Nằm gọn trong phạm vi vùng núi Aravali và bao quanh bởi 13 đỉnh núi
cao, công trình này được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi Maharana Kumbha và là
một trong 32 pháo đài do hoàng tộc Rajput của vương quốc Mewar xây
dựng. Nó nằm cách thành phố Udaipur 84 km về phía bắc, ở bang Rajasthan.
Các pháo đài được bao quanh bởi một bức tường có chu vi dài 36 km, và chiều rộng thay đổi từ 4,5 đến 7,6m.
Tài liệu cổ ghi rằng 8 con ngựa vừa đủ để có thể đi cạnh nhau trên tường thành.
Những bức tường khổng lồ tại Kumbhalgarh mất gần một thế kỷ để xây
dựng, rất kiên cố và bất khả xâm phạm. Nhiều người gọi Kumbhalgarh với
cái tên trìu mến như Vạn Lý Trường Thành ở Ấn Độ.
Khu thành trì này tự hào có 7 cổng lớn và 7 thành lũy kéo dài thẳng
tắp, được bao quanh bởi các pháo đài và tòa tháp canh vĩ đại. Bên trong
các bức tường thành lớn ấy là 360 đền thờ và cung điện tráng lệ thờ các
vị thần Hindu và Phật được đặt trên đỉnh cao mang tên "Badal Mahal" hay
"Cung điện trên mây". Đứng trên đỉnh, bạn dễ dàng phóng tầm mắt ra xa
hàng cây số ngắm nhìn dãy núi Aravalli uốn lượn ngoạn mục và các cồn cát
cao của sa mạc Thar.
Truyền thuyết kể rằng Maharana Kumbha phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn khi xây dựng các pháo đài. Lúc đó, một vị pháp sư đã phán rằng, chỉ
khi có sự hy sinh tự nguyện của con người thì việc xây dựng mới diễn ra
thuận lợi. Cuối cùng, có một người tình nguyện và ngôi đền được xây
dựng ở nơi đầu và máu người ấy đã rơi. Ngày nay, ngôi đền thờ của người
tình nguyện viên vô danh có thể tìm thấy ở gần cổng chính của tường
thành.
Theo những câu chuyện dân gian kể lại, Maharana Kumbha từng thắp những
ngọn đèn lớn có sức tiêu thụ 50 kg bơ sữa trâu lỏng và hàng trăm kg bông
để cung cấp ánh sáng cho những người nông dân làm việc suốt đêm trên
thung lũng.
Vào những thời khắc nguy hiểm, khu thành trì này trở thành nơi trú ẩn an toàn cho các đế chế cai trị của vương triều Mewar.
Đây cũng là nơi người chiến binh vĩ đại Maharana Pratap được sinh ra và đào tạo.
Các pháo đài là nơi chỉ đạo các cuộc tấn công và trong lịch sử nó từng
bị thất bại một lần khi kẻ phản bội đầu độc nguồn nước bên trong thành,
để vua Mughal Akbar và các lực lượng từ Delhi, Amer, Gujarat, và Marwar
dễ dàng thâm nhập, phá phỡ tuyến phòng ngự kiên cố của vương triều
Mewar.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire