réduirez l'inflammation et accélérerez ainsi la guérison. Pour laver l'oeil, on peut également tremper un coton dans un peu de jus d'aloe vera préalablement dilué dans de l'eau bouillie et refroidie.

Le cataplasme de pomme de terre

La pomme de terre possède des propriétés antibactériennes. Pour en faire profiter pleinement vos yeux, râpez une pomme de terre crue et enveloppez les morceaux dans un tissu fin propre, de type mousseline. Posez ce cataplasme environ cinq minutes sur les yeux et répétez le geste deux ou trois fois par jour.

La camomille

Pour soulager les démangeaisons et les sensations de brûlure liées à la conjonctivite, la camomille peut être une réponse efficace. Plongez quelques têtes de fleurs de camomille romaine dans de l'eau bouillie, laissez infuser et refroidir. Aspergez ensuite un coton ou une compresse stérile (non tissée c'est plus doux) de cette décoction et posez une dizaine de minutes sur les yeux. 

Maylis Choné

Vous aimerez aussi : Se soigner au naturel

La Patate douce multiple façon de la cuisiner

La patate douce, de multiples façons de la cuisiner

 

La patate douce est une plante vivace dont la culture se fait dans les régions tropicales et subtropicales telles que l'Amérique Centrale, le Pérou ou les Philippines. Elle est cultivée pour ses tubercules comestibles.

Selon les variétés, la pelure et la chair de la patate douce peuvent être blanches, jaunes, orange ou pourpre.


 

Les bienfaits de la patate douce :

  • Riche en fibres ;
  • Faible index glycémique ;
  • Riche en vitamine A, B6, B9 et C ;
  • Riche en cuivre et en manganèse ;
  • Diminue les risques de cancers et de pathologies cardio-vasculaires ;
  • Améliore les fonctions du foie.

La patate douce, qu'est-ce que c'est?

Carte d'identité de la patate douce

  • Saison : Octobre à mars.
  • Famille : Convolvulacées ;
  • Origine : Amérique du Sud ;
  • Couleur : Blanche, jaune, orange ou pourpre ;
  • Saveur : Sucrée.

Caractéristiques de la patate douce

La patate douce est composée d'une chair fibreuse pouvant être de différentes couleurs (blanche, jaune, orange ou pourpre) et d'une peau épaisse également colorée (orangée ou violette). Elle a une forme allongée rappelant celle de la pomme de terre.

La patate douce, de multiples façons de la cuisiner : tout comprendre en 2 min

Différences avec les aliments proches

La patate douce est proche de la pomme de terre pourtant elles ont des compositions différentes. En effet, la patate douce contient 50% de fibres de plus que la pomme de terre et son index glycémique est beaucoup plus bas. De plus, les substances colorantes, qui sont anti-oxydantes, de la patate douce ne se retrouvent pas dans la pomme de terre.

Mot du nutritionniste

Pour profiter pleinement des bienfaits de la patate douce, vous pouvez la consommer crue en carpaccio ou en rémoulage. Ainsi vous profiterez pleinement de ses vitamines et minéraux qui ne seront pas dégradés par une cuisson.

Valeurs nutritionnelles de la patate douce

Pour 100g de patate douce :

Nutriments                                                  

Quantités                                                   

Protéines

1,69 g

Lipides

0, 15 g

Glucides

12,2 g

Eau

78 g

Fibres

2,9 g

Vitamine A

1750 µg

Vitamine B6

0.23 mg

Vitamine B9

6 µg

Vitamine C

16.2 mg

Cuivre

0.13 mg

Manganèse

0.38 mg

 

 bienfaits de la patate douce : pourquoi en manger?
  1. Moyennement calorique grâce à sa faible teneur en protéines et en lipides, elle convient aux personnes souhaitant perdre du poids.
  2. Riche en fibres qui vont avoir pour rôle la régularisation de la fonction gastro-intestinale, la diminution des taux de cholestérol ainsi que la gestion de la glycémie.
  3. Faible index glycémique. L’indice glycémique de la patate douce est de 70 et celui de la pomme de terre régulière varie entre 80 et 111 selon la variété. Consommer des aliments à faible indice glycémique peut aider les personnes souffrant de diabète, ou qui sont à risque, de mieux contrôler leurs glycémies.
  4. Riche en vitamine A qui contribue à la croissance des os et des dents, maintient la peau en santé et protège contre les infections. De plus, elle joue un rôle antioxydant et favorise une bonne vision, particulièrement dans l’obscurité.
  5. Riche en caroténoïdes, des antioxydants qui vont lutter contre les radicaux libres.
  6. Diminution des risques de cancers grâce aux anthocyanes, de puissants antioxydants, qu'elle contient.
  7. Diminution des risques de maladies cardio-vasculaires. Grâce aux composés phénoliques et aux anthocyanines qu’elle contient, la patate douce pourrait prévenir et diminuer l’oxydation du « mauvais » cholestérol (LDL), un facteur de risque des maladies cardiovasculaires.
  8. Amélioration des fonctions du foie également grâce aux anthocyanes.
  9. Diminution de la résistance à l'insuline et amélioration du contrôle de la glycémie grâce au faible index glycémique de la patate douce.
  10. Stimulation de la réponse immunitaire grâce aux antioxydants.
  11. Ralentissement de la détérioration des fonctions cognitives qui seraient dû à la forte teneur en antioxydants.

Bien choisir son aliment

On trouve des patates douces dans la majorité des épiceries.

Les différentes variétés

La couleur de leur chair va de blanc crème à pourpre en passant par l'orange et le rouge. D'un point de vue nutritionnel, les variétés à chair orange ou pourpre sont préférables. Il faut que la chair soit ferme, sans taches molles et sans fissures.

Bien conserver

La patate douce se conserve dans un endroit frais, sombre et aéré, elle se gardera de 7 à 10 jours.

Préparation de la patate douce

Comment le cuisiner ? Comment l'assortir ?

La patate douce, comme l’igname, se prête aux mêmes usages culinaires que la pomme de terre. Sa chair, nettement plus sucrée que celle de la pomme de terre, permet également d'en faire des entremets, des marmelades, des poudings, des biscuits, des gâteaux, des glaces, des crêpes et d'autres desserts.

  • Comme légume d’accompagnement, faites-les cuire à l'eau. Ou, faites-en des tranches épaisses que vous ferez dorer à la poêle. Faites cuire jusqu'à ce que l'intérieur soit tendre, puis assaisonnez d'une herbe fraîche.
  • Intégrez des cubes de patate douce dans le couscous.
  • Pour des potages ou des veloutés, faites cuire les cubes de patate douce dans du bouillon de poulet et passez au mélangeur. Ajoutez de la crème fraîche ou du yogourt, un filet de lime et du gingembre.
  • Pour faire des galettes rôties, râpez les tubercules et émincez finement un oignon. Pressez dans un linge pour extraire le jus. Mélangez avec des oeufs et de la farine et faites frire à la poêle. Si désiré, assaisonnez la préparation avec du cumin, des piments forts et du cari.
  • Intégrez de la chair de patate douce dans les purées de poisson, comme la brandade, un mélange de morue émiettée, d’huile, de crème et d’ail.
  • À l’antillaise. Faites cuire les tubercules coupés en cubes avec de l'oignon et des morceaux de courge dans du lait de coco assaisonné de clou de girofle, de cannelle et de sel.
  • En Afrique, on fait un pain plat croustillant en mélangeant en parts égales de la farine de blé et la chair cuite de patates douces. La pâte est ensuite divisée en portions, aplatie et cuite à la poêle, à sec ou avec un peu d’huile.
  • Les feuilles et les tiges se mangent comme des épinards.

Histoire de la patate douce

Le terme « patate » est apparu dans notre langue en 1599. Il dérive de l'espagnol batata, qui l'a emprunté à l'une des nombreuses langues parlées par les Arawaks, des indigènes de la région centrale des Amériques. Ces derniers étaient notamment installés dans les Antilles au moment de la Conquête et ils étaient, bien sûr, consommateurs de patate douce.

Le mot « patate » suffit en principe à désigner le tubercule de l'Ipomoea batatas. Mais on prend généralement la peine d’ajouter l’adjectif « douce » ou « sucrée » pour ne pas la confondre avec la pomme de terre qui, sous l'influence de l'anglais, est souvent appelée « patate ».

On a longtemps cru que la patate douce venait de l'Inde, et certains l'affirment encore. C'est que cette plante était probablement cultivée sur le sous-continent indien avant le XVIe siècle. Toutefois, des fouilles archéologiques effectuées dans des sites péruviens – où les vestiges les plus anciens datent de 8 000 ans avant notre ère – indiquent qu'elle est bel et bien originaire de l'Amérique du Sud. On ne sait pas s'il s'agit de variétés cultivées, mais si c'était le cas, la patate douce serait probablement la première plante à avoir été domestiquée dans le Nouveau Monde, voire sur la planète. On n'a jamais trouvé l'ancêtre sauvage de cette espèce, bien qu'on ait trouvé ceux d'autres espèces du genre Ipomoea.

La patate douce fut introduite par les Espagnols et les Portugais en Europe, en Asie, en Afrique et en Australie après la conquête du Nouveau Monde. Par contre, elle a été introduite en Océanie bien avant la découverte de l'Amérique, peut-être vers 1 500 avant notre ère. Elle aurait voyagé vers l'ouest en empruntant les embarcations sud-américaines, puis polynésiennes pour s'installer graduellement sur toutes les îles du Pacifique, où elle fait depuis longtemps partie de l’alimentation de base. Une autre hypothèse veut que ses semences aient pu être disséminées par des oiseaux, dont le pluvier doré de Polynésie, réputé pour être un visiteur occasionnel des côtes occidentales de l'Amérique du Sud. D'autres chercheurs pensent plutôt que les capsules contenant les semences auraient été entraînées par les courants marins et se seraient implantées le long des rives fertiles des îles du Pacifique.

Aujourd'hui, la patate douce est cultivée dans tous les pays tropicaux, où elle constitue une importante ressource alimentaire. En plusieurs endroits, on en nourrit également les animaux d'élevage.

Pour aller plus loin

Jardinage biologique

Bien que la patate douce soit originaire des tropiques, des chercheurs ont sélectionné des variétés que l'on peut cultiver dans le nord avec un succès relatif. Très décorative, la plante est aussi cultivée dans les plates-bandes de fleurs. La propagation se fait par bouturage. On peut se procurer les boutures chez un spécialiste ou les prélever soi-même sur un ou des plants qu'on aura gardés en pot à l'intérieur durant l'hiver. Il suffira alors de les mettre dans l'eau jusqu'à ce qu'elles aient formé de bonnes racines.

Transplantez les plantules dès leur livraison ou gardez-les dans l'eau jusqu'au moment où il est possible de les mettre en pleine terre, c'est-à-dire lorsque les dangers de gel sont écartés. Choisissez un endroit ensoleillé, chaud et exempt de mauvaises herbes. Façonnez des buttons de terre bien meuble afin de favoriser la croissance des tubercules.

Le pH devrait se situer entre 5 et 6,5. Appliquez un engrais biologique à base de phosphate et de potassium. Éviter l'azote qui risque de favoriser les tiges au détriment des tubercules. Veillez à ce que l'irrigation soit constante, mais évitez que les plants aient les pieds dans l'eau.

La récolte se fait lorsque le gel noircit les feuilles ou lorsque la température tombe sous les 10 ºC. Faites maturer les tubercules pendant 1 semaine.

Écologie et environnement

À la fois moins exigeante pour le sol et plus productive à l'hectare que les céréales, la patate douce est en outre particulièrement bien adaptée aux climats arides et aux sols secs. De plus, puisqu’elle possède des tiges rampantes, elle protège le sol contre l'érosion éolienne. Dans les pays tropicaux, contrairement aux grandes cultures céréalières, elle est surtout le fait de petits producteurs, particulièrement des femmes, qui la cultivent bien souvent sur de minuscules lopins de terre. Cela leur permet de nourrir leur famille à moindre coût. La plante est facile à multiplier, puisqu'il suffit généralement de prélever des boutures sur les plants établis et de les piquer directement dans la terre, sans autre intervention d'importance. Énergétique et riche en nutriments, elle constitue, avec les autres légumes racines, une source alimentaire inestimable pour les plus démunis de la planète.

Rédaction : Caroline Melkonian
Nutritionniste
Janvier 2012