Triệu chứng của đột quỵ
Dec 10, 2020Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng*Hỏi: Mấy hôm nay, nhiều người xôn xao vì một danh hài được nhiều người thương mến vừa mới qua đời vì đột quỵ. Xin cho biết đột quỵ là gì? Các triệu chứng như thế nào? Nguyên nhân của đột quỵ? Phải làm gì khi bị đột quỵ?Đột quỵ (stroke), là một tổn thương đến não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. (Hình: wlvr.org)
-Đáp: Đột quỵ (stroke, còn gọi là tai biến mạch máu não), là một tổn thương đến não, xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Não bị thiếu oxy và dinh dưỡng, các tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Vì vậy, đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế, cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.Theo tổng kết về nguyên nhân tử vong về cách nguyên nhân gây tử vong từ năm 1999-2017 của Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm, ở Hoa Kỳ, có khoảng 150,000 trong số 860,000 cái chết từ bệnh tim mạch, được gây ra do đột quỵ. Tử vong do đột quỵ chiếm khoảng 1/19 của tổng số các tử vong tại Hoa Kỳ, do tất cả các nguyên nhân.
Đột quỵ được phân loại như sau:-Đột quỵ do thiếu máu tại chỗ: Gây ra do tắc nghẽn trong động mạch, chiếm khoảng 85% số trường hợp đột quỵ. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, một số trường hợp đột quỵ thuộc loại này vẫn còn chưa rõ nguyên nhân. May mắn thay, các liệu pháp dự phòng có hiệu quả cho tất cả các loại đột quỵ do thiếu máu tại chỗ. Các loại đột quỵ do thiếu máu tại chỗ phổ biến là:
+Đột quỵ do cục máu đông: Một cục máu đông hình thành trong một động mạch ở cổ hoặc não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là các mảng bám.
+Đột quỵ do tắc mạch: Tắc nghẽn do các cục máu đông hình thành ở đâu đó trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Nguồn phổ biến thường là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.
-Đột quỵ do chảy máu: Loại đột quỵ này được gây ra từ sự rò rỉ hoặc vết nứt trên một động mạch não hoặc trên bề mặt não. Những vết nứt này có thể là do phình mạch (một khu vực mỏng, yếu trên thành động mạch) hoặc từ sự dị dạng của hệ thống mạch máu não. Xuất huyết có thể xuất hiện ở trong não, hoặc trong khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài của nó. Khoảng 15% trường hợp đột quỵ là do xuất huyết.
-Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA): Thường gọi là đột quỵ nhỏ (mini stroke), TIA thực chất là những giai đoạn ngắn có triệu chứng của đột quỵ, thường chỉ kéo dài vài phút. TIA được gây ra do sự giảm tạm thời dòng máu cung cấp cho một phần của não, và không gây ra tác dụng rõ rệt lâu dài. Dù vậy, cần chú ý là, TIA được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao hơn, và cần gọi 911 hoặc vào cấp cứu ngay.
Triệu chứng
Các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ và TIA giống nhau, và bao gồm sự xuất hiện đột ngột một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây:-Tê liệt cấp tính, yếu hoặc tê cứng mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là một bên của cơ thể. Nếu ta không thể nâng hai tay qua đầu cùng một lúc, hoặc nếu ta không thể cười một cách bình thường, ta có thể đang bị đột quỵ.-Mất thăng bằng đột ngột, chóng mặt, mất phối hợp.-Mờ mắt hoặc giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt đột ngột, hoặc nhìn một mà thấy hai (double vision).-Lú lẫn đột ngột, khó nói hoặc không hiểu các câu đơn giản. Nếu ta không thể nhắc lại một câu đơn giản, ta có thể đang bị đột quỵ.-Đau đầu (thường là tại một phần nào đó của đầu) trầm trọng (như chưa bao giờ tệ đến vậy), không giải thích được và xuất hiện nhanh; có thể kèm theo nôn mửa.
Nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn nếu thấy xuất hiệu nhiều trong các triệu chứng kể trên cùng một lúc. Tuy nhiên, có nhiều tình trạng khác có thể giống đột quỵ, và cần phải có một chuyên gia y tế xác định nguyên nhân của các triệu chứng này. Việc học cách nhận biết các dấu hiệu này là quan trọng, và nếu có thể, chú ý ngay khi chúng bắt đầu.Mặc dù chúng có thể không gây đau và thậm chí qua đi nhanh chóng, chúng là những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng rằng một cơn đột quỵ đã xảy ra hoặc có thể sắp xuất hiện.Mỗi phút đều có ý nghĩa: điều trị càng sớm (lý tưởng là trong vòng 30 đến 60 phút, hay sớm hơn), nguy cơ xuất hiện tổn thương vĩnh viễn càng giảm.Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nào, đi đến phòng cấp cứu hoặc gọi cho 911 ngay!
Tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ. (Hình: shine365.marshfieldclinic.org)
Các yếu tố nguy cơNhiều yếu tố nguy cơ khiến một người dễ bị đột quỵ hơn. Các nguy cơ này bao gồm các yếu tố có thể kiểm soát được (những điều ta có thể thay đổi) và không thể kiểm soát được (những điều ta không thể thay đổi).Điều đáng mừng là ta có thể phòng tránh được hơn một nửa số loại đột quỵ bằng chăm sóc y tế và thay đổi lối sống.-Bệnh cao huyết áp: Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Do cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hai đến sáu lần, kiểm soát huyết áp giúp giảm nguy cơ đáng kể.
-Hút thuốc: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Phơi nhiễm với hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ.Cần chú ý là, nếu dừng hút thuốc hôm nay, trong vòng hai đến năm năm, nguy cơ đột quỵ sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.-Cholesterol cao và dư cân: Cholesterol thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc nghẽn những mạch này. Quá cân làm quá tải toàn bộ hệ tuần hoàn và mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ, như là cao huyết áp. Lối sống ngồi yên ít vận động làm gia tăng nguy cơ. Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể giảm nguy cơ đột quỵ.-Bệnh tiểu đường: Các vấn đề về tuần hoàn liên quan đến bệnh tiểu đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ thậm chí là khi mức đường huyết và insulin được kiểm soát chặt chẽ. Dù sao, kiểm soát tốt bệnh và dùng các thuốc phòng ngừa đột quỵ, khi cần, và được bác sĩ kê toa, sẽ giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ.-Bệnh tim mạch: Có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một yếu tố nguy cơ bổ sung là một bất thường ở tim được gọi là rung tâm nhĩ (atrial fibrilation), một loại bất thường nhịp tim đặc biệt ảnh hưởng đến trên một triệu người Mỹ. Thông thường, cả bốn buồng tim của trái tim đập theo cùng một nhịp, khoảng 60 đến 100 lần một phút. Ở người bị rung nhĩ, tâm nhĩ trái có thể đập nhanh và không kiểm soát được lên đến 400 lần một phút. Nếu không được điều trị, rung tâm nhĩ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 4 đến 6 lần. Thuốc có loãng máu và điều hòa nhịp tim thể giúp điều trị tình trạng này.-Đột quỵ tái phát: Một người có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao bị một lần đột quỵ khác. Nguy cơ cao này kéo dài xấp xỉ năm năm và giảm dần theo thời gian; nguy cơ cao nhất là trong vòng vài tháng đầu tiên. Bên cạnh chú ý tới những yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể kiểm soát được, những người trải qua đột quỵ có thể hưởng lợi từ thuốc kê đơn để giảm nguy cơ đột quỵ của mình.-Cơn thiếu máu não thoáng qua: Bị một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) làm tăng nguy cơ bị đột quỵ cao hơn trong tháng, thường nhất là trong hai ngày đầu. Các thuốc, bao gồm aspirin có thể được kê để giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ trong tương lai.-Tuổi tác: Mặc dù người trẻ tuổi có thể bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.-Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn một chút so với nữ giới.-Chủng tộc: Người Mỹ da đen có nguy cơ đột quỵ cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng.-Tiền sử gia đình: Nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu gia đình có người từng bị đột quỵ.Bên cạnh các yếu tố nguy cơ trên, đột quỵ cũng có liên quan đến việc sử dụng rượu nhiều (đặc biệt là uống quá độ); sử dụng các thuốc bất hợp pháp và gây nghiện như cocain và methamphetamin; tăng lượng hồng cầu; đau nửa đầu kèm hoa mắt (rối loạn thị giác); thuốc tránh thai và liệu pháp thay thế hormon với estrogen.Chưa có chứng minh nào chỉ ra có mối quan hệ trực tiếp giữa căng thẳng và nguy cơ đột quỵ.Cũng như với nhiều tình trạng, tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày trong tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.Điều cần nhớ nhất trong bài này là:-Cần biết, nhớ và gọi cấp cứu ngay khi có triệu chứng đột quỵ như kể trên.-Cố gắng để ý và kiểm soát các yếu tố nguy cơ nào kể trên, mà ta có thể kiểm soát được. Làm điều đó, lúc chưa bị đột quỵ, càng sớm càng tốt. [qd]
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire