Mùa Chay là mùa ăn năn thống hối, cầu nguyện, bố thí, mùa chịu nạn,
thương khó, chuẩn bị cho đại biến cố Phục Sinh. Được bắt đầu từ thứ tư
Lễ Tro và kết thúc với Chúa Nhật Phục Sinh. Nó chứa đựng 40 ngày chay
tịnh để tưởng nhớ đến biến cố Chúa vào trong hoang địa ăn chay, cầu
nguyện và sau đó chịu sự cám dỗ trong 40 đêm ngày; là thời gian của
thương khó và thống hối. (thực sự là 46 ngày, nếu tính từ Thứ tư lễ Tro
cho đến Chúa nhật Phục sinh, nhưng theo nghĩa hẹp, Mùa Chay tính từ Chúa
nhật thứ nhất đến chiều Thứ Năm Tuần Thánh, nghĩa là cho tới lúc cử
thành thánh lễ Tiệc Ly vào ban chiều "in Caena Domini", trong đó Chúa
lập Bí tích Thánh Thể, rửa chân cho 12 môn đệ và truyền lại Giới răn
mới) (Thời gian 40 ngày cũng để nhớ lại 40 đêm ngày Maisen cầu nguyện
trên Núi Sinai và được Chúa trao cho 10 Giới răn. Rồi 40 ngày còn để nhớ
lại cuộc hành trình 40 ngày trong sa mạc của Tiên tri Elia, lúc ông
trốn khỏi cơn thịnh nộ của Hoàng hậu Gezabele, để tiến về Núi Oreb
(cũng là núi Sinai, kế Biển Ðỏ và Kênh đào Suez), nơi đây Chúa mạc khải
và trao cho ông sứ vụ mới (1 Vua 19),
Trong ba thế kỷ đầu, Mùa Chay chỉ kéo dài hai hay ba ngày, sau đó kéo
dài từ ba đến bốn tuần. Con số bốn mươi được áp dụng do quy định của
Công Đồng Nicaea (325). Ngoại trừ những ngày Chúa Nhật, Giáo Hội đề nghị
các tín hữu nên ăn chay theo luật định. Toàn thời gian Mùa Chay cũng là
thời gian chuẩn bị tâm hồn cho cuộc khổ nạn, chịu chết và Phục Sinh của
Chúa Giêsu Kitô. Trong Mùa Chay không được kết hôn, Linh mục mặc áo màu
tím, không có kinh Vinh Danh và Alleluia trong Thánh lễ. Không đệm đàn
khi không có tiếng hát. Không trưng bông trên bàn thờ. Mỗi ngày có Thánh
lễ với những lời mở đầu Mùa Chay khác nhau. Trong thời gian này, Giáo
Hội chuẩn bị cho biến cố trung tâm của lịch sử, sự Cứu Chuộc nhân loại
của Chúa Giêsu Kitô.
Công Đồng Vaticanô thứ hai dạy rằng :
Mùa Chay có hai đặc tính :
1/ Hồi tưởng lại bí tích rửa tội hoặc là chuẩn bị cho bí tích này.
2/Nhấn mạnh đến tinh thần ăn năn, sám hối.
Bởi những ý nghĩa đặc biệt này, mùa Chay chuẩn bị cho các tín hữu sẳn sàng cử hành mầu nhiệm vượt qua sau thời gian tiếp cận, gần gũi hơn với Lời Chúa và nồng nhiệt hơn trong sự cầu nguyện. Trong chính bản thân phụng tự và trong những hướng dẩn từ trung tâm của phụng tự, những chủ đề về rửa tội và thống hối được tuyên bố cách sâu sắc hơn” (SC 109).
“..Hằng năm qua bốn mươi ngày của Mùa Chay, Giáo Hội hiệp thông với mầu nhiệm của Chúa Giêsu trên hoang địa” (GLGHCG 540)
Vì thế tinh thần Mùa Chay là làm cho nội tâm cũng như hành động của mỗi cá nhân liên hệ đến phụng tự của Giáo Hội nhiều hơn và các tín hữu đáp trả nhiều hơn đối với sứ điệp và sự dạy dỗ của Chúa Kitô. Do đó Giáo Hội kêu gọi các tín hữu hảy hăng hái hy sinh, hãm mình, làm việc bác ái, cầu nguyện và làm việc Tông đồ trong Mùa Chay Thánh.
*******************************************************
TÂM TÌNH QUÁN GIÓ MÙA CHAY!_ 253
Stephen Richards Covey (October 24, 1932 – July 16, 2012) was an American educator, author, businessman, and keynote speaker. His most popular book was The Seven Habits of Highly Effective People. His other books include First Things First, Principle-Centered Leadership, The Seven Habits of Highly Effective Families, The 8th Habit, and The Leader In Me — How Schools and Parents Around the World Are Inspiring Greatness, One Child at a Time. He was a professor at the Jon M. Huntsman School of Business at Utah State University at the time of his death.
Trong cuốn sách có tựa đề "Bảy thói quen của những con người có tài
năng cao", tác giả
Steve Corvey đã kể lại kinh nghiệm mà chính ông đã có được trong một
chuyến xe điện ngầm tại New York vào một buổi sáng chủ nhật.
Tác giả kể lại rằng trên chuyến xe điện ngầm mọi người đang ngồi yên lặng, một số đang đọc báo, một số ngủ gà ngủ gật, một số khác thì nhắm mắt để chiêm niệm. Quả là một khung cảnh tĩnh lặng an bình. Thế rồi, đến một trạm dừng, một người đàn ông cùng với một đàn con bước lên xe. Mấy đứa nhỏ bắt đầu la lối cãi cọ nhau. Chúng ném đồ chơi vào người nhau, có đứa giật cả những tờ báo của người khác. Bầu không khí tĩnh lặng bỗng trở nên ồn ào khó chịu. "Ðây là những đứa trẻ mất dạy", có lẽ người hành khách nào cũng nghĩ thầm trong bụng như thế nhưng không ai dám lên tiếng, và điều làm cho hành khách khó chịu hơn là người cha vẫn ngồi bất động.
Tác giả Steve Corvey không thể tưởng tượng được rằng người cha có vẻ tỏ ra bất động như thế để cho các con của ông muốn làm gì thì làm. Cuối cùng, với tất cả bình tĩnh và tự chủ, ông đến gần bên người đàn ông và nói:
- Thưa ông, các con của ông quả thật đang quấy rầy người khác. Ông có thể bảo chúng ngồi yên một chút được không?
Người đàn ông đưa mắt nhìn tác giả Steve Corvey như thể đây là lần đầu tiên ông hồi tỉnh sau một cơn ngủ dài rồi nói:
- Ồ, ông có lý, tôi xin lỗi. Lẽ ra tôi phải lên tiếng bảo các con của tôi ngồi yên. Chúng tôi vừa mới rời bệnh viện, người mẹ của chúng vừa mới qua đời được một tiếng đồng hồ. Tôi không biết phải làm gì, và tôi nghĩ chắc các con tôi cũng chẳng biết phải cư xử như thế nào.
Tác giả Steve Corvey ghi lại như sau:
"Bạn có biết lúc đó tôi nghĩ gì không? Thình lình tôi thấy mọi sự đều thay đổi, vì tôi thấy khác cho nên tôi cũng cảm nghĩ khác và tôi cũng đã cư xử khác. Cơn giận của tôi bỗng biến mất, tôi không còn phải nghĩ đến chuyện kiểm soát cách cư xử và thái độ của kẻ khác nữa. Trái tim tôi tràn ngập nỗi đau của người đàn ông vừa mất vợ, những nỗi xúc động của cảm thương và đồng cảm tuôn trào. Tôi hỏi người đàn ông: "Vợ ông vừa mới qua đời ư? Ồ, tôi xin lỗi. Liệu tôi có thể làm được gì để giúp ông không?"
Không có gì thay đổi trên chuyến xe điện ngầm ấy, mọi sự đều như cũ, cũng vẫn những con người đó, cũng vẫn những đứa trẻ ồn ào đó. Nếu có thay đổi chăng thì đó là cách nhìn sự vật và cùng với cách nhìn ấy, cách cư xử cũng thay đổi.
* * *
Hình thức cao độ nhất của tình yêu là cùng chia sẻ chân thành một số phận. Chúng ta biểu lộ tình yêu không chỉ khi chúng ta ban tặng mà bằng cả khi đón nhận, trao đổi, tương trợ, đối thoại và hiệp nhất với người khác. Ðây là cách thế thể hiện tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ yêu thương con người từ trời cao, Ngài đã hóa thân làm người, Ngài đã trở nên giống loài người chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã biết thế nào là đói, Ngài đã biết thế nào là khóc. Quả thật, Chúa Giêsu đã làm người và đã chỉ cho chúng ta cách sống cho ra người. Sống đích thực là có thể quên mình. Làm người thực sự là có thể đặt mình vào hoàn toàn trong đời sống con người và chấp nhận trao đổi.
Mùa Chay chúng ta có dịp chiêm niệm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Trên thập giá Ngài đã thực sự sống trọn thân phận con người. Sự cảm thông và lòng thương xót đã được Thiên Chúa thể hiện một cách trọn vẹn qua cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Trong mầu nhiệm này, chúng ta được mời gọi để lấy sự cảm thông và tha thứ mà đối xử với nhau.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết đau với niềm đau của người khác, biết khắc khoải với nỗi khắc khoải của người khác ngõ hầu được tham dự một cách thâm sâu vào mầu nhiệm tử nạn của Chúa. Amen.
Đặng Thế Dũng
Tác giả kể lại rằng trên chuyến xe điện ngầm mọi người đang ngồi yên lặng, một số đang đọc báo, một số ngủ gà ngủ gật, một số khác thì nhắm mắt để chiêm niệm. Quả là một khung cảnh tĩnh lặng an bình. Thế rồi, đến một trạm dừng, một người đàn ông cùng với một đàn con bước lên xe. Mấy đứa nhỏ bắt đầu la lối cãi cọ nhau. Chúng ném đồ chơi vào người nhau, có đứa giật cả những tờ báo của người khác. Bầu không khí tĩnh lặng bỗng trở nên ồn ào khó chịu. "Ðây là những đứa trẻ mất dạy", có lẽ người hành khách nào cũng nghĩ thầm trong bụng như thế nhưng không ai dám lên tiếng, và điều làm cho hành khách khó chịu hơn là người cha vẫn ngồi bất động.
Tác giả Steve Corvey không thể tưởng tượng được rằng người cha có vẻ tỏ ra bất động như thế để cho các con của ông muốn làm gì thì làm. Cuối cùng, với tất cả bình tĩnh và tự chủ, ông đến gần bên người đàn ông và nói:
- Thưa ông, các con của ông quả thật đang quấy rầy người khác. Ông có thể bảo chúng ngồi yên một chút được không?
Người đàn ông đưa mắt nhìn tác giả Steve Corvey như thể đây là lần đầu tiên ông hồi tỉnh sau một cơn ngủ dài rồi nói:
- Ồ, ông có lý, tôi xin lỗi. Lẽ ra tôi phải lên tiếng bảo các con của tôi ngồi yên. Chúng tôi vừa mới rời bệnh viện, người mẹ của chúng vừa mới qua đời được một tiếng đồng hồ. Tôi không biết phải làm gì, và tôi nghĩ chắc các con tôi cũng chẳng biết phải cư xử như thế nào.
Tác giả Steve Corvey ghi lại như sau:
"Bạn có biết lúc đó tôi nghĩ gì không? Thình lình tôi thấy mọi sự đều thay đổi, vì tôi thấy khác cho nên tôi cũng cảm nghĩ khác và tôi cũng đã cư xử khác. Cơn giận của tôi bỗng biến mất, tôi không còn phải nghĩ đến chuyện kiểm soát cách cư xử và thái độ của kẻ khác nữa. Trái tim tôi tràn ngập nỗi đau của người đàn ông vừa mất vợ, những nỗi xúc động của cảm thương và đồng cảm tuôn trào. Tôi hỏi người đàn ông: "Vợ ông vừa mới qua đời ư? Ồ, tôi xin lỗi. Liệu tôi có thể làm được gì để giúp ông không?"
Không có gì thay đổi trên chuyến xe điện ngầm ấy, mọi sự đều như cũ, cũng vẫn những con người đó, cũng vẫn những đứa trẻ ồn ào đó. Nếu có thay đổi chăng thì đó là cách nhìn sự vật và cùng với cách nhìn ấy, cách cư xử cũng thay đổi.
* * *
Hình thức cao độ nhất của tình yêu là cùng chia sẻ chân thành một số phận. Chúng ta biểu lộ tình yêu không chỉ khi chúng ta ban tặng mà bằng cả khi đón nhận, trao đổi, tương trợ, đối thoại và hiệp nhất với người khác. Ðây là cách thế thể hiện tình yêu của Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ yêu thương con người từ trời cao, Ngài đã hóa thân làm người, Ngài đã trở nên giống loài người chúng ta trong mọi sự, ngoại trừ tội lỗi. Ngài đã biết thế nào là đói, Ngài đã biết thế nào là khóc. Quả thật, Chúa Giêsu đã làm người và đã chỉ cho chúng ta cách sống cho ra người. Sống đích thực là có thể quên mình. Làm người thực sự là có thể đặt mình vào hoàn toàn trong đời sống con người và chấp nhận trao đổi.
Mùa Chay chúng ta có dịp chiêm niệm mầu nhiệm khổ nạn của Chúa Giêsu. Trên thập giá Ngài đã thực sự sống trọn thân phận con người. Sự cảm thông và lòng thương xót đã được Thiên Chúa thể hiện một cách trọn vẹn qua cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Trong mầu nhiệm này, chúng ta được mời gọi để lấy sự cảm thông và tha thứ mà đối xử với nhau.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin cho chúng con biết đau với niềm đau của người khác, biết khắc khoải với nỗi khắc khoải của người khác ngõ hầu được tham dự một cách thâm sâu vào mầu nhiệm tử nạn của Chúa. Amen.
Đặng Thế Dũng
_
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire