jeudi 6 mars 2014

9 LOẠI DƯỢC PHẨM VÀ THỰC PHẨM KỊ NHAU

 
 
 
GHI NHỚ 9 LOẠI DƯỢC PHẨM VÀ THỰC PHẨM KỊ NHAU
1. Thuốc Aspirin và rượu

Rượu hay những đồ uống chứa nhiều cồn sau khi vào cơ thể, ethanol sẽ bị oxy-hóa ở gan 
biến thành acetadehyde, chất này lại một lần nữa bị oxy hóa thành axit axetic.

Trong khi ấy, aspirin lại là nhân tố ngăn ngừa quá trình oxy hóa acetaldehyde thành axit axetic, điều này không những làm tăng những cơn đau, sốt dữ dội mà còn gây tổn thương mạnh đến gan.

2. Berberine và trà

Trong vòng 2 giờ sau khi uống berberine tuyệt đối không nên uống trà. Bởi trong lá trà có chứa tannin, chất này khi vào cơ thể phân giải thành axit tannic. Loại axit này phản ứng với thành phần trong thuốc berberine làm giảm hiệu quả của thuốc.

3. Thuốc Ibuprofen với cà phê và coca
Nếu lạm dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm ( NSAID) như ibuprofen thường hay kích thích niêm mạc dạ dày, gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi loại thuốc này gặp cocain có trong cà phê và coca, dạ dày sẽ bị kích thích tiết dịch vị axit làm tăng áp lực trên niêm mạc dạ dày gây chảy máu dạ dày, nếu nặng có thể gây thủng dạ dày.

4. Viên caxi và rau bina

Trong vòng 2 tiếng đồng hồ sau khi uống viên canxi bổ sung không nên ăn rau bina. Bởi trong rau bina có chứa hàm lượng lớn oxalat kali, sau khi vào cơ thể, ion oxalat sẽ kết tủa thành ion canxi, gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến cơ thể còi cọc, chậm phát triển.

5. Thuốc chống dị ứng với pho mát và các chế phẩm thịt giàu histidine
Trong thời gian sử dụng thuốc chống dị ứng nên kiêng kị pho mát, các chế phẩm thịt giàu histidine.

Nguyên nhân là do histidine trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành histamine, mà thuốc chống dị ứng ức chế khả năng phân giải histamine gây tồn ứ chất này trong cơ thể từ đó gây chóng mặt, nhức đầu và những cảm giác khó chịu khác.

6. Thuốc dạ dày có vị đắng và những thực phẩm có vị ngọt

Những loại thuốc dạ dày có vị đắng thường dựa trên vị đắng nguyên chất của thành phần thuốc, kích thích tiết nước bọt, bài tiết dịch dạ dày để từ đó tạo cảm giác ngon miệng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa. Nếu vị đắng của thuốc mà gặp vị ngọt của thực phẩm bổ sung ngay sau khi uống thuốc dễ dàng giảm hiệu quả, thuốc sẽ gần như mất tác dụng chữa bệnh.

7. Thuốc lợi tiểu với chuối và cam

Khi sử dụng thuốc lợi tiểu, nhuận tràng lượng nhỏ kali sẽ lưu lại trong máu. Nếu lúc này lại bổ sung những thực phẩm giàu kali như chuối, cam…dẫn đến thừa kali nghiêm trọng, dễ dàng dẫn đến những biến chứng về tim mạch, vô cùng có hại cho sức khỏe.

8. Vitamin C và tôm

Sau khi uống viên bổ sung vitamin C không nên ăn tôm trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Bởi lượng lớn đồng trong tôm sẽ làm oxy hóa vitamin C, làm cho những viên bổ sung vitamin C mất tác dụng.

9. Các loại dược phẩm và thuốc lá
Sau khi uống thuốc 30 phút tuyệt đối không nên hút thuốc lá. Nguyên nhân do nicotin trong thuốc lá sẽ đẩy nhanh tốc độ các thành phần hóa học gây hại cho gan có trong thuốc, cản trở thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh.
 
Thục chuyển

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire